Trồng răng nanh bao nhiêu tiền và chọn phương pháp nào hợp lý?
Mất răng, nhất là răng nanh thường ảnh hưởng khá nhiều tới yếu tố thẩm mỹ và khiến việc ăn nhai hàng ngày. Do đó, việc trồng răng nanh được khá nhiều người lựa chọn để phục hồi chức năng như ban đầu. Nhưng thực tế trồng răng nanh bao nhiêu tiền và chọn phương pháp nào mới hợp lý?
Mất răng nanh gây ra những nguy hiểm gì?
Trong cấu trúc của răng, các răng sẽ đi đôi với nhau như răng tiền, răng cửa, răng hàm. Tuy nhiên, ranh nanh lại thường đứng một mình đơn lẻ. Với những răng đi đôi, trong trường hợp bị mất thì răng còn lại sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ việc ăn nhai. Nhưng trong trường hợp rụng hoặc gãy răng nanh sẽ không có bất cứ răng nào có thể thay thế và đảm nhận chức năng này. Vì thế, nếu hỏng răng này có thể dẫn tới một số những hậu quả sau đây:
- Chức năng xé, cắn thức ăn bị suy giảm nghiêm trọng: Cấu tạo của răng này thường chắc hơn nhiều so với răng cửa. Nó đảm nhiệm chức năng chính là cắn xé những thực phẩm có độ cứng và dai. Do đó, nếu răng nanh bị mất thì các răng cửa sẽ phải hoạt động mạnh và nhiều hơn, sau một thời gian gây ra hiện tượng suy yếu.
- Hệ tiêu hóa bị tác động: Răng nanh mất, điều đó đồng nghĩa với việc chức năng ăn nhai sẽ bị suy giảm. Khi đó thức ăn sẽ không được nhai kỹ khiến cho bao tử, dạ dày bị chịu tác động. Cơ thể khó hấp thu các chất dinh dưỡng, khó tiêu hóa và lâu dần khiến cơ quan tiêu hóa bị tác động.
- Phát âm khó khăn: Một số trường hợp khi phát âm có tiếng ph, th, x, s thường khó đọc tròn vành, rõ tiếng, lâu dần gây ra ngọng.
- Xương hàm tiêu giảm: Răng nanh bị mất trên 4 tháng sẽ làm cho khu vực xương hàm bị tiêu giảm. Khi đó lực nâng đỡ ở những răng kế cận bị mất đi, dễ tạo ra khoảng trống và đổ nghiêng. Vị trí răng nanh đối diện có thể bị trồi lên khiến các răng khác mất cân bằng.
- Tình trạng lão hóa sớm: Xương hàm tiêu giảm làm cho khu vực da ở vị trí mất răng bị hóp, nhăn lại vào bên trong. Người bệnh sẽ thấy gương mặt già hơn so với tuổi.
- Mắc bệnh răng miệng: Răng nanh bị mất, tại khu vực nướu sẽ ứ đọng khá nhiều thức ăn. Lâu ngày không được vệ sinh sẽ hình thành vi khuẩn dẫn tới các triệu chứng như sưng nướu, viêm nhiễm, viêm nha chu…
Trồng răng nanh bao nhiêu tiền? Chi tiết các phương pháp
Thực tế cho thấy, việc trồng răng nanh giá bao nhiêu nó còn phụ thuộc vào việc bạn muốn thực hiện trồng răng thẩm mỹ hay trồng răng phục hình. Mỗi loại sẽ có một mức giá và ưu điểm riêng như sau:
Trồng răng nanh bao nhiêu tiền với răng thẩm mỹ
Trồng răng nanh giả thẩm mỹ được khá nhiều người lựa chọn, giúp người dùng có được nụ cười cuốn hút, duyên dáng.
Đắp mặt răng
Đây là phương pháp thực hiện phục hình răng ở mặt trước. Tại đây, nha sĩ sẽ dùng mặt răng sứ phù hợp với răng thật mà bệnh nhân bị mất. Tiếp đến sử dụng loại keo dán phù hợp để gắn mặt răng này vào phần cùi răng đã được mài mỏng.
Các thực hiện phương pháp này khá đơn giản. Tùy vào chất liệu làm mặt răng mà sẽ có mức giá khác nhau. Thông thường sẽ dao động trong khoảng từ 3 triệu đồng đến 18 triệu đồng/ răng. Với trường hợp răng nanh bị mẻ hoặc sứt nhỏ, các răng nanh có khoảng cách hoặc răng bên cạnh xa nhau có thể lựa chọn phương pháp này.
Xem thêm: Trồng răng sứ nguyên hàm: Ưu nhược điểm, phân loại và chi phí cụ thể
Bọc răng sứ
Phương pháp bọc răng sứ có tác dụng trong việc phục hình răng bằng việc sử dụng mão răng sứ nhằm chế tác sao cho giống hoàn toàn với răng tự nhiên. Hiện nay, răng sứ sẽ có nhiều loại khác nhau. Tùy vào từng tình trạng, nhu cầu và chi phí mà khách hàng có thể lựa chọn loại răng phù hợp. Răng sứ se có 2 loại cơ bản là răng sứ sử dụng 100% sứ và răng sứ kim loại.
Với chất liệu bọc sứ thì giá sẽ dao động từ 1 đến 2,5 triệu đồng. Còn với việc sử dụng răng sứ 100% thì giá sẽ từ 6 đến 10 triệu đồng.
Trồng răng nanh bao nhiêu tiền với răng phục hình
Mất răng nanh sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới thẩm mỹ và sức khỏe của người bệnh. Trồng răng nanh bao nhiêu tiền cũng phụ thuộc vào phương pháp mà bạn lựa chọn.
Hàm giả tháo lắp
Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến ở trong nha khoa, có tác dụng giúp chế tác hàm răng khá đơn giản, dùng các dụng cụ thô sơ. Nha sĩ sẽ dùng máng răng rỗng, trong khuôn có chứa chất liệu bên trong. Khi đó, người bệnh sẽ phải ngậm hoặc cắn máng răng để lấy khuôn răng cho đúng kích thước. Mẫu khuôn này sẽ được thiết kế thành răng giả phù hợp với kích thước của răng nanh.
Ưu điểm của cách trồng răng nanh giả này đó là người bệnh có thể tháo lắp đơn giản, vệ sinh răng miệng dễ dàng. Nhưng phần kim loại của hàm dễ khiến nhiều người xảy ra hiện tượng kích ứng.
Tuổi thọ của hàm thường không cao. Mức giá dao động sẽ khoảng 200 nghìn đồng đến 800 nghìn đồng/ răng. Nếu làm hàm giả thì giá sẽ từ 1 triệu đồng đến 8 triệu đồng/ hàm.
Cầu răng sứ
Phương pháp này dùng 2 răng ở kề nhau làm đầu nối. Nha sĩ sẽ dùng cầu răng tạo điểm tựa giúp cho phần răng bị mất được lấp đầy. Các nha sĩ sẽ thực hiện đo lường và chụp hàm bằng kỹ thuật hiện đại để tính toán chính xác kích thước của răng bị mất. Sau đó tạo ra cầu răng phù hợp với người bệnh trên cung hàm.
Ưu điểm của cách trồng răng nanh ma cà rồng đó là sở hữu tính ổn định, tuổi thọ cao hơn. Nhưng để thực hiện thì đòi hỏi người bệnh phải màu 2 cùi răng của răng kế bên, mặc dù chúng không hề bị tổn thương. Chi phí sẽ dao động trong khoảng 5 triệu đồng/ chiếc răng. Nhưng do phải mài 2 răng bên cạnh nên chi phí tổng sẽ khoảng 15 triệu đồng.
Trồng răng implant
Trồng răng implant được đánh giá là phương pháp hiện đại bậc nhất hiện nay trong việc phục hình răng. Nha sĩ sẽ dùng ống trụ Implant với chất liệu chính từ kim loại titanium giúp cố định ống răng. Phía bên trên có mão răng với kích thước, màu sắc y hệt răng thật.
Theo các chuyên gia đánh giá, phương pháp này thường tương thích cao đói với cơ thể. Người bệnh không hề xảy ra hiện tượng bị gặp phải tác dụng phụ không mong muốn, thời gian kéo dài vĩnh viễn và tuổi thọ cao. Với những trường hợp muốn trồng răng sứ phục hồi có thể tham khảo phương pháp này.
Giá trồng răng nanh hiện nay cũng sẽ phụ thuộc vào loại răng mà khách hàng lựa chọn, với chất liệu sứ kim loại giá sẽ khoảng từ 1 đến 2,5 triệu đồng. Ngoài ra, với răng sứ không kim loại thì giá sẽ dao động trong khoảng từ 5 đến 10 triệu đồng/ răng.
Sau khi trồng răng nanh cần chăm sóc như thế nào?
Sau khi thực hiện trồng răng nanh giả, bạn cần chú ý tới việc chăm sóc răng như sau:
- Sau mỗi bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ cần phải đảm bảo vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ.
- Đánh răng đúng cách bằng việc chải răng theo hình xoay tròn với chiều dọc để mảng bám thức ăn được loại bỏ hoàn toàn.
- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng sau khi ăn xong.
- Mỗi ngày cần đảm bảo uống đủ 2 lít nước để khoang miệng có độ ẩm, không bị hiện tượng khô miệng và nước bọt được kích thích giúp loại bỏ tế bào chết và vi khuẩn.
- Không sử dụng răng nanh quá mạnh để kéo, cắn thực phẩm cứng hoặc dai. Đặc biệt, không nên sử dụng răng để mở nắp chai.
- Tránh những thói quen xấu khiến răng bị tổn hại như hút thuốc lá, nghiến răng, sử dụng cà phê, rượu bia.
Trên đây là thông tin chi tiết liên quan tới trồng răng nanh bao nhiêu tiền và các phương pháp phù hợp cho bạn đọc lựa chọn. Hy vọng bạn đã có thông tin hữu ích để lựa chọn cho mình phương pháp trồng răng đáp ứng yêu cầu và chi phí.
Cùng chuyên mục:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!