Ê buốt răng cảnh báo bệnh gì và cách khắc phục hiệu quả nhất

Ê buốt răng là triệu chứng thường diễn ra khá đột ngột, trong thời gian ngắn khiến cho người bệnh khi ăn uống không được thoải mái. Vậy dấu hiệu này cảnh báo bệnh gì và cách xử lý như thế nào mới hiệu quả nhất?

Ê buốt chân răng là bệnh gì?

Ê buốt răng còn có tên gọi khác là răng nhạy cảm. Đây là hiện tượng chân răng bị ê buốt hoặc quá cảm ngà. Khi ăn đồ lạnh, nóng, chua, ngọt hoặc hít thở với thời tiết lạnh thường khiến bạn cảm thấy đau răng hoặc ê buốt. Điều này cho thấy răng của bạn đang vô cùng nhạy cảm.

Ê buốt răng còn có tên gọi khác là răng nhạy cảm
Ê buốt răng còn có tên gọi khác là răng nhạy cảm

Nếu như triệu chứng không được phát hiện, có phương án điều trị kịp thời có thể khiến cho ê buốt bị tích lũy lâu ngày, càng về sau càng thêm nặng dẫn tới viêm tủy. Bên cạnh đó, nó cũng khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu mỗi khi ăn uống.

Nguyên nhân ê buốt răng là gì?

Với câu hỏi răng ê buốt vì sao? Sau đây sẽ là một số những nguyên nhân gây ra triệu chứng này:

Đánh răng không đúng cách

Đây là một trong những nguyên nhân bị khiến răng ê buốt phổ biến nhất. Đặc biệt, khi sử dụng bàn chải lông cứng, đánh răng mạnh hoặc nhiều lần trong ngày. Nó khiến cho men răng bị mòn, điều đó dẫn tới những phân tử từ thức ăn hàng ngày tiếp xúc vào trong tủy khiến cho răng bị ê buốt, nhạy cảm hơn.

Thói quen dùng nước súc miệng lâu ngày

Cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi trồng răng
Cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi trồng răng

Trong một số loại nước súc miệng thường có chứa hàm lượng axit cao. Trong trường hợp bị lộ ngà răng ra ngoài sẽ khiến bạn xuất hiện triệu chứng ê buốt mỗi khi súc miệng. Lúc này răng trở nên rất nhạy cảm, lớp ngà răng cũng bị tổn thương nặng hơn.

Thường xuyên nghiến răng

Người thường xuyên nghiến răng khiến cho men răng ngày càng bị mòn đi và kéo theo răng bị ê buốt. Lúc này 2 hàm răng sẽ bị siết và ghì vào nhau tạo ra áp lực rất lên lên răng, nó có thể phát ra tiếng kêu. Nghiến răng thường xảy ra vào buổi đêm khi ngủ một cách vô thức.

Thói quen ăn thực phẩm chứa axit

Các thực phẩm có chứa hàm lượng axit sẽ tác động trực tiếp tới men răng gây ra ê buốt. Các thực phẩm được đánh giá có tính axit cao gồm có đường, ngũ cốc, chế phẩm từ sữa, cá, soda, protein, đồ uống ngọt… Nếu không có phương án vệ sinh răng miệng hợp lý, những mảng bám sẽ tích tụ ở trên bề mặt răng gây ra các bệnh lý như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu… điều đó khiến cho bào mòn men răng gây ê buốt răng.

Bệnh lý về răng miệng

Một số bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, tụt nướu, mẻ răng, nứt răng sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công vào bên trong khoang miệng. Khi đó nhiễm trùng sẽ xảy ra ngày càng nghiêm trọng, dẫn tới tình trạng áp xe chân răng.

Thực hiện thủ thuật nha khoa

Sau khi làm láng chân răng, cạo vôi răng, bọc mão răng giả cũng có thể khiến răng bị ê buốt. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ biến mất sau khoảng 4 cho tới 6 tuần. Bạn hãy liên hệ nha sĩ để được tư vấn về cách chăm sóc răng miệng hợp lý.

Cách chữa ê buốt răng như thế nào hiệu quả?

Để điều trị đau răng ê buốt, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:

Cách chữa ê buốt răng từ thảo dược tự nhiên

Các thảo dược tự nhiên được đánh giá là lành tính, giúp giảm triệu chứng hiệu quả:

Tỏi

Trong tỏi được biết tới có chứa hàm lượng Allicin và Florua giúp sát trùng hiệu quả. Ngoài ra, nó còn có công dụng trong việc ngăn chặn tác động từ bên ngoài như đồ ăn lạnh, cay nóng. Bạn chỉ cần bóc vỏ tỏi, thái thành lát mỏng rồi chà trực tiếp lên khu vực răng bị ê buốt. Mỗi ngày thực hiện cách này 3 lần sẽ thấy triệu chứng giảm đi đáng kể.

Lá trà xanh

Trong lá trà xanh có chứa hàm lượng axit tannic, florua, catechin. Nó có công dụng trong việc hỗ trợ tái tạo lớp men protein và giảm ê buốt răng rất tốt. Nhiều người thường áp dụng bài thuốc này hơn việc dùng tỏi vì không bám mùi và khá lành tính.

Trong lá trà xanh có chứa hàm lượng axit tannic, florua, catechin
Trong lá trà xanh có chứa hàm lượng axit tannic, florua, catechin

Bạn sử dụng lá trà xanh tươi rửa sạch, sau đó nhai trong vòng 5 phút để các tinh chất có thể hòa quyện vào bên trong. Sau đó súc miệng lại với nước ấm, áp dụng thực hiện 3 lần mỗi ngày.

Quả óc chó

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong nhân của quả óc chó có chứa canxi, axit linoleic, phốt pho giúp dây thần kinh răng giảm kích thích.

Để giảm triệu chứng răng ê buốt bạn cần phải vệ sinh răng sạch sẽ, sau đó nhai khoảng 20 quả óc chó trong thời gian 5 phút rồi nuốt từ từ. Mỗi ngày thực hiện khoảng 2 lần để hiệu quả đạt được cao nhất.

Lá ổi

Đây là thảo dược có chứa hàm lượng astringents dồi dào. Chất này đóng vai trò trong việc kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Trong dân gian, lá ổi cũng thường được dùng để điều trị nhiều bệnh lý về răng miệng.

Muốn cơn ê buốt chấm dứt, bạn có thể sử dụng lá ổi non nhai trực tiếp trong vòng vài phút hoặc sử dụng lá ổi đun với nước và muối rồi súc miệng mỗi ngày.

Chữa răng ê buốt với bài thuốc đông y

Một số bài thuốc đông y giúp giảm triệu chứng răng đang bị ê buốt gồm có:

Bài thuốc 1

Chữa ê buốt răng với bài thuốc đông y
Chữa ê buốt răng với bài thuốc đông y

Sử dụng 20g bồ công anh, 16g hạ khô thảo, 12g ngưu bàng tử, 8g bạc hà, 16g kim ngân hoa, 8g gai bồ kết. Toàn bộ nguyên liệu đem sắc thành thang uống trong ngày. Chia ra uống 2 lần vào buổi sáng và chiều sau khi ăn.

Bài thuốc 2

Sử dụng 12g sinh địa, 12g kỷ tử, 12g sa sâm, 12g huyền sâm, 12g ngọc trúc, 12g thăng ma, 16g kim ngân hoa, 8g bạch thược. Toàn bộ nguyên liệu đem sắc thành thang, chia ra làm 2 lần uống trong ngày. Thực hiện trong vòng 7 đến 10 thang sẽ thấy hiệu quả. Bài thuốc này thường được chỉ định dành cho những trường hợp ê buốt ở chân răng ở mức độ nặng, chân răng viêm ít, sưng đỏ, miệng có mùi hôi, đầu lưỡi đỏ, họng khô.

Chữa ê buốt với tây y

Nếu thấy răng bị ê buốt lâu ngày, kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm thì cách tốt nhất bạn nên tới gặp nha sĩ để được thăm khám, điều trị kịp thời. Tùy vào từng triệu chứng mà cách điều trị gồm có:

Trường hợp ê buốt nhẹ

  • Người bệnh có thể sử dụng kem đánh răng giúp giảm ê buốt. Các thành phần có trong kem đánh răng sẽ giúp giảm cảm giác từ bề mặt răng tới dây thần kinh. Tuy nhiên, bạn cần phải hỏi ý kiến nha sĩ khi sử dụng.
  • Gel chống ê buốt cũng được đánh giá cao trong việc giảm ê buốt hiệu quả. Bạn có thể tìm các loại gel này ở phòng khám răng, nhà thuốc đều có.

Trường hợp mòn men răng

Ê buốt do mòn men răng nha sĩ sẽ thực hiện tái khoáng cho bệnh nhân. Phương pháp này có tác động trong việc giảm bớt sự ê buốt bằng việc sử dụng men răng nhân răng vào khu vực răng đang bị ê buốt.

Trường hợp mòn răng, sâu răng

Tới gặp nha sĩ để thăm khám và có phương án điều trị phù hợp
Tới gặp nha sĩ để thăm khám và có phương án điều trị phù hợp

Răng bên ngoài bị mòn, ngà răng lộ ra ngoài hoặc sâu răng cũng sẽ gây ra ê buốt tùy từng mức độ. Lúc này giải pháp tốt nhất là thực hiện trám răng để che đi khu vực răng tổn thương, đồng thời bảo vệ cấu trúc phía bên trong. Bên cạnh việc đắp vật liệu trám lên trên bề mặt, nha sĩ còn loại bỏ vi khuẩn gây ra sâu răng. Lúc này trên bề mặt răng sẽ có màu đen, nâu đen hoặc trên răng có vết trắng.

Trường hợp mòn chân răng

Nếu chân răng bị mòn thì việc trám răng sẽ không đem tới hiệu quả. Lúc này người bệnh sẽ được chỉ định bọc răng sứ thẩm mỹ để ngăn chặn tình trạng ê buốt, bảo vệ răng khỏi tác động và tạo hình giúp hàm răng đẹp hơn.

Trường hợp viêm tủy

Sâu răng ở mức độ nặng sẽ dẫn tới viêm tủy. Lúc này ê buốt sẽ kéo dài và xuất hiện đột ngột, nhất là khi ăn đồ cay nóng. Để điều trị, người bệnh phải được loại bỏ viêm nhiễm đang diễn ra ở tủy, sau đó hàn trám lên với vật liệu chuyên dụng.

Cách phòng ngừa răng bị ê buốt hiệu quả

Muốn răng không bị ê buốt, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:

Hạn chế các đồ uống có chứa axit như nước cam,
Hạn chế các đồ uống có chứa axit như nước cam,
  • Hạn chế các đồ uống có chứa axit như nước cam, cà chua, chanh, nước có gas, đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng. Thay vào đó hãy bổ sung những thực phẩm tốt cho răng miệng như vitamin C, khoáng chất, canxi bằng các loại hạt, rau củ quả, táo, chuối, cá…
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám trên răng bằng cách đánh răng mỗi ngày 2 lần, kết hợp súc miệng với nước muối.
  • Lựa chọn bàn chải lông mềm, chải răng thật nhẹ nhàng để tránh gây ra tổn thương.
  • Với trường hợp thường xuyên nghiến răng cần liên hệ với nha sĩ để được sử dụng máng nhai bảo vệ răng.

Điều trị răng bị ê buốt ở đâu tốt?

Để điều trị ê buốt răng hiệu quả, bạn có thể cân nhắc một số địa chỉ sau đây:

Khoa Răng – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Đây là chuyên khoa chuyên thực hiện chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về răng miệng uy tín tại khu vực miền Bắc. Tại bệnh viện thường khám chữa cho bộ đội, người có bảo hiểm y tế.

Tại đây ứng dụng kỹ thuật, công nghệ điều trị vô cùng hiện đại. Hơn nữa, cơ sở vật chất luôn được chú trọng đổi mới từng ngày. Đội ngũ y bác sĩ đều có trình độ chuyên môn cao sẽ mang tới cho bệnh nhân trải nghiệm tốt nhất.

Khoa Răng miệng – Bệnh viện Quân y 103

Khoa Răng miệng - Bệnh viện Quân y 103
Khoa Răng miệng – Bệnh viện Quân y 103

Đây là bệnh viện có uy tín lâu năm tại Hà Nội. Mỗi năm thường tiếp nhận số lượng bệnh nhân tới khám và điều trị rất lớn. Khoa răng miệng đã được đầu tư các trang thiết bị mới, kỹ thuật điều trị hiện đại trong việc phục hồi thẩm mỹ, điều trị tủy răng, cấy ghép implant. Bệnh nhân có triệu chứng ê buốt sẽ được đội ngũ bác sĩ thăm khám và đưa ra phương án chữa trị phù hợp nhất.

Nha khoa Sài Gòn ST – TPHCM

Đây là nha khoa nổi tiếng nằm tại khu vực quận Thủ Đức – thành phố Hồ Chí Minh được đông đảo khách hàng đánh giá cao. Tại đây chuyên về cách dịch vụ phục hình răng thẩm mỹ, trồng răng Implant, niềng răng với công nghệ hiện đại, tiên tiến. Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa có trình độ chuyên môn cao sẽ nhanh chóng thăm khám, đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh.

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân, cách điều trị ê buốt răng hiệu quả. Nếu thấy triệu chứng kéo dài hoặc diễn biến xấu đi bạn cần tới bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời.

4.7/5 - (7 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo