Viêm lợi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Viêm lợi được biết tới là dạng bệnh lý về răng miệng khá phổ biến. Mặc dù không gây ra nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng. Bài viết sau sẽ cung cấp tới bạn một số thông tin liên quan tới nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Viêm lợi là gì?

Viêm lợi tiếng anh là gì? Viêm lợi trong tiếng anh có tên Gingivitis. Đây là hiện tượng viêm diễn ra tại nướu do vi khuẩn gây ra nhiễm trùng tạo nên. Vi khuẩn chính là tác nhân khiến cho lợi bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có cơ hội tấn công, xâm nhập gây ra viêm nhiễm. Các mảng bám trên răng chính là mầm mống khiến vi khuẩn cơ cơ hội phát triển.

Viêm lợi là hiện tượng viêm diễn ra tại nướu do vi khuẩn gây ra nhiễm trùng tạo nên
Viêm lợi là hiện tượng viêm diễn ra tại nướu do vi khuẩn gây ra nhiễm trùng tạo nên

Mảng bám trong vòng 24 giờ tích tụ trên răng sẽ bị cứng và tạo thành cao răng. Nếu chỉ áp dụng các phương pháp vệ sinh răng miệng bình thường sẽ rất khó để làm sạch, mà phải sử dụng những dụng cụ hoặc thiết bị nha khoa. Mặc dù viêm lợi không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại khiến người bệnh trở nên mất tự tin, khó chịu trong giao tiếp.

Khi bị bệnh viêm lợi, bạn sẽ thấy phần nướu bị sưng và đỏ. Nhiều người thường nghĩ nó sẽ tự khỏi nên không chữa trị kịp thời. Tới khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng lợi chảy máu, hoặc thậm chí rụng răng sẽ rất khó để điều trị triệt để.

Các giai đoạn phát triển của bệnh viêm lợi

Thông thường, viêm lợi răng sẽ trải qua 2 giai đoạn cơ bản sau đây:

Viêm cục bộ

Người bệnh ở giai đoạn này thường không gặp phải bất cứ đau đớn gì. Lúc này lợi sẽ bị phồng to, sưng đỏ hoặc chảy máu nếu gặp phải tác động, đặc biệt khu đánh răng. Với giai đoạn này chân răng và những tổ chức quanh răng sẽ chưa bị ảnh hưởng. Khả năng chữa trị dứt điểm cũng sẽ cao hơn.

Viêm cận răng

Tại các khoảng trống giữa lợi và răng thường tích tụ nhiều mảng vụn thức ăn
Tại các khoảng trống giữa lợi và răng thường tích tụ nhiều mảng vụn thức ăn

Khi viêm lợi sưng chân răng không được chăm sóc, điều trị đúng cách sẽ khiến cho xương hàm và lớp lợi ở phía trong cùng bị đẩy lùi ra phía sau. Từ đó tạo thành lỗ hổng ở khu vực quanh răng. Tại các khoảng trống giữa lợi và răng thường tích tụ nhiều mảng vụn thức ăn và dễ gây nhiễm khuẩn.

Khi tích tụ của ở dưới vòm lợi có nhiều bựa răng sẽ khiến cho cơ thể phải tốn công sức chiến đấu. Những chất enzyme trong cơ thể, độc tố tích tụ sẽ khiến cho mô liên kết, hàm bị phá hủy. Lợi lúc này sẽ sưng đỏ, viêm nhiễm, đau nhức, chảy máu, hơi thở có mùi hôi, sưng má…

Nguyên nhân dẫn đến viêm lợi

Nguyên nhân bị viêm lợi sẽ bao gồm những yếu tố sau đây:

  • Mảng bám tích tụ lâu ngày: Những mảng bám này tích tụ trên răng lâu ngày, nhất là thức ăn từ đường hoặc tinh bột sẽ khiến cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn. Đây là điều kiện để vi khuẩn phát triển, tấn công răng miệng.
  • Cao răng: Mảng bám không được loại bỏ, lâu ngày sẽ hình thành nên cao răng. Khi đó việc loại bỏ sẽ trở nên khó khăn hơn, chúng sẽ khiến cho đường viền nướu bị kích ứng, tạo ra lá chắn bảo vệ vi khuẩn.
  • Nướu bị viêm: Sưng lợi nguyên nhân do viêm nướu thường khá phổ biến. Nướu bị tổn thương sẽ bị sưng, dễ chảy máu. Nếu không chữa trị kịp thời nó sẽ gây ra viêm lợi, thậm chí là diễn biến phức tạp sang viêm nha chu.

Các dấu hiệu viêm lợi dễ nhận biết

Với giai đoạn viêm lợi cục bộ, lợi khi đó sẽ sưng lên, màu đỏ tấy, dễ bị chảy máu và đau khi có tác động nhẹ. Tuy đây là giai đoạn đầu nhưng nó cũng sẽ khiến cho việc ăn uống gặp khá nhiều khó khăn. Người bệnh sẽ thấy khó chịu, đau buốt, thậm chí là chán ăn.

Với giai đoạn viêm cận răng, cơn đau nhức tại lợi thường bất chợt, lợi lúc này sưng to và tấy. Đặc biệt mỗi khi xỉa răng hoặc đánh răng hay bị chảy máu. Nếu bạn thường xuyên gặp phải hiện tượng này, tốt nhất hãy tới bệnh viện để kiểm tra và có phương án điều trị phù hợp.

Với giai đoạn viêm lợi cục bộ, lợi khi đó sẽ sưng lên, màu đỏ tấy
Với giai đoạn viêm lợi cục bộ, lợi khi đó sẽ sưng lên, màu đỏ tấy

Với trường hợp viêm lợi răng hàm lâu ngày có thể gây ra hiện tượng tụt lợi, chân răng lộ ra ngoài. Khi tình trạng càng nghiêm trọng, lỗ hổng đó sẽ ngày càng sâu, xương hàm và lợi bị phá hủy nặng nề, răng không còn nơi bám nên lỏng lẻo và dẫn tới rụng răng.

Theo nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hôi miệng thường hay gặp ở những người bị viêm lợi. Mức độ cũng có thể từ nhẹ tới nặng tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Nó khiến cho người bệnh rơi vào tình trạng ngại giao tiếp, mất tự tin.

Các biện pháp chẩn đoán lợi sưng viêm

Để chẩn đoán viêm lợi chân răng thường chủ yếu thông qua triệu chứng như có mảng bám, nướu sưng đỏ, dễ chảy máu. Ngoài ra, hình ảnh viêm lợi thường được thể hiện rõ thông qua chụp Xquang hoặc kiểm tra cả phần nướu răng, răng và lưỡi tổng quan. Nha sĩ sẽ tìm thấy những cao răng, mảng bám tích tự và đưa ra nguyên nhân chính gây bệnh.

Nếu trong trường hợp các triệu chứng, biểu hiện bệnh không rõ ràng thì người bệnh sẽ được thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe. Từ đó phát hiện ra một số bệnh lý toàn thân tiềm ẩn.

Cách điều trị bệnh viêm lợi viêm lợi

Để điều trị bệnh viêm lợi, bạn có thể áp dụng một số các cách đơn giản sau đây:

Mẹo điều trị lợi sưng viêm tại nhà

Tại nhà, hãy tận dụng những nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền như sau:

Nước muối

Đây là nguyên liệu vô cùng rẻ tiền. Nó có tác dụng trong việc giảm đau, làm dịu chỗ viêm, loại bỏ thức ăn thừa, giảm tình trạng nhiễm khuẩn, cải thiện mùi hôi miệng hiệu quả.

Sử dụng 1 muỗng muối pha với 1 cốc nước ấm, khuấy đều hỗn hợp rồi súc miệng trong thời gian 30 giây. Mỗi ngày thực hiện từ 2 đến 3 lần để hiệu quả đạt được tốt nhất.

Sử dụng dầu dừa

Sử dụng khoảng 10ml dầu dừa ngậm trong miệng khoảng 20 phút.
Sử dụng khoảng 10ml dầu dừa ngậm trong miệng khoảng 20 phút.

Cách giảm hiện tượng viêm lợi với dầu dừa được đánh giá vô cùng an toàn. Trong thành phần của nguyên liệu này có chứa hàm lượng axit lauric giúp kháng khuẩn, chống viêm tốt. Ngoài ra, theo nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng việc súc miệng với dầu dừa giúp mảng bám được loại bỏ đáng kể, ngăn chặn dấu hiệu viêm lợi.

Sử dụng khoảng 10ml dầu dừa ngậm trong miệng khoảng 20 phút. Tuyệt đối không để dầu dừa chạm vào khu vực cổ họng, sau khi nhổ bỏ cần súc miệng lại thật sạch bằng nước ấm. Mỗi ngày cần thực hiện 1 lần để hiệu quả đạt được tốt nhất.

Sử dụng tinh dầu sả

Tinh dầu sả giúp điều trị viêm lợi nhiệt miệng rất tốt. Ngoài ra, nó còn loại bỏ mảng bám nhờ có chứa hàm lượng chlorhexidine. Mỗi ngày bạn sử dụng 3 giọt tinh dầu dừa pha với khoảng 250ml nước. Sử dụng nước này súc miệng trong vòng 30 giây. Nhổ  ra rồi súc lại miệng với nước ấm.

Sử dụng lô hội

Trong thành phần của lô hội cũng có chứa hàm lượng chlorhexidine dồi dào giúp giảm sự khó chịu, đau nhức và loại bỏ mảng bám. Với cách này, bạn sử dụng nước lô hội nguyên chất ngậm khoảng 30 giây rồi nhổ ra và súc lại miệng với nước ấm, mỗi ngày nên thực hiện vài lần.

Bài thuốc đông y giúp điều trị lợi viêm

Việc sử dụng các thảo dược tự nhiên để điều trị viêm lợi hở chân răng cũng được đánh giá cao về hiệu quả:

Bài thuốc uống

  • Bài thuốc số 1: Sử dụng 4g cam thảo, 5g chỉ xác, 5g nhót tây, quan tùng, sinh địa, ô cửu, hoàng cầm, huỳnh thảo, nhân trần, thục địa mỗi loại 6g. Toàn bộ nguyên liệu đem rửa sạch rồi sau đó sắc lấy nước để uống trong ngày.
  • Bài thuốc số 2: Sử quân tử và cúc hoa mỗi loại 40g, 80g giải lễ, 12g cốc tinh thảo, 20g dây ruột gà, 8g thạch can. Đối với sử quân tử bạn cần phải ngâm cùng với nước nóng, sau đó bóc phần màng bên ngoài và 2 đầu nhọn, bỏ cuống đối với cốc tinh thảo. Toàn bộ nguyên liệu đem sao vàng rồi tán thành bột mịn. Chia ra thành những túi nhỏ với trọng lượng 4g. Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi sử dụng ½ gói/ lần, trẻ em từ 2 đến 5 tuổi sử dụng từ 1 đến 1,5 gói, trẻ em từ 5 đến 10 tuổi sử dụng 2 gói/ lần.

Bài thuốc bôi

  • Bài thuốc số 1: Sử dụng 4g bàng sa, 4g đồng thanh, 10g sơn tiêu đem tán nhỏ thành bột mịn. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sau đó bôi thuốc tại khu vực chân răng.
  • Bài thuốc số 2: Sử dụng 2g yêu hoàng, 2g bột chàm, 2g băng phiến, 4g lô hội, 4g bàng sa, 4g phèn chua, đem tán nhỏ tất cả nguyên liệu thành bột mịn. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ rồi bôi lên vị trí lợi bị sưng đau, viêm nhiễm.

Điều trị viêm lợi bằng phương pháp tây y

Đối với tây y, việc điều trị bệnh sẽ cần áp dụng một số phương pháp sau:

Việc loại bỏ cao răng sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn và tác nhân gây ra bệnh
Việc loại bỏ cao răng sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn và tác nhân gây ra bệnh
  • Lấy cao răng: Đây là phương pháp đầu tiên mà nha sĩ chỉ định, việc loại bỏ cao răng sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn và tác nhân gây ra bệnh. Nguyên nhân chính của viêm lợi quanh chân răng chính là do mảng bám tích tụ lâu ngày hình thành cao răng.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Với trường hợp viêm lợi mức độ nhẹ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Loại thuốc này có tác dụng trong việc diệt khuẩn, giảm bớt sưng đỏ hiệu quả. Một số loại thuốc được chỉ định gồm có Azithromycin, Metronidazol, Amoxicillin, Tetracycline… Tùy vào từng triệu chứng mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp cho bệnh nhân.
  • Thuốc giảm đau: Với tình trạng đã tiến triển nặng, việc dùng thuốc giảm đau là không thể thiếu. Nó sẽ giúp bạn loại bỏ cơn đau, ngủ ngon và ăn ngon hơn trong những bữa ăn.
  • Thuốc kháng viêm: Đóng vai trò là một enzyme vô cùng đặc biệt. Thuốc kháng viêm sẽ giúp tốc độ phản ứng hóa học được đẩy nhanh hơn. Do đó, việc giảm triệu chứng phù nề, sưng đỏ dưới lợi cũng diễn ra tốt hơn.
  • Sử dụng nước súc miệng: Trong thành phần của nước súc miệng thường có chứa thành phần hóa học, có tác dụng trong việc loại bỏ vi khuẩn, làm sạch mảng bám, thức ăn thừa. Điều này giúp cho triệu chứng viêm lợi được giảm đi đáng kể, hơi thở thơm mát, dễ chịu hơn.

Lợi sưng viêm và các biến chứng có thể xảy ra

Bệnh viêm lợi nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời sẽ phát triển và lan rộng tới các xương bên dưới và nhiều mô khác. Tình trạng diễn biến nghiêm trọng sẽ gây ra hiện tượng viêm nha chu, thậm chí là mất răng.

Các chuyên gia cũng đã nhận định, với tình trạng viêm lợi ở thể mãn tính thường có liên quan nhiều tới nhiều bệnh lý như đột quỵ, động mạch vành, tiểu đường, hô hấp, viêm khớp dạng thấp. Vi khuẩn do viêm lợi gây ra có thể tác động vào trong máu thông qua những mô nướu từ đó khiến cho phổi, tim và một số bộ phận khác bị ảnh hưởng.

Với trường hợp bị hoại tử thường đã ở giai đoạn rất nặng, bệnh gây ra nhiễm trùng, đau nhức, lở loét, chảy máu lợi. Lúc này người bệnh cần phải tới gặp bác sĩ để được điều trị ngay lập tức.

Khám và điều trị viêm lợi ở đâu tốt?

Khi thấy xuất hiện triệu chứng lợi sưng đỏ, chảy máu, hôi miệng bạn có thể tới một số địa chỉ sau đây để thăm khăm:

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương

Tiền thân của bệnh viện đó là ban nha khoa bệnh viện Phủ Doãn Hà Nội. Đây là nơi chuyên thực hiện thăm khám, điều trị các bệnh lý về răng hàm mặt. Hiện tại bệnh viện đang ứng dụng những kỹ thuật mới trong việc điều trị bệnh rất thành công với đội ngũ bác sĩ giỏi quy tụ.

Khoa răng bệnh viện Quân Đội 108

Khoa răng bệnh viện Quân Đội 108
Khoa răng bệnh viện Quân Đội 108

Đây là khoa chuyên thực hiện chẩn đoán, làm răng giả, điều trị các bệnh lý về răng miệng cho phần lớn bộ đội, bảo hiểm y tế và người dân. Các kỹ thuật thực hiện khá tiên tiến nổi bật gồm có nắn chỉnh nha cố định, điều trị nội nha bằng trâm xoay, cấy ghép implant…

Khoa răng miệng bệnh viện Quân Y 103

Lượt thăm khám và điều trị về răng miệng tại bệnh viện có số lượng vô cùng đông. Hiện tại khoa răng hàm mặt cũng đã triển khai và tiếp cận khá nhiều kỹ thuật điều trị mới giúp nắn chỉnh răng cố định, phục hồi thẩm mỹ, điều trị tủy, cấy ghép implant được đánh giá cao.

Lưu ý cơ bản giúp bạn phòng ngừa viêm lợi

Bệnh viêm lợi hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu bạn thực hiện theo các cách sau đây:

Tới gặp nha sĩ theo định kỳ
Tới gặp nha sĩ theo định kỳ
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Hãy áp dụng mỗi ngày đánh răng ít nhất 2 lần, mỗi lần thực hiện trong vòng 2 phút. Sau mỗi bữa ăn nhẹ hoặc bữa ăn chính cần phải chải răng luôn để mảng bám không tích tụ trên răng.
  • Tới gặp nha sĩ theo định kỳ: Khoảng 6 đến 12 tháng/ lần bạn cần phải tới gặp nha sĩ để được kiểm tra sức khỏe răng miệng. Nếu thấy xuất hiện yếu tố nguy cơ thì sẽ được can thiệp sớm để loại bỏ triệu chứng.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh: Bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng thật hợp lý, kiểm soát lượng đường trong máu, tránh những thói quen xấu như hút thuốc lá, sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích để duy trì sức khỏe răng miệng thật tốt.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan tới bệnh viêm lợi chi tiết nhất. Nếu bạn đang có triệu chứng của bệnh thì hãy tới gặp bác sĩ để được kiểm tra và có phương án điều trị thích hợp càng sớm càng tốt.

4.7/5 - (10 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo