Bệnh viêm tủy răng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị chi tiết nhất

Viêm tủy răng là căn bệnh gây ra khó chịu, đau nhức cho người bệnh. Nếu không có phương án điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng. Trong bài viết sau, chúng ta hãy cùng bàn luận một số vấn đề liên quan tới bệnh học viêm tủy răng.

Viêm tủy răng là gì?

Tủy răng được biết tới là tổ chức gồm có thần kinh, mạch máu… nằm tại vị trí hốc giữa của ngà răng. Những tổ chức này sẽ liên kết với cơ thể thông qua lỗ nhỏ tại cuống răng. Viêm tủy răng là hiện tượng khu vực mô quanh chân răng, tủy răng bị viêm nhiễm. Đây là một dạng bệnh lý khá phổ biến, nhưng đa phần đều khó phát hiện ở giai đoạn đầu.

Viêm tủy răng là hiện tượng khu vực mô quanh chân răng, tủy răng bị viêm nhiễm
Viêm tủy răng là hiện tượng khu vực mô quanh chân răng, tủy răng bị viêm nhiễm

Căn bệnh này thường diễn biến âm thầm, không có biểu hiện cụ thể. Tuy nhiên, nếu để bệnh diễn biến lâu dần sẽ khá khó lường, việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân khi phát hiện đã chết tủy, khó có thể cứu chữa.

Nguyên nhân gây ra răng bị viêm tủy

Răng bị viêm tủy thường do một số nguyên nhân sau đây:

Một số chấn thương ở bên ngoài khiến cho răng bị tổn thương
Một số chấn thương ở bên ngoài khiến cho răng bị tổn thương
  • Sâu răng: Khi răng sâu, những vết sâu này lâu ngày không được trám kịp thời sẽ gây ra hiện tượng viêm nhiễm. Từ đó xâm lấn vào bên trong tủy răng khiến cho khu vực này bị viêm.
  • Viêm quanh răng: Những khu vực tổ chức xung quanh răng bị viêm sẽ khiến cho vi khuẩn phát triển, tồn tại. Chẳng hạn viêm lợi nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ ăn sâu và dẫn tới viêm tủy chân răng.
  • Răng bị chấn thương: Một số chấn thương ở bên ngoài khiến cho răng bị tổn thương chẳng hạn như mẻ răng, gãy răng. Điều đó làm cho tủy răng lúc này lộ ra bên ngoài.
  • Chế độ dinh dưỡng: Việc ăn những thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng sẽ khiến cho răng bị sưng huyết, tạo điều kiện thuận lợi để viêm tủy ở răng phát triển.
  • Răng bị tổn thương: Việc sử dụng bàn chải quá cứng, đánh răng sai cách, quá mạnh khiến cho cổ răng ngày càng bị khuyết dần. Lúc này phần tủy răng bị lộ ra ngoài gây ra tình trạng viêm nhiễm.
  • Răng mài mòn: Đối với những người cao tuổi, theo thời gian răng sẽ bị mài mòn gây ra hiện tượng tủy răng hở ra ngoài. Bên cạnh đó, thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng là tác nhân gây ra răng bị viêm tủy.

Dấu hiệu viêm tủy răng thông qua các giai đoạn

Bệnh sẽ diễn biến gồm nhiều giai đoạn, với các tổn thương khác nhau. Khi có dấu hiệu của viêm, bạn cần phải tới ngay bác sĩ để được tư vấn, đưa ra phương án điều trị hợp lý.

Răng bị viêm tủy có khả năng phục hồi

Đây là tình trạng răng bị viêm tủy không có triệu chứng cụ thể. Đôi khi người bệnh sẽ thấy cơn buốt, cơn đau nhẹ kéo dài khoảng vài giây. Khi ăn thức ăn quá lạnh, quá nóng hoặc vào ban đêm tình trạng này thường hay gặp nhất. Giai đoạn này thường khó phát hiện, triệu chứng diễn ra khá ngắn.

Viêm tủy răng cấp

Lúc này, triệu chứng bệnh đã khá rõ rệt. Các triệu chứng xuất hiện với tần suất cao, ổn định. Tại khu vực khu trú, cơn đau thường âm ỉ và lan sang các khu vực khác.

Tủy răng bị viêm gây ra các cơn đau thường dai dẳng, khá nặng và kéo dài trong vài giờ
Tủy răng bị viêm gây ra các cơn đau thường dai dẳng, khá nặng và kéo dài trong vài giờ

Các cơn đau thường dai dẳng, khá nặng và kéo dài trong vài giờ liên hoặc răng bên cạnh, nướu cũng khó chịu kèm theo đau nửa đầu. Trong răng xuất hiện mủ, nướu răng sưng tấy, khoang miệng có mùi khó chịu, tê buốt mỗi khi ăn phải thức ăn kích thích.

Răng viêm tủy mãn tính

Đây là giai đoạn viêm đã vô cùng nặng. Các cơn đau không còn nữa vì tủy đã chết. Lúc này, dịch tủy bị hoại tử sẽ theo lỗ chóp răng đi ra ngoài khiến cho miệng có mùi hôi, cảm giác khó chịu. Nhất là dịch sẽ kèm theo viêm nhiễm, vi khuẩn đi tới những khu vực mô quanh răng. Từ đó làm cho viêm xương, chân răng bị tổn thương hoặc ổ răng tiêu biến gây ra mất răng.

Viêm tủy răng có nguy hiểm không?

Răng bị viêm tủy sẽ dẫn tới tình trạng sung huyết. Tủy răng chết không được điều trị kịp thời khiến cho quanh chóp chân răng bị viêm, áp xe quanh chóp răng và gây ra các biến chứng liên quan tới rụng răng, viêm quanh cuống răng, viêm hạch, viêm xương… ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.

Răng bị viêm tủy sẽ dẫn tới tình trạng sung huyết
Răng bị viêm tủy sẽ dẫn tới tình trạng sung huyết

Nếu răng có các triệu chứng như răng bị sang chấn, lỗ sâu lớn kèm theo cơn đau nhức tự nhiên tăng dần về đêm, răng chuyển màu bất thường lúc này bạn cần phải tới gặp ngay bác sĩ để kiểm tra. Từ đó đưa ra phương án điều trị cụ thể vì rất có thể tủy răng đã bị hoại tử hoặc viêm nhiễm nặng.

Cách điều trị răng bị viêm tủy hiệu quả

Để điều trị răng bị viêm tủy, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:

Sử dụng nguyên liệu tự nhiên

Để giảm triệu chứng đau nhức, khó chịu hãy sử dụng các nguyên liệu sau:

Nước cốt lá chuối

Lá chuối được biết tới là nguyên liệu được sử dụng rộng rãi giúp điều trị nhiều chứng bệnh. Trong thành phần lá chuối có chứa chất chống viêm nhiễm, giảm đau tự nhiên giúp giảm đau khi bị viêm tủy răng.

Bạn sử dụng lá chuối non đem rửa sạch, sau đó xay nhuyễn lấy nước cốt. Sử dụng nước này thoa lên khu vực răng bị đau. Để nguyên trong vòng 3 phút rồi súc miệng với nước ấm.

Sử dụng hành tây

Trong hành tây thường có chứa chất giúp giảm đau, sát khuẩn rất tốt
Trong hành tây thường có chứa chất giúp giảm đau, sát khuẩn rất tốt

Trong hành tây thường có chứa chất giúp giảm đau, sát khuẩn rất tốt. Để giảm triệu chứng ê buốt, bạn sử dụng hành tây đem thái thành lát mỏng, sau đó đắp trực tiếp vào khu vực răng đâu. Giữ nguyên như vậy trong vòng 5 đến 6 phút rồi súc miệng lại với nước ấm, bạn sẽ thấy cơn đau nhức biến mất, sự khó chịu không còn nữa.

Sử dụng nước cốt tỏi

Tỏi có công dụng trong việc kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Tuy rằng nguyên liệu này có mùi khá nồng, nhưng sẽ giúp giảm bớt ê nhức rất tốt.

Bạn có thể sử dụng tỏi đem ép lấy nước, sau đó súc miệng trong vòng 1-2 phút hoặc thái lát tỏi đắp trực tiếp vào khu vực chân răng bị đau để khoảng 5-7 phút rồi súc miệng lại với nước ấm.

Sử dụng nước trà xanh

Trà xanh là loại nước có tính sát khuẩn và vô cùng lành tính. Bạn sử dụng nước trà xanh súc miệng mỗi ngày từ 2-3 lần sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn. Hơn nữa, trà xanh còn có tác dụng tốt trong việc giảm bớt đau nhức răng.

Tuy nhiên cũng cần chú ý những cách điều trị tại nhà ở trên chỉ phù hợp ở giai đoạn bệnh ở mức độ nhẹ, chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời chứ không giúp chữa dứt điểm bệnh.

Rượu trắng và vỏ xoài

Trong y học cổ truyền, xoài là loại quả lành tính giúp điều trị nhiều chứng bệnh. Hơn nữa, vỏ xoài có tính hàn giúp lợi tiểu, cầm máu, chữa đau nhức răng hiệu quả.

Mỗi lần sử dụng 1 chén nhỏ ngậm trong miệng khoảng 10 phút
Mỗi lần sử dụng 1 chén nhỏ ngậm trong miệng khoảng 10 phút

Sử dụng vỏ xoài thái thành miếng mỏng, sau đó cho vào nồi sắc cùng với 3 bát nước. Sắc nhỏ lửa cho tới khi còn 2 bát nước thì dừng lại. Phần nước này cho vào chai thủy tinh, pha theo tỉ lệ 3 nước vỏ xoài và 1 phần rượu trắng. Đậy nắp lại rồi dùng dần.

Mỗi lần sử dụng 1 chén nhỏ ngậm trong miệng khoảng 10 phút rồi nhổ ra, súc miệng lại với nước ấm. Mỗi ngày thực hiện khoảng 4 lần để hiệu quả đạt được cao nhất.

Đinh hương

Đây là loại gia vị phổ biến tại Việt Nam được sử dụng phổ biến trong việc điều trị bệnh về răng miệng. Trong thành phần của đinh hương có tác dụng trong việc diệt khuẩn, chống viêm giúp giảm đau đớn cho bệnh nhân bị viêm tủy răng.

Bạn sử dụng một chút đinh hương đặt tại vị trí răng bị đau, để nguyên khoản 5-7 phút cho phần nước này chảy vào vị trí răng bị viêm giúp giảm cơn đau hiệu quả.

Điều trị bằng bài thuốc đông y

Từ xa xưa, các bài thuốc từ đông y đã được đánh giá cao trong việc loại bỏ triệu chứng của bệnh.

  • Bài thuốc số 1: Sử dụng 8g bạc hà, 12g ngưu bàng tử, 16g kim ngân hoa, 16h hạt khô thỏa, 8g gai bồ kết, 20g bồ công anh. Toàn bộ nguyên liệu đem sắc để uống trong ngày.
  • Bài thuốc số 2: Sử dụng 6g bạc hà, 12g ngưu bàng tử, 12g chi tử, 20g kim ngân hoa, 20g liên kiều, 20g tạo thích giác, 6g xuyên sơn giáp. Toàn bộ nguyên liệu đem sắc với nước để uống.
  • Bài thuốc số 3: Sử dụng 12g huyền sâm, 12g sinh địa, 12g sa sâm, 12g kỷ tử, 8g bạch thược, 12g quy bản, 16g kim ngân hoa, 12g ngọc trúc. Toàn bộ nguyên liệu đem sắc lấy nước để uống. Bài thuốc này áp dụng đối với trường hợp viêm tủy răng mãn tính có triệu chứng răng lung lay, mủ chân răng, lợi mềm.

Điều trị với tây y

Với giai đoạn đầu, cơn đau chỉ thoáng qua, cơn ê buốt xuất hiện khi ăn đồ lạnh, đồ nóng. Khi đó nha sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thêm thuốc kháng sinh để giảm triệu chứng. Thời điểm này chưa cần phải chữa tủy.

Tới gặp nha sĩ để điều trị viêm tủy răng hiệu quả
Tới gặp nha sĩ để điều trị viêm tủy răng hiệu quả

Khi bị viêm tủy chân răng xuất hiện vết gãy, lỗ sâu lớn hoặc vi khuẩn xâm nhập thì người bệnh sẽ thấy đau buốt lên tận óc, đau nhiều và dai dẳng, thậm chí sử dụng thuốc giảm đau cũng không thấy đỡ. Lúc này nha sĩ sẽ phải thực hiện điều trị tủy bằng việc lấy tủy răng chứa vi khuẩn, người bệnh sẽ thấy cơn đau được giảm dần.

Xin lưu ý, răng bị viêm tủy sẽ không thể tự lành. Nếu không có phương án điều trị kịp thời thì nhiễm khuẩn sẽ lan rộng hơn và phát triển thành ổ viêm tại chân răng. Khi đó việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và không đạt được kết quả như mong muốn. Do đó bệnh nhân cần phải tới gặp bác sĩ để điều trị càng sớm càng tốt.

Hướng dẫn cách phòng ngừa hiệu quả

Để có thể phòng ngừa răng bị viêm tủy, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau đây:

Hạn chế ăn quá thường xuyên thức ăn quá lạnh
Hạn chế ăn quá thường xuyên thức ăn quá lạnh
  • Luôn đảm bảo vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Chải răng 2 lần/ ngày với bàn chải mềm và súc miệng với nước muối hoặc hoặc nước súc miệng chuyên dụng để răng miệng được loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.
  • Thực hiện thăm khám nha sĩ đều đặn 6 tháng/ lần. Chú ý lấy cao răng thường xuyên để tránh vi khuẩn có cơ hội tích tụ, xâm nhập gây ra những bệnh về răng miệng.
  • Sau khi ăn xong, cần phải vệ sinh kẽ răng bằng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm xỉa răng.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý bằng việc bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho răng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều đường, uống nước có gas, đồ ăn nhanh.
  • Hạn chế ăn quá thường xuyên thức ăn quá lạnh, quá nóng. Vì khi nhiệt độ thay đổi đột ngột cũng khiến cho tủy răng bị tác động xấu.
  • Với những trường hợp thường xuyên nghiến răng, cần tham khảo ý kiến của nha sĩ để sử dụng dụng cụ bảo vệ răng hợp lý.

Địa chỉ khám và điều trị răng bị viêm tủy ở đâu?

Để khám và điều trị răng bị viêm tủy, bạn có thể lựa chọn các địa chỉ sau đây:

  • Bệnh viện răng hàm mặt Trung ương – Hà Nội: Đây là bệnh viện của nhà nước có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành được đánh giá cao về trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất cũng được đầu tư tiên tiến, hiện đại mang tới trải nghiệm tốt cho người bệnh mỗi khi tới thăm khám, điều trị.
  • Khoa răng – hàm – mặt, bệnh viện Quân y 103: Đây là bệnh viện lớn được khá nhiều bệnh nhân tin tưởng, lựa chọn khi muốn khám và điều trị các bệnh về răng miệng. Tại đây có đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản về chuyên môn. Các công nghệ xử lý và điều trị bệnh thường được đánh giá cao như điều trị bảo tồn nha khoa, làm răng sứ, phục hình răng…
  • Nha khoa Thúy Đức: Đây là nha khoa được thành lập vào năm 2006 do tiến sĩ Phạm Văn Việt – nguyên là trưởng khoa răng hàm mặt của bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô thực hiện. Cùng với việc sở hữu cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giỏi và công nghệ tiên tiến đây là địa chỉ khám chữa viêm tủy răng bạn có thể lựa chọn.
Khoa răng – hàm – mặt, bệnh viện Quân y 103
Khoa răng – hàm – mặt, bệnh viện Quân y 103

Trên đây là một số thông tin liên quan tới viêm tủy răng là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, người bệnh cần được phát hiện, điều trị kịp thời để tránh những biến chứng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Ngay từ bây giờ hãy áp dụng các phương pháp phòng ngừa hợp lý để tránh bệnh diễn biến phức tạp.

4.8/5 - (6 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo