Trồng răng khểnh giá bao nhiêu? Lưu ý khi trồng răng khểnh

Trồng răng khểnh là phương pháp không còn xa lạ hiện nay. Nhiều người mong muốn sở hữu nụ cười duyên dáng bằng cách này nhưng còn phân vân không biết trồng răng khểnh giá bao nhiêu. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu chi phí trồng răng khểnh và những lưu ý cần biết.

Trồng răng khểnh giá bao nhiêu? Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trồng răng khểnh

Với sự phát triển của công nghệ nha khoa, các bác sĩ không khó để đem đến cho bạn một chiếc răng khểnh tự nhiên. Việc trồng răng khểnh giá bao nhiêu còn tùy theo một số yếu tố và yêu cầu của mỗi khách hàng. Dưới đây là một số phương pháp và chi phí trồng răng khểnh phổ biến hiện nay.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trồng răng khểnh

Để có một chiếc răng khểnh duyên dáng, bước đầu tiên, bạn cần xác định các tiêu chí ảnh hưởng đến chi phí trồng răng khểnh. Thông thường, mức giá của trồng răng khểnh sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như sau:

Tùy thuộc vào tình trạng răng 

Tình trạng răng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định trồng răng khểnh giá bao nhiêu. Nếu bạn đã có sẵn răng khểnh, chi phí cho trường hợp này sẽ thấp hơn so với những người bị không có hoặc bị mất.

Đối với trường hợp mất răng, các phương pháp trồng răng khểnh sẽ phức tạp, đòi hỏi bác sĩ tay nghề cao, máy móc công nghệ hiện đại hơn.

Cơ sở vật chất, hệ thống máy móc

Ngoài tay nghề bác sĩ, cơ sở vật chất và hệ thống máy móc là yếu tố tiếp theo quy định giá trồng răng khểnh. Các thiết bị hiện đại, công nghệ cao sẽ cho kết quả khám chữa chất lượng hơn so với máy móc truyền thống và mức giá bạn cần bỏ ra sẽ nhiều hơn. Bên cạnh đó, hệ thống trang thiết bị hiện đại cũng rút ngắn thời gian trồng răng, từ đó giúp bạn sớm sở hữu nụ cười duyên dáng.

Tay nghề bác sĩ là yếu tố mang tính quyết định đến việc trồng răng khểnh giá bao nhiêu
Tay nghề bác sĩ là yếu tố mang tính quyết định đến việc trồng răng khểnh giá bao nhiêu

Tay nghề bác sĩ

Trình độ chuyên môn của bác sĩ là một yếu tố không thể bỏ qua khi nói về chi phí trồng răng khểnh. Một bác sĩ có chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác và tư vấn phương pháp phù hợp với bạn nhất.

Bên cạnh đó, một bác sĩ tốt sẽ thực hiện một cách cẩn thận và tỉ mỉ hơn, hạn chế những tổn thương mô mềm và các dây thần kinh xung quanh răng. Từ đó, bác sĩ cũng sẽ lường trước được những tình huống xấu có thể xảy ra và xử lý kịp thời. Vì vậy chi phí trồng răng khểnh cũng cao hơn.

Trồng răng khểnh giá bao nhiêu bằng phương pháp đắp Composite?

Kỹ thuật truyền thống và đơn giản nhất để đem lại một chiếc răng khểnh như ý đó là đắp Composite. Đây là phương pháp trồng răng khểnh đầu tiên xuất hiện, cho đến nay đắp Composite vẫn được ưa chuộng vì những ưu điểm nổi bật như: Giá thành rẻ, không gây đau đớn, an toàn.

Khi trồng răng khểnh bằng phương pháp này, bác sĩ sẽ trám một miếng Composite dẻo lên bề mặt răng. Chỉ với một bước đơn giản, bạn đã có ngay một chiếc răng khểnh mà không cần chịu đau đớn hay xâm lấn.

Tuy nhiên, tuổi thọ và tính thẩm mỹ của đắp Composite rất thấp. Vì màu trắng của miếng trám rất nhanh bị ngả vàng. Thậm chí một số người còn gặp một số vấn đề răng miệng sau khi đắp Composite.

Hiện nay trên thị trường, chi phí trồng răng khểnh bằng phương pháp đắp Composite rất tiết kiệm, chỉ khoảng dưới 1.000.000 đồng/chiếc.

Trồng răng khểnh giá bao nhiêu khi bọc răng sứ?

Tương tự như đắp Composite, nếu bạn vẫn còn răng khểnh và muốn chỉnh lại thì có thể lựa chọn phương pháp bọc răng sứ.

Khi thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ chiếc răng khểnh, sau đó đo đạc tỷ lệ cẩn thận và chụp một mão sứ lên trên.

Răng khểnh bọc sứ có độ bền và tính thẩm mỹ tốt hơn đắp Composite, do đó chi phí thực hiện cũng cao hơn
Răng khểnh bọc sứ có độ bền và tính thẩm mỹ tốt hơn đắp Composite, do đó chi phí thực hiện cũng cao hơn

Bọc răng sứ được đánh giá tốt hơn đắp Composite vì độ thẩm mỹ cao: Màu sắc đẹp, độ gợn tự nhiên, hài hòa với cả hàm răng. Bên cạnh đó, một chiếc răng khểnh bọc sứ cũng sẽ bền hơn, bạn có thể sử dụng trong một thời gian dài mà không lo bong tróc hay gây hôi miệng.

Chi phí trồng răng khểnh bằng phương pháp bọc sứ sẽ phụ thuộc vào chất liệu của mão sứ bạn lựa chọn. Thông thường, một chiếc răng khểnh bọc sứ sẽ dao động trong khoảng từ 1.500.000 – 7.000.000 đồng.

Xem thêm:

Dùng phương pháp cầu răng sứ để trồng răng khểnh hết bao nhiêu tiền?

Nếu bạn bị mất răng, muốn trồng lại răng khểnh với mức giá tiết kiệm thì có thể tham khảo làm cầu răng sứ. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành mài hai răng kế bên để làm trụ đỡ, sau đó dùng một cầu gồm răng bọc lên trên. Điều kiện để trồng răng khểnh bằng cầu răng sứ là hai răng trụ phải thật khỏe mạnh và mọc đúng vị trí.

Trồng răng bằng cầu sứ có ưu điểm là độ bền và tính thẩm mỹ cao, răng khểnh sau khi trồng có màu sắc tự nhiên, hài hòa với những răng còn lại.

Tuy nhiên, phương pháp này có một số nhược điểm như: Dễ bị xô lệch khi dùng lực mạnh, không ngăn được tình trạng tiêu xương hàm và vẫn gây các vấn đề về răng miệng.

Giá thành của trồng răng khểnh bằng cầu sứ sẽ gấp ba lần so với phương pháp bọc sứ thông thường. Số tiền mà bạn phải chi trả dao động trong khoảng từ 6.000.000 – 20.000.000 đồng/ca.

Giá trồng răng khểnh bằng phương pháp làm trụ Implant

Cấy trụ Implant được coi là phương pháp hiện đại và tối ưu nhất để trồng răng khểnh. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành cấy một trụ titanium vào vị trí chân răng đã mất, phía trên bề mặt răng được phục hình bằng mão sứ.

Răng khểnh trồng bằng phương pháp làm trụ Implant có tuổi thọ cao, thậm chí là vĩnh viễn
Răng khểnh trồng bằng phương pháp làm trụ Implant có tuổi thọ cao, thậm chí là vĩnh viễn

Răng khểnh sau khi hoàn thành sẽ đứng độc lập, không ảnh hưởng đến những răng còn lại, màu sắc, hình dáng và khả năng ăn nhai tương tự như răng thật.

Ngoài ra, trồng răng khểnh bằng phương pháp làm trụ Implant cũng ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm, có độ bền cao, thậm chí là vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt. Chính vì vậy, phương pháp này đang được rất nhiều người lựa chọn hiện nay.

Vì là phương pháp hiện đại nhất hiện nay, đòi hỏi bác sĩ tay nghề cao và máy móc tiên tiến nên chi phí thực hiện cũng cao hơn so với các phương pháp còn lại. Tùy thuộc vào chất liệu của trụ cũng như mão sứ, một chiếc răng khểnh hoàn thành sẽ có giá từ 20.000.000 – 40.000.000 đồng/chiếc.

Một số lưu ý cần biết khi trồng răng khểnh

Trồng răng khểnh giúp chúng ta có nụ cười tự tin, duyên dáng hơn. Nhưng để có một chiếc răng khểnh không chỉ đẹp mà còn khỏe mạnh, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Lựa chọn nha khoa uy tín khi thực hiện: Điều đầu tiên bạn cần lưu ý là hãy lựa chọn một địa chỉ tin cậy để trồng răng khểnh. Với đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao và hệ thống máy móc hiện đại, kết quả khám chữa của bạn sẽ chất lượng hơn, hạn chế những sai sót hay biến chứng trong quá trình thực hiện.
  • Chăm sóc răng miệng cẩn thận: Sau khi trồng răng khểnh, bạn cần chăm sóc răng miệng thật kỹ để ngăn chặn các vấn đề về răng miệng. Ngoài việc đánh răng 2 lần/ngày, bạn nên sử dụng thêm các công cụ làm sạch khác như: Chỉ nha khoa, máy tăm nước, bàn chải kẽ răng,… để đảm bảo loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám trên bề mặt sứ. Chăm sóc răng miệng tốt cũng là cách để duy trì tuổi thọ cho răng khểnh của bạn.
Vệ sinh răng miệng cẩn thận là một trong những cách hữu hiệu để duy trì tuổi thọ của răng khểnh đã trồng
Vệ sinh răng miệng cẩn thận là một trong những cách hữu hiệu để duy trì tuổi thọ của răng khểnh đã trồng
  • Có chế độ ăn uống hợp lý: Bạn không nên ăn thường xuyên các món ăn quá dai cứng hay dùng cà phê, đồ uống có cồn. Những loại thực phẩm và đồ uống này sẽ khiến chất lượng răng khểnh giảm sút và mão sứ không giữ được màu.
  • Khám nha khoa định kỳ: Tối thiểu 6 tháng đi khám và kiểm tra răng một lần là điều cần làm khi bạn trồng răng khểnh. Lúc này, các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của răng khểnh, từ đó kịp thời phát hiện và xử lý nếu có vấn đề.

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi trồng răng khểnh giá bao nhiêu. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn đưa ra được lựa chọn phù hợp với mình. Bạn có thể đến nha khoa để nhận được sự tư vấn cụ thể và chính xác hơn.

Bài viết liên quan:

4.9/5 - (7 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo