Trồng răng sứ là gì? Phân loại & các phương pháp thực hiện chính hiện nay

Hiện nay công nghệ thẩm mỹ nha khoa ngày càng hiện đại và phát triển hơn, mọi người gặp bất cứ vấn đề về răng miệng đều có thể được cải thiện một cách nhanh nhất để tạo nên một khuôn miệng cùng nụ cười đẹp. Trong đó chắc chắn phải kể đến công nghệ trồng răng sứ nhằm thay thế cho chiếc răng đã mất. Và để hiểu hơn về phương pháp này, mời bạn đọc những thông tin hữu ích dưới đây. 

Trồng răng sứ là gì? Đối tượng áp dụng

Trồng răng sứ là một hình thức thẩm mỹ nha khoa, phục hồi chiếc răng bị sứt, bị mẻ, gãy hoặc mất trở lại như ban đầu, đầy đủ và đáp ứng được chức năng nhai cắn như bình thường trên cung hàm. Đặc biệt hình thức rất phù hợp cho những ai bị mất răng và ở vị trí dễ lộ ra bên ngoài, giúp họ khôi phục vẻ tự tin vốn có.

Sở dĩ phương pháp trồng răng sứ thẩm mỹ được rất nhiều người áp dụng hiện hay bởi nó sở hữu những đặc điểm nổi bật như:

  • Phục hồi được tính thẩm mỹ cho hàm răng, tạo nụ cười đẹp. Những người trồng răng sứ hầu như đều rất khó phát hiện nếu họ không nói ra bởi màu sắc của răng, hình dáng đều tương tự như những chiếc răng bình thường, rất tự nhiên và chân thật.
  • Thời gian thực hiện nhanh, khôi phục hàm răng như ban đâu.
  • Răng sứ sau khi trồng vẫn có thể tồn tại rất nhiều năm nếu biết cách chăm sóc.
Người thực hiện trồng răng sứ hiện nay
Người thực hiện trồng răng sứ hiện nay

Theo đó, những đối tượng nên thực hiện phương pháp trồng răng phải kể đến như:

  • Người bị mất một hoặc nhiều chiếc răng cùng lúc do các nguyên nhân khác nhau.
  • Người bị hàm răng thưa thớt, kẽ hở lớn, ảnh hưởng đến chức năng nhai cắn bình thường.
  • Hàm răng bị sứt mẻ, gãy một nửa hoặc 2/3, bị nhiễm vàng không tẩy sạch được.
  • Răng bị sâu, cần tiến hành nhổ bỏ, hút tủy và trồng răng mới.

Những đối tượng không được phép tiến hành trồng răng bao gồm:

  • Trẻ nhỏ dưới 16 tuổi.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc trong giai đoạn cho con bú từ 6 tháng đến 1 năm.
  • Người đang mắc các bệnh lý bẩm sinh như: Tim bẩm sinh, rối loạn thần kinh, bệnh máu khó đông hoặc đang điều trị ung thư.
  • Những người bị nghiện thuốc lá cũng được khuyên không nên trồng răng bởi có thể để lại hậu quả cũng như sau trồng sẽ xuất hiện biến chứng, khó để chăm sóc răng miệng tốt.
Hình thức trồng răng sứ cũng áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau
Hình thức trồng răng sứ cũng áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau

Các loại răng sứ được sử dụng để trồng chính

Hiện nay, các nhà nghiên cứu khoa học đã sáng tạo ra nhiều loại răng sứ để trồng khác nhau. Tùy vào mức độ tài chính có thể chi trả và nhu cầu của mỗi người mà lựa chọn loại răng sứ cho phù hợp nhất.

  • Răng toàn sứ

Trong tất cả các loại răng sứ dùng để trồng thì răng toàn sứ là loại tốt nhất, tính thẩm mỹ cao và chất lượng ổn định nhất. Răng toàn sứ có màu sắc tự nhiên, chân thật, không bị đổi màu sau một thời gian lại không bị dị ứng cho người trồng.

Ngoài ra, chất liệu tạo sứ còn là loại vật liệu công nghệ cao được đảm bảo về khả năng chịu lực, độ bền là tốt nhất rồi mới lắp cho khách hàng. Tuổi thọ của những chiếc răng toàn sứ có thể kéo dài từ 20 – 25 năm, với những người biết cách chăm sóc, chúng còn có thể tồn tại vĩnh viễn.

Răng toàn sứ cho chất lượng và tuổi thọ cao nhất
Răng toàn sứ cho chất lượng và tuổi thọ cao nhất
  • Răng sứ kim loại

Răng sứ kim loại được chế tác với hai chất liệu khác nhau, bên trong là kim loại công nghệ cao thường là Crom – Niken hoặc hợp kim Crom – Coban…và bên ngoài là lớp sứ. Loại răng này có giá thành thấp hơn so với răng toàn sứ, tuổi thọ cũng không cao chỉ khoảng từ 5 – 7 năm. Nhược điểm của loại răng này là sau một thời gian lớp kim loại bên trong có thể bị oxy hóa, khiến nướu bị đen và mất thẩm mỹ.

Thêm vào đó, do cấu trúc không chắc chắn nên răng sứ loại này dễ bị mẻ hơn khi nhai cắn quá mạnh. Thông thường những đối tượng chọn hình thức này chỉ để điều trị bảo tồn lớp răng ở trong, khắc phục từ từ.

  • Răng sứ Titan

Loại răng sứ này cũng giống như răng sứ kim loại nhưng lớp vỏ bên trong được làm bằng hợp kim titan. Nhưng ưu điểm hơn hẳn so với răng sứ kim loại là tuổi thọ cao hơn có thể từ 10 – 15 năm.

  • Răng sứ kim loại đá quý

Loại răng này có lớp phủ bên ngoài làm bằng sứ và bên trong làm bằng một chất liệu là kim loại đá quý thường là vàng. Ưu điểm của loại răng này chính là tuổi thọ cao giống răng toàn sứ, phòng tránh được tình trạng đen lợi sau một thời gian, hạn chế tối đa tình trạng đổi màu răng, tránh được viêm nhiễm.

Tuy nhiên, loại răng này có chi phí rất cao và yêu cầu kỹ thuật cùng người thực hiện phải có tay nghề chuyên môn nhất định. Chính vì thế hiện nay nếu so sánh giữa các loại răng sứ khác thì khá ít khách hàng chọn loại răng sứ kim loại đá quý.

Hình thức trồng răng sứ có tốt không?

Để giải đáp chính xác vấn đề trồng răng sứ có tốt hay không, có nên trồng răng sứ không, bạn cần biết về những ưu và nhược điểm của phương pháp này mang lại. Cụ thể như sau:

Ưu điểm

Trồng răng sứ có rất nhiều ưu điểm và được đánh giá là phương pháp thẩm mỹ nha khoa hiện đại nhất hiện nay:

  • Tính thẩm mỹ cao

Răng miệng có rất nhiều chức năng không chỉ để đáp ứng nhu cầu nhai cắn thức ăn, ảnh hưởng đến giọng nói mà còn là tính thẩm mỹ cho toàn bộ gương mặt. Ví dụ, một người trẻ bị mất chiếc răng cửa, sẽ khiến họ bị tự ti trong mọi hoạt động của cuộc sống hằng ngày.

Lúc này việc trồng răng sứ chính là cách tốt nhất để giải quyết tình trạng này. Thêm vào đó, chất liệu sứ có màu gần giống với răng thật nên khi trồng cũng sẽ tạo cảm giác tự nhiên.

Ngoài ra ngay cả những trường hợp bị sâu răng, răng ố vàng, xỉn màu và việc tẩy trắng răng không mang lại hiệu quả như mong muốn thì trồng răng sứ cũng sẽ giải quyết nhanh vấn đề này.

Trồng răng sứ có tính thẩm mỹ vô cùng cao
Trồng răng sứ có tính thẩm mỹ vô cùng cao
  • Đảm bảo độ bền và an toàn nhất

Răng sứ là một trong những loại răng bằng chất liệu nhân tạo có tuổi thọ cao nhất hiện nay. Trung bình nếu bạn biết cách chăm sóc vệ sinh răng miệng chúng có thể được duy trì từ 7 – 20 năm, thậm chí là lâu hơn nữa.

Thêm vào đó, chất liệu răng sứ rất thân thiện với con người, chúng không gây kích ứng, dị ứng hay bị đào thải trong môi trường cơ thể. Đồng thời chất liệu này cũng đã được nghiên cứu cẩn thận và được phép cấy tạo trong khoang miệng mà không gây bất cứ khó khăn, biến chứng gì.

  • Vẫn đảm bảo chức năng nhai cắn tốt

Nhiều người thường cho rằng, việc trồng răng sứ sẽ không mang lại hiệu quả nhai cắn tốt. Thực tế đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, chất liệu răng sứ vô cùng cứng cáp, khả năng chịu lực tốt, đảm bảo giúp người trồng vẫn sinh hoạt, ăn uống như bình thường.

Thêm vào đó, chất liệu sứ lại còn có khả năng chịu nhiệt rất tốt, không dễ dàng bị oxy hóa hay axit bào mòn, lại khó bị mảng bám. Chính vì thế, chiếc răng sứ có thể hoạt động như một chiếc răng bình thường khác.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì trồng răng sứ cũng sẽ tồn tại một số những nhược điểm nhất định. Phải kể đến như:

  • Gây áp lực lên những chiếc răng thật bên cạnh

Đây là vấn đề mà chắc chắn người thực hiện trồng răng giả sẽ phải chịu đựng. Khi trồng răng dù là với phương pháp cầu nối răng hay trồng răng bằng công nghệ Implant thì cũng phần nào ít nhiều tác động đến những chiếc răng thật bên cạnh. Đặc biệt nhiều trường hợp, người bệnh phải tiến hành bào mòn một ít răng chỉ để lại cấu trúc xương và tủy răng, tiếp đó tiến hành chụp mão răng lên trên.

  • Răng yếu là nhạy cảm hơn

Đây không chỉ là nhược điểm mà cũng là hậu quả trồng răng sứ mà người thực hiện sẽ cảm thấy rất rõ ràng. Bởi bao giờ cũng thế, việc can thiệp công nghệ nha khoa vào răng miệng cũng sẽ khiến những chiếc răng trở nên nhạy cảm hơn. Mặc dù vẫn đảm bảo chức năng nhai cắn, chịu nhiệt, nhưng vào một thời điểm nào đó, thì trồng răng sứ sẽ khiến những chiếc răng thật bên cạnh trở nên nhạy cảm, ê buốt hơn.

Răng bên cạnh sẽ yếu và nhạy cảm là một trong những nhược điểm
Răng bên cạnh sẽ yếu và nhạy cảm là một trong những nhược điểm
  • Tiêu xương hàm

Một trong những nhược điểm của việc trồng răng sứ chính là không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm. Khi đó, xương hàm bị tiêu đi, khiến chân răng nhô ra bên ngoài và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh tấn công gây hư hại chân răng.

Mặc dù còn tồn tại một số những nhược điểm nhưng về cơ bản, trồng răng sứ vẫn là phương pháp phục hồi chức năng răng, định hình lại răng một cách tốt và hiện đại nhất hiện nay. Nếu so sánh với những loại chất liệu trồng răng khác thì chất liệu sứ được đánh giá cao và áp dụng nhiều.

Các phương pháp trồng răng sứ hiện nay

Hiện nay để trồng được răng sứ có 3 phương pháp khác nhau là làm cầu răng sứ, sử dụng hàm giả và cấy ghép Implant. Mỗi hình thức sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau cũng như quy trình thực hiện không giống nhau. Cụ thể như sau:

Trồng răng sứ sử dụng hàm giả

Sử dụng hàm giả cũng là một hình thức được xếp vào phương pháp trồng răng sứ áp dụng nhiều hiện nay. Đây cũng là phương pháp có mức chi phí thấp nhất hiện nay. Cấu tạo của hàm gồm hai phần là phần hàm được làm bằng nhựa hoặc kim loại và phần răng được làm bằng chất liệu sứ. Theo đó, khi thực hiện, khách hàng sẽ được lắp một hàm giả có cấu tạo giống hàm thật với chiếc răng sứ được cố định. Hàm giả sẽ được đóng và bám chắc vào hàm thật để thực hiện chức năng ăn uống bình thường.

Quy trình thực hiện:

  • Bác sĩ thăm khám và nhận định tình hình răng miệng hiện tại, lấy dấu hàm ở chiếc răng bị mất đi.
  • Sau khi thiết kế được hàm giả sẽ hướng dẫn lắp đặt và tháo ra cho người trồng.
  • Nha sĩ cũng sẽ có nhiều lưu ý đối với người sử dụng để tránh làm thương tổn hàm giả và kéo dài thời gian sử dụng.
Răng sứ sử dụng hàm giả
Răng sứ sử dụng hàm giả

Ưu điểm lớn nhất của việc dùng hàm giả chính là có thể tháo lắp để vệ sinh dễ dàng nhất. Tuy nhiên, hình thức này không được nhiều người lựa chọn vì tạo cảm giác mất tự nhiên, hơn nữa răng giả khá yếu nên không được tác động lực mạnh có thể gây vỡ hàm. Nhiều trường hợp răng và hàm có thể bị rơi ra khi ăn, nhai, cắn hoặc nói chuyện hằng ngày.

Hình thức làm cầu răng sứ

Cầu răng sứ là hình thức trồng răng sứ cổ điển nhất hiện nay có thể áp dụng cho trường hợp bị mất một hoặc nhiều răng trên cung hàm, phục hồi được chức năng răng miệng như ban đầu. Theo đó, nha sĩ sẽ tiến hành đúc nhiều mão răng với nhau và dán cố định ở hai vị trí của răng thật liền kề bằng cement nha khoa chuyên dụng, muốn tháo ra cần dụng cụ chuyên nghiệp.

Quy trình thực hiện như sau: 

  • Sửa soạn răng: Hai chiếc răng trụ chính là răng thật ở liền kề chiếc răng bị mất sẽ được mài đi một lượng vừa đủ sao cho nâng đỡ được cầu răng.
  • Lấy dấu răng: Nha sĩ tiến hành lấy dấu răng khi đã mài xong và thiết kế cầu răng sứ phù hợp nhất. Đồng thời, thực hiện đặt cầu răng tạm cho khách hàng.
  • Khi lần quay lại tiếp theo, cầu răng sứ đã hoàn thiện, nha sĩ tháo cầu răng tạm và lắp cầu răng chuẩn vào, dùng dụng cụ nha khoa và thiết bị chuyên nghiệp để cố định bằng cement chuyên dụng.

Ưu điểm của hình thức này là phục hồi được hình dáng răng, cảm nhận được chức năng răng giống như thật. Phương pháp này cũng có chi phí không quá cao, thời gian thực hiện chỉ mất vài buổi thăm khám. Còn nhược điểm chính là sẽ tác động và gây biến chứng ở hai chiếc răng khỏe mạnh liền kề khi chúng bị bào mòn một phần lớp ở ngoài. Và sau này phần cùi răng sẽ không bao giờ có thể phục hồi lại như ban đầu được nữa.

Phương pháp cầu răng sứ được nhiều người áp dụng
Phương pháp cầu răng sứ được nhiều người áp dụng

Phương pháp cấy ghép Implant hiện đại nhất

Phương pháp trồng răng sứ cao cấp, hiện đại nhất hiện nay chính là cấy ghép Implant. Hình thức này áp dụng cho tất cả các trường hợp mất răng 1 hoặc nhiều cái, răng sứt mẻ, sâu răng,… Theo đó cấy ghép Implant chính là việc phẫu thuật để đặt một trụ Implant vào khung xương hàm, sau đó lắp mão răng ở bên trên tạo thành một khối thống nhất và bền vững. Chất liệu của Implant được làm bằng titanium thay thế cho chân răng bị mất, rất an toàn, không kích ứng không gây tác dụng phụ.

Quy trình thực hiện:

  • Phẫu thuật để đặt trụ Implant, bác sĩ sẽ tiến hành mở xương ổ răng và đặt chân răng nhân tạo hay Implant vào bên trong.
  • Thời gian chờ đợi để vết mổ đặt trụ lành lại phải mất từ vài tuần đến vài tháng còn phục thuộc vào tình trạng của mỗi người.
  • Sau thời gian này sẽ gắn phục hình răng giả bằng chất liệu sứ được cố định trên Implant bằng ốc vít và keo dán chuyên dụng. Thực hiện xong răng sứ giả sẽ giống như thật, vừa khít hai bên với những chiếc răng liền kề khác.

Ưu điểm của việc trồng răng sứ bằng công nghệ cấy ghép Implant chính là tính tự nhiên rất cao, phục hồi được chức năng và cấu trúc như ban đầu. Không gây ảnh hưởng đến những chiếc răng bình thường ở bên cạnh. Thêm vào đó, Implant nhân tạo còn ngăn cản quá trình tiêu xương cho người thực hiện, mang lại vẻ trẻ trung, tự nhiên vốn có.

Nhược điểm của hình thức chính là chi phí tương đối cao và không phải ai cũng có thể thực hiện. Chỉ những người thực sự khỏe mạnh không mắc bệnh lý về tiểu đường, máu, bạch cầu,.. mới có thể thực hiện.

Công nghệ cấy ghép trụ Implant
Công nghệ cấy ghép trụ Implant

Trồng răng sứ hết bao nhiêu tiền? Ở đâu uy tín

Trồng răng sứ hết bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng của mỗi người cũng như chất liệu răng sứ bạn lựa chọn để trồng. Nhìn chung chi phí cho một ca trồng răng sẽ phụ thuộc vào chất liệu răng sứ lựa chọn và công nghệ thực hiện.

Trong các loại răng sứ hiện nay thì răng sứ kim loại đá quý là loại cao nhất có thể lên đến hơn 20 triệu một chiếc răng, còn những loại còn lại sẽ giao động từ 2 – 10 triệu một chiếc. Ngoài ra công nghệ trồng răng sứ thì như đã nói ở trên dùng hàm giá có mức chi phí thấp nhất chỉ dưới 10 triệu đồng, nhưng công nghệ cấy ghép Implant thì mức giá sẽ cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên đi kèm với đó là chế độ bảo hành cũng sẽ được áp dụng cho người thực hiện.

Lưu ý cho một số trường hợp áp dụng cấy ghép Implant nhưng do tình trạng răng miệng không đáp ứng được việc cấy trụ, nha sĩ sẽ tiến hành nâng xoang, ghép xương,.. tùy vào từng trường hợp để đảm bảo cấy được trụ. Khi đó khách hàng thực hiện trồng răng sứ sẽ phát sinh thêm một số các chi phí nhất định ngoài lề.

Bên cạnh đó, chi phí cho một ca trồng răng sứ còn phụ thuộc vào địa chỉ thực hiện. Hiện nay tại các bệnh viện tư, công hay phòng khám nha khoa đều có dịch vụ này. Tùy vào nhu cầu của mỗi người để lựa chọn địa chỉ cho phù hợp nhất. Dưới đây là một số đơn vị mà bạn có thể đặt niềm tin thực hiện trồng răng sứ:

  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương tại khoa cấy ghép Implant: Địa chỉ tại số 40 đường Tràng Thi thủ đô Hà Nội.
  • Nha khoa Quốc tế Việt Pháp cơ sở tại số 69 đường Trần Đăng Ninh, Quận Cầu Giấy.
  • Nha khoa Paris đảm bảo chất lượng và độ uy tín có địa chỉ tại số 39 đường Quang Trung và số 12 đường Thái Thịnh – Thái Hà.
  • Viện Công Nghệ Nha Khoa Thẩm Mỹ Shinbi tại số 33 trên đường Trần Quốc Toản, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Nha khoa VIET SMILE cơ sở Hà Nội ở số 229 đường Giáp Nhất, Quận Thanh Xuân.
Chi phí trồng răng sứ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Chi phí trồng răng sứ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Lưu ý sau khi thực hiện để kéo dài tuổi thọ cho răng

Sau khi thực hiện trồng răng, khách hàng cần đặc biệt chú ý một số những vấn đề sau. Điều này vừa giúp nâng cao tuổi thọ của răng, giảm đau và nhanh chóng ổn định mọi chức năng của răng mới trồng. Cụ thể như sau:

  • Sau khi trồng có thể bị sưng đau, bạn dùng khăn bọc đá để chườm lên giảm đau nhẹ nhàng.
  • Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ để giảm đau.
  • Tránh vận động mạnh sau khi thực hiện trồng răng nhất là khi ứng dụng công nghệ cấy ghép Implant.
  • Không hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, các loại chất kích thích sau khi trồng.
  • Tốt nhất trong thời gian đợi trụ Implant lành lại thì không nên nhai thức ăn ở bên hàm trồng để tránh thức ăn rơi xuống trụ. Ăn uống nhẹ nhàng, thanh đạm và uống nhiều nước trong giai đoạn này.
  • Tránh những va đập và tác động mạnh ở răng mới trồng.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cẩn thận và thường xuyên để loại bỏ hết vụn thức ăn, mảng bám.
  • Tái khám định kỳ theo đúng yêu cầu của nha sĩ.

Trên đây là những thông tin về vấn đề trồng răng sứ từ chất liệu, phương pháp thực hiện đến quy trình chi phí thực hiện. Hy vọng qua đây giúp bạn hiểu hơn về kỹ thuật này trước khi quyết định có nên thực hiện hay không.

4.9/5 - (10 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo