Sún răng ở trẻ: Truy tìm nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đối với trẻ nhỏ, sún răng là hiện tượng khá thường gặp. Tuy nhiên khá nhiều bậc phụ huynh thường không quan tâm. Nhưng thực tế, nếu sún răng không được điều trị kịp thời có thể gây ra rất nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe răng miệng. Vậy nguyên nhân gây sún răng ở trẻ và cách điều trị như thế nào là hợp lý?

Sún răng là gì?

Sún răng tiếng anh là sweet tooth. Đây là một dạng bệnh lý liên quan tới răng miệng khiến cho cấu trúc của răng đang bị tàn phá nặng nề. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh bị nhiễm trùng hoặc mất răng.

Trẻ bị sún răng sữa thường không có triệu chứng đau nhức
Trẻ bị sún răng sữa thường không có triệu chứng đau nhức

Thân răng sữa được cấu tạo gồm phần vỏ cứng ở phía ngoài, men, ngà và phần buồng tủy. Nhưng ngà răng và men răng có cấu tạo khá mỏng nên dễ bị vi khuẩn tấn công hoặc tổn thương. Khi men răng bị ảnh hưởng thì răng của trẻ cũng sẽ bị tiêu hoặc mủn dần theo thời gian. Thân răng giảm thể tích được gọi là hiện tượng sún răng.

Trẻ bị sún răng sữa thường không có triệu chứng đau nhức giống như sâu răng. Nhưng vị trí bị sún này sẽ có màu đen, nâu và diện tích sẽ ngày càng rộng hơn. Đây là bệnh lý về răng miệng có khả năng lây lan với tốc độ nhanh. Nếu không có phương án điều trị, chỉ trong thời gian ngắn răng lành ở bên cạnh cũng sẽ bị ảnh hưởng. Thông thường, độ tuổi bị răng sún phổ biến sẽ từ 1 đến 3 tuổi.

Nguyên nhân trẻ bị sún răng là gì?

Thực tế, nguyên nhân nguyên nhân trẻ bị sún răng thường có gồm những yếu tố sau đây:

Bé có thói quen sử dụng quá nhiều thực phẩm nhiều đường
Bé có thói quen sử dụng quá nhiều thực phẩm nhiều đường
  • Thiếu sản men răng ở trẻ dạng bẩm sinh hoặc do chế độ dinh dưỡng không hợp lý thiếu fluor, canxi làm cho răng dễ bị tổn thương, không cứng chắc.
  • Quá trình chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho bé không được đảm bảo. Lúc này mảng bám thức ăn sẽ ngày một dính chặt, tạo ra nơi trú ngụ cho vi khuẩn tấn công.
  • Bé có thói quen sử dụng quá nhiều thực phẩm có tính axit, hàm lượng đường, ban đêm uống sữa nhưng không vệ sinh răng miệng mà ngủ ngay.
  • Bên cạnh đó, răng sữa của trẻ đã khá yếu, nhất là ngà răng và men răng mỏng nên dễ tổn thương và nhạy cảm.
  • Với những bà mẹ trong quá trình mang thai sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, chẳng hạn như doxycycline, tetracycline cũng có nguy cơ khiến cho răng phát triển không được tốt. Ngoài ra, da trẻ bị vàng cũng có tác động tới men răng.

Sún răng trẻ em gây ra những tác hại gì?

Rất nhiều bậc phụ huynh thường có suy nghĩ rằng răng sữa rồi cũng sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Do đó, khi thấy hiện tượng sún răng ở trẻ thường cho rằng đây là điều bình thường, không cần quan tâm. Nhưng các bác sĩ cho biết, các bệnh lý về răng miệng dù là gì đi nữa cũng sẽ đều gây ra những tác hại sau đây:

Ăn nhai khó khăn

Khi trẻ bị sún răng viêm lợi, lúc này phần chân răng sẽ nằm sát vào phần lợi. Điều đó khiến cho việc ăn nhai trở nên khó khăn hơn. Nhất là với những trường hợp lộ ngà răng ra bên ngoài, tủy răng bị ảnh hưởng sẽ khiến việc ăn nhai trở nên vô cùng đau đớn. Bé 1 tuổi bị sún răng thường có xu hướng quấy khóc, biếng ăn.

Phát âm không tròn vành rõ tiếng

Trẻ bị sún răng gây ảnh hưởng tới phát âm
Trẻ bị sún răng gây ảnh hưởng tới phát âm

Trẻ sún răng, nhất là khu vực răng cửa nó không chỉ gây ra vấn đề mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng tới việc phát âm. Theo như số liệu thống kê mới đây đã chỉ ra rằng, với những bé răng sún thường có nguy cơ nói ngọng cao hơn so với những bé có hàm răng đều và khỏe mạnh.

Tác động tới răng vĩnh viễn

Các nha sĩ cho biết, răng sữa sẽ có tác động lớn tới răng vĩnh viễn. Bình thường, răng sữa đầu tiên của trẻ sẽ được thay khi bắt đầu ở giai đoạn từ 5 đến 6 tuổi. Chiếc răng sữa cuối cùng rụng sẽ vào thời điểm khi được 12 đến 13 tuổi. Tại từng vị trí răng sữa mất đi sẽ hình thành nên răng vĩnh viễn.

Với trường hợp răng bị sún sớm, răng bên cạnh sẽ có thể bị tác động bằng việc chuyển dần lên vị trí răng bị mất. Điều đó làm cho nhiều bé gặp phải hiện tượng răng chen lấn, mọc ngầm, mọc kẹt. Một số khác răng sữa tới tuổi thay rồi nhưng vẫn không rụng, lúc này răng vĩnh viễn sẽ trồi lên và mọc lệch tại vị trí khác.

Trẻ 9 tháng bị sún răng đều đó cho thấy tại khu vực này thường có vi khuẩn có hại tập trung. Nó sẽ khiến cho răng bị phá hủy và tác động tới nướu. Nó sẽ gây ra hiện tượng viêm nhiễm, làm ảnh hưởng tới quá trình răng vĩnh viễn phát triển.

Có thể thấy, trẻ nhỏ bị sún răng là một vấn đề không thể không chú ý. Tuy rằng răng sữa rồi sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn song nó cũng sẽ có tác động to lớn tới răng vĩnh viễn sau này. Các bậc cha mẹ cần phải giúp con mình hình thành, tập luyện thói quen vệ sinh, chăm sóc răng miệng cho thật đúng cách.

Hướng dẫn cách chữa sún răng hiệu quả

Khi thấy em bé bị sún răng, phụ huynh có thể áp dụng các phương pháp điều trị sau đây:

Mẹo chữa sún răng tại nhà đơn giản

Nếu phát hiện tình trạng răng của bị có dấu hiệu bị sún, các bố mẹ có thể tham khảo các phương pháp:

Nước muối

Đây là nguyên liệu có sẵn trong gian bếp vô cùng tiện lợi. Hơn nữa, trong thành phần của muối cũng có chứa chất khoáng khuẩn giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ mảng bám và những tác nhân gây hại.

Bạn chỉ cần sử dụng 1 muỗng cà phê muối, hòa cùng với 1 cốc nước ấm. Sử dụng nước này súc miệng đều đặn vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.

Lá trầu không

Đây là bài thuốc dân gian được sử dụng để trị nhiều bệnh về răng miệng rất hiệu quả. Trong thành phần của lá trầu không có chứa hàm lượng kháng khuẩn giúp quá trình sún răng được chậm lại.

Trong thành phần của lá trầu không có chứa hàm lượng kháng khuẩn
Trong thành phần của lá trầu không có chứa hàm lượng kháng khuẩn

Mỗi lần, bạn sử dụng khoảng 5 lá trầu không đem rửa sạch với nước, sau đó xay nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên khu vực răng bé bị sún. Để như vậy trong vòng 5 phút rồi cho bé súc miệng lại với nước ấm. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy nguyên liệu này đun với nước sôi, sử dụng để ngậm súc miệng mỗi ngày cũng có tác dụng tương tự

Lá lốt

Trong thành phần của lá lốt cũng có chứa tinh dầu, có tác dụng tốt trong việc kháng khuẩn. Sử dụng rễ của lá lốt rửa sạch, sau đó giã nát cùng với muối tinh. Vắt lấy phần nước cốt rồi dùng tăm bông thấm nước này lên khu vực răng bị sún. Mỗi ngày thực hiện từ 2-3 lần để hiệu quả đạt được tốt nhất.

Cách chữa sún răng bằng tây y

Các mẹo và bài thuốc chữa răng bị sún ở trên chỉ mang tính chất tạm thời không thể khắc phục được tình trạng bệnh hoàn toàn. Nhất là đối với trường hợp trẻ bị sún răng đã làm cho cấu trúc răng bị tiêu giảm, ăn sâu vào phần lợi, tủy lộ ra ngoài thì không thể áp dụng cách trên được.

Đưa trẻ tới bác sĩ nha khoa để được thăm khám, điều trị
Đưa trẻ tới bác sĩ nha khoa để được thăm khám, điều trị

Lúc này, bạn cần đưa trẻ tới bác sĩ nha khoa để được thăm khám, điều trị. Tùy vào từng trường hợp răng sún còn nông, diện tích nhỏ thì sẽ được thực hiện phương pháp trám răng để ngăn chặn việc lây lan có thể xảy ra.

Trường hợp bé bị sún mức độ nặng, khu vực sún đã lan rộng và khiến răng bị bào mòn toàn bộ thì bác sĩ sẽ cân nhắc tới độ tuổi thay răng của trẻ để quyết định loại bỏ hay giữ lại răng sữa. Nhưng thực tế việc nhổ răng quá sớm cũng sẽ làm tác động tới răng vĩnh viễn, tăng nguy cơ mọc chìa, mọc lệch hoặc quặp vào trong.

Hướng dẫn cách phòng ngừa sún răng ở trẻ

Để phòng ngừa trẻ 2 tuổi bị sún răng thì phụ huynh cần phải chú ý tới những điều sau đây:

Vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách

Kể cả khi trẻ chưa mọc răng thì việc chú ý tới vấn đề vệ sinh răng miệng cũng cần phải được quan tâm. Mỗi tuần bạn cần phải sử dụng gạc sạch rồi thấm nước để vệ sinh khoang miệng, lưỡi cho bé.

  • Trẻ mọc răng sữa đầu tiên, bạn phải tạo thói quen vệ sinh răng miệng cho bé mỗi ngày bằng việc súc miệng với nước ấm.
  • Từ 1 đến 2 tuổi, hãy choc ho bé súc miệng với nước muối pha loãng hoặc đánh răng bằng bàn chải lông mềm kết hợp với nước lọc.
  • Từ 3 đến 6 tuổi, lúc này răng sữa đã mọc đầy đủ. Phụ huynh nên cho bé đánh răng với kem đánh răng chuyên dụng mỗi ngày. Quá trình chải răng thực hiện theo chiều dọc, hãy chia ra làm các nhóm răng để việc làm sạch diễn ra tốt nhất.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng

Một số thực phẩm như bánh ngọt, nước có ga, socola, kẹo ngọt.. là những món ăn vặt khoái khẩu của trẻ nhỏ. Nhưng nó lại khiến sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng. Do đó, phụ huynh cần hạn chế để bé dùng các thực phẩm này.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cần phải bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều vitamin, canxi, chất xơ, magie, sắt… giúp răng thêm phần chắc khỏe. Trong sữa tươi, gan động vật, trứng, cá biển, cà rốt… thường có chứa nhiều thành phần này.

Lưu ý khi cho bé dùng thuốc

Một số loại thuốc kháng sinh có thể khiến cho men răng bị ảnh hưởng, làm vàng răng. Vì thế, nếu không được bác sĩ chỉ định phụ huynh tuyệt đối không cho con em mình sử dụng thuốc tùy tiện hoặc bừa bãi.

Loại bỏ thói quen xấu

Những thói quen như ngậm cơm, bú đêm, khi ngủ ngậm sữa, bú mình… thường làm ảnh hưởng trực tiếp tới răng miệng và dẫn tới hiện tượng răng bị sún. Ngoài ra, chúng còn khiến cho quá trình phát triển răng vĩnh viễn bị tác động, ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm.

Cho bé khám răng định kỳ

Sau khoảng 6 tháng, bạn cần đưa bé tới gặp nha sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng. nó có tác dụng trong việc kiểm soát hiện tượng răng sún và ngăn chặn những tác động tới răng vĩnh viễn mọc chen chúc, mọc lệch.

Vừa rồi là toàn bộ những thông tin chi tiết liên quan tới sún răng. Xin nhấn mạnh đây là bệnh lý về răng miệng cần phải được chú ý và quan tâm ở trẻ nhỏ. Nếu không có phương án điều trị kịp thời có thể gây ra những tác động rất lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn về sau.

4.8/5 - (6 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo