Men răng là gì? Bệnh liên quan và phương pháp giúp phục hồi men răng hiệu quả

Theo các chuyên gia nhận định, men răng là yếu tố có tác động trực tiếp tới sức khỏe của răng miệng. Khi men bị suy yếu sẽ gây ra những vấn đề về mặt giao tiếp và ăn uống. Vậy làm thế nào để bảo vệ nó hiệu quả nhất?

Men răng là gì?

Cấu trúc răng của chúng ta có 4 mô cơ bản đó là cementum, ngà răng, men răng và tủy răng. Trong đó, men chính là phần nằm ở ngoài cùng của răng, cứng nhất và có chứa khoáng chất.

Cấu trúc răng của chúng ta có 4 mô cơ bản đó là cementum, ngà răng, men răng và tủy răng
Cấu trúc răng của chúng ta có 4 mô cơ bản đó là cementum, ngà răng, men răng và tủy răng

Cấu tạo của men răng gồm có những tinh thể phốt phát, canxi dài mảnh. Chúng thường nằm cạnh nhau theo trình tự nhất định với công dụng bảo vệ răng khỏi những tác nhân gây hại.

Tùy vào từng người mà men ở răng sẽ có độ dày không đồng đều, nó sẽ mỏng nhất tại khu vực biên và dày nhất tại khu vực đỉnh. Tuy nhiên, nó thường dễ bị tổn thương do va đập, bệnh lý… nên khó có thể tự phục hồi như nhiều bộ phận khác.

Tìm hiểu cấu tạo của men răng

Men răng thường được cấu tạo bởi 2 yếu tố cơ bản đó là canxi và Fluor. Nó có tác dụng trong việc giúp răng dễ dàng chịu được những tác động từ thức ăn nóng, lạnh, chất kiềm, axit. Chức năng của Fluor giúp tái khoáng để bề mặt men trở nên cứng hơn, từ đó ngăn chặn mảng bám, phòng chống sâu răng.

Men răng thường được cấu tạo bởi 2 yếu tố cơ bản đó là canxi và Fluor
Men răng thường được cấu tạo bởi 2 yếu tố cơ bản đó là canxi và Fluor

Men sẽ có màu sắc khác nhau từ xám trắng cho tới vàng nhạt. Tại những cạnh của răng không có ngà răng phía dưới men thì nhiều khi có màu hơi xanh. Men của răng thường có chất khoáng chính tên là hydroxyapatite. Những chất khoáng này có tác dụng giúp cho men trở nên có độ giòn và độ cứng nhất định.

Trong xương và ngà xăng thường có chứa collagen. Tuy nhiên, nó lại không có trong men của răng. Nhưng men sẽ có 2 lớp những protein độc đáo như enamel pins, amelogenin. Chúng thường không có nguồn cung cấp dây thần kinh ở bên trong và không có mạch.

Men răng có chức năng gì?

Chức năng chính của men đối với răng là bảo vệ các phần mềm tránh khỏi những tổn thương có thể xảy ra. Mặc dù lớp men này thường mỏng nhưng nó có độ dẻo dai nhất định, trong cơ thể đây là mô khó bị tác động. Các chuyên gia cũng nhận định, bộ phận này thường có độ bền vững mặc dù thực hiện chức năng gặm, cắn, nhai kéo dài nhiều năm nhưng chất men vẫn tốt nếu được chăm sóc đúng cách.

Tuy nhiên, men răng cũng có thể bị tác động bởi một số yếu tố sau đây:

Bổ sung quá nhiều thực phẩm chứa acid gây ra hiện tượng mòn men răng
Bổ sung quá nhiều thực phẩm chứa acid gây ra hiện tượng mòn men răng
  • Bổ sung quá nhiều thực phẩm chứa acid gây ra hiện tượng mòn men răng.
  • Phụ nữ đang mang thai, cho con bú sử dụng tetracyclin hoặc trẻ nhỏ dưới 12 tuổi dùng thuốc cũng khiến cho răng bị chuyển màu nâu tùy vào từng mức độ.
  • Sử dụng nhiều fluor gây ra hiện tượng men bị đục. Nếu trong thời gian hình thành men sẽ khiến răng xuất hiện đốm màu đen hoặc nâu đen.
  • Quá trình trám răng, kim loại bị oxy hóa khiến răng chuyển sang màu xanh xám.
  • Người thực hiện tẩy răng nhưng không đúng cách có thể khiến men bị hỏng hoặc đổi màu.
  • Bệnh di truyền thiếu sản men răng. Người mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, nha chu, sâu răng cũng khiến men bị tác động.

Các bệnh lý thường gặp ở men răng

Khi men răng yếu có thể gây ra một số các bệnh lý sau đây:

Mòn men răng

Mòn men răng được biết tới là hiện tượng lớp men bị mài mòn. Nó thường gặp chủ yếu ở người trẻ tuổi. Khi men đã mất sẽ khó có thể thay thế tự nhiên được. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này thường có thể do các răng ma sát với nhau lâu ngày mà thành, mắc phải một số bệnh lý, men tiếp xúc nhiều với hóa chất có chứa tính axit.

Lúc này, người bệnh sẽ có triệu chứng như răng trở nên nhạy cảm khi ăn phải đồ nóng, lạnh, nước ngọt, thậm chí đau buốt. Màu sắc răng biến đổi từ ngà sang hơi vàng. Hình dáng bề mặt răng bị biến đổi như xuất hiện vết sứt, mẻ, lỗ chỗ làm ảnh hưởng tới sinh hoạt, giao tiếp.

Răng sâu

Men răng kém có thể khiến răng bị sâu. Lúc này trên bề mặt răng sẽ xuất hiện các lỗ nhỏ. Những tác nhân có thể khiến tình trạng sâu răng xảy ra gồm có thói quen ăn vặt, vi khuẩn trong khoang miệng, vệ sinh răng miệng kém, dùng đồ uống có đường.

Người bệnh sẽ có những triệu chứng như cơn đau răng tự phát hoặc không rõ nguyên nhân. Cơn đau tăng lên khi sử dụng đồ ăn quá lạnh, quá nóng hoặc đồ ngọt. Lỗ hổng xuất hiện trên bề mặt răng, răng chuyển màu sang đen hoặc nâu, khi cắn luôn thấy đau nhức.

Thiếu sản men răng

Đây là căn bệnh phổ biến ở trẻ em và người lớn tuổi. Với từng trường hợp thì mức độ sẽ có phần khác nhau. Lúc này men trên răng đã bị mất đi khó có thể phục hồi được. Nếu để lâu men ngày càng xấu đi, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng.

Thiếu sản men răng là căn bệnh phổ biến ở trẻ em và người lớn tuổi
Thiếu sản men răng là căn bệnh phổ biến ở trẻ em và người lớn tuổi

Người bị thiếu sản men răng thường có những triệu chứng sau đây:

  • Ở trẻ nhỏ, răng sữa thường bị cụt, mủn và cụt gần về phía chân răng, dễ gây tình trạng gãy răng.
  • Bề mặt răng lốm đốm màu vàng, đen cho tới nâu nằm rải rác trên bề mặt của răng. Tuổi càng cao thì tình trạng sẽ càng nghiêm trọng, tẩy trắng răng không còn có hiệu quả.
  • Nguyên nhân do mắc phải bệnh giang mai bẩm sinh khiến cho 2 răng cửa bị lõm, lệch hướng.
  • Quá trình hình thành răng bị chấn thương, nhiễm trùng sẽ khiến cho răng đổi sang màu nâu nhạt, thân răng có vết lõm.
  • Khi ăn đồ lạnh hoặc nóng, răng có triệu chứng đau nhức hoặc tê buốt. Cơn đau tăng dần tùy vào từng mức độ, thậm chí kéo dài.

Cách phục hồi men răng yếu như thế nào?

Đối với trường hợp men răng kém và suy yếu thì hiện tại đang có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp phù hợp nhất sau khi đã kiểm tra, thăm khác và tìm hiểu nguyên nhân. Tuy nhiên, sẽ có một số cách để phục hồi men của răng sau đây:

Tẩy trắng răng

Phương pháp này có tác dụng trong việc giúp hàm răng xỉn màu, ố vàng trở nên thẩm mỹ và trắng sáng hơn.

Tẩy trắng răng được thực hiện bằng cách sử dụng các tia sáng từ đèn chiếu nhằm tác động tới những phần tử mà thuốc tẩy trắng đã được quét trên răng. Từ đó tạo ra phản ứng oxi hóa khử giúp chuỗi màu protein bị cắt đứt, loại bỏ chúng ra khỏi men giúp hàm răng trắng sáng hơn.

Trám răng

Đây là hình thức giúp bổ sung men hỏng đã bị hỏng do mẻ, vỡ hoặc khiếm khuyết. Bác sĩ sẽ sử dụng những loại vật liệu nhân tạo bằng chất liệu Composite với màu giống men thật.

Trám răng là hình thức giúp bổ sung men hỏng đã bị hỏng do mẻ, vỡ
Trám răng là hình thức giúp bổ sung men hỏng đã bị hỏng do mẻ, vỡ

Trám răng thường giúp mô răng được phục hồi, đồng thời giúp răng đẹp toàn diện cả về màu sắc cho tới hình thể.

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là cách giúp khôi phục tình trạng hỏng men được đánh giá tốt nhất và hiện đại nhất. Lúc này bác sĩ sẽ dùng các mão răng đã được chế tạo bằng chất liệu bằng sứ với kích thước, màu sắc, hình dạng… giống với răng thật giúp việc phục hình trở nên tự nhiên nhất.

Hơn nữa, phương pháp này cũng thường được áp dụng với tất cả bệnh nhân đang gặp phải trường hợp liên quan tới men bị yếu hoặc đơn giản giúp người thực hiện có hàm răng trắng sáng, đều đặn.

Địa chỉ khám và chữa mòn men răng ở đâu?

Nếu bạn đang gặp phải vấn đề liên quan tới men răng, hãy tới một số địa chỉ sau để thực hiện thăm khám:

Khoa răng hàm mặt Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội

Đây là bệnh viện sở hữu đội ngũ giáo sư, bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực nha khoa. Hơn nữa, trang thiết bị máy móc được đầu tư hiện đại giúp việc thăm khám, điều trị diễn ra hiệu quả hơn. Đặc biệt, tại bệnh viện còn nổi tiếng trong lĩnh vực định hình răng, nắn chỉnh răng, bọc răng sứ.

Khoa răng hàm mặt Bệnh viện Bạch Mai

Hiện tại, Khoa răng hàm mặt Bệnh viện Bạch Mai sở hữu đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng có trình độ chuyên môn cao.

Khoa răng hàm mặt Bệnh viện Bạch Mai
Khoa răng hàm mặt Bệnh viện Bạch Mai

Ngoài việc thăm khám, điều trị các bệnh về răng miệng thì bệnh viện Bạch Mai còn chuyên nghiên cứu, đào tạo kết hợp hợp tác quốc tế. Bệnh viện mỗi ngày đều tiếp nhận số lượng lớn bệnh nhân tới thăm khám và đều nhận được sự hài lòng về chất lượng dịch vụ.

Bệnh viện răng hàm mặt Trung Ương TPHCM

Đây là bệnh viện chuyên điều trị toàn bộ các vấn đề liên quan tới răng hàm mặt ở tất cả các lứa tuổi khác nhau. Các trang thiết bị, cơ sở vật chất đều được đầu tư hiện đại, môi trường làm việc rất thân thiện. Hơn nữa, đội ngũ bác sĩ đều có trình độ chuyên môn cao, yêu nghề, nhanh chóng chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Cách bảo vệ men răng như thế nào hiệu quả?

Để men răng được bảo vệ, đồng giúp giữ cho răng miệng khỏe mạnh thì bạn cần thực hiện một số yêu cầu sau đây

  • Làm sạch khoang miệng mỗi ngày bằng cách đánh răng đều đặn 2 lần. Bên cạnh đó, cần phải kết hợp sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa.
  • Hạn chế sử dụng những loại đồ uống, thực phẩm có tính axit trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày như nước chanh, nước có gas, một số loại trái cây. Sau khi ăn các thực phẩm này xong cần phải súc miệng với nước sạch ngay.
  • Khi uống đồ có tính axit, tốt nhất nên dùng ống hút. Nó có tác dụng giúp răng tránh tiếp xúc với chất kích thích, đồng thời đưa chất lỏng vào phía sau miệng dễ dàng hơn.
  • Hạn chế việc ăn vặt vì sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng. Sau khi ăn quá nhiều thực phẩm có tinh bột, đường sẽ khiến khoang miệng có tính axit sau vài giờ. Hãy chắc chắn mình phải đánh răng, súc miệng ngay sau đây.
  • Sử dụng kẹo cao su không đường giữa những bữa ăn. Nó có tác dụng trong việc tăng sản sinh nước bọt để tạo ra khoáng chất tốt cho răng.
  • Bổ sung nhiều nước mỗi ngày để tránh hiện tượng khô miệng hoặc nước bọt thấp.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới men răng. Có thể thấy, dù là một phần quan trọng của răng nhưng có rất nhiều người chưa thực sự quan tâm đến. Nếu thấy men đang có dấu hiệu bị mòn, hỏng bạn cần tới gặp bác sĩ để kiểm tra và có phương án điều trị kịp thời.

4.8/5 - (6 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo