Sâu răng và thông tin liên quan tới bệnh từ A đến Z
Trong số các bệnh lý liên quan tới răng miệng, sâu răng được coi là phổ biến hơn cả. Bất cứ ai cũng sẽ đều bị sâu răng một lần ở trong đời. Nó sẽ gây ra tình trạng khó chịu, đau nhức, ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ và nhiều biến chứng nếu không được điều trị đúng cách.
Sâu răng là gì?
Sâu răng tiếng anh là Caries. Đây là hiện tượng mô cứng của răng bị tổn thương do vi khuẩn tích tụ ở mảng bám răng dẫn tới hủy khoáng và trên răng xuất hiện các lỗ nhỏ. Đây là bệnh lý do nhiều yếu tố khác nhau kết hợp mà thành như thói quen ăn vặt, vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, sử dụng đồ uống có gas.
Nếu không có phương án điều trị kịp thời sâu răng sẽ trở nên vô cùng nặng nề. Một số trường hợp có thể bị nhiễm trùng hoặc đau nhức. Ngoài ra, việc chú ý khám răng theo định kỳ, vệ sinh răng miệng đúng cách cũng là giải pháp giúp bảo vệ răng hiệu quả.
Nguyên nhân gây ra sâu răng do đâu?
Theo các bác sĩ nha khoa khẳng định, nguyên nhân của bệnh sâu răng thường có khá nhiều. Tuy nhiên chủ yếu do vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng tạo ra axit. Nó phổ biến là Actinomyces, Streptococcus mutans và Lactobacillus. Chúng sẽ khiến cho carbohydrate lên men và tổn thương răng. Sau đây sẽ là một số nguyên nhân chính gây ra bệnh:
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Khi răng miệng không được làm sạch đúng cách, thường xuyên sẽ khiến cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, phát triển. Vì thế, mỗi ngày chúng ta cần phải đánh răng ít nhất 2 lần, nhất là sau khi sử dụng đồ ăn, thức uống ngọt.
Bên cạnh đó, nếu đánh răng sai cách cũng làm gia tăng khả năng bị sâu răng nhiều hơn. Muốn đúng cách, bạn phải đánh xoay vòng tròn hoặc theo chiều dọc. Hãy lựa chọn loại bàn chải lông mềm để các kẽ răng được làm sạch hiệu quả.
Thói quen ăn đồ ngọt
Các loại đồ ngọt như ngũ cốc, kem, mật ong, socola, bánh ngọt, đường, sữa… sẽ bám dính trên răng lâu ngày. Chúng sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn tăng nhanh và dẫn tới răng bị sâu. Trong thành phần của đồ ngọt, đồ ăn vặt thường có chứa axit độc hại khiến răng bị tổn thương.
Thiếu nước
Chắc chắn nhiều người sẽ cảm thấy điều này không hề có sự liên quan. Tuy nhiên, khi cơ thể thiếu nước sẽ dẫn tới hiện tượng thiếu nước bọt và khô miệng. Nước bọt có tác dụng trong việc rửa trôi mảng bám, thức ăn. Hơn nữa, trong nó cũng có chứa khoáng chất giúp loại bỏ vi khuẩn, chữa răng sâu.
Hàm răng yếu hoặc vỡ nứt
Chân răng yếu sẽ khiến cho nứt vỡ xảy ra. Nó tạo điều kiện để mảng bám hình thành, vi khuẩn phát triển. Lâu ngày vi khuẩn sẽ tấn công mạnh mẽ vào răng và hình thành lỗ sâu.
Tụt nướu
Hiện tượng này sẽ ra sẽ khiến rễ chân răng hình thành mảng bám. Khi đó ngà răng sẽ bị vi khuẩn tấn công. Lúc này sâu men răng sẽ xảy ra và làm người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, đau đớn.
Dấu hiệu nhận biết sâu răng là gì?
Thực tế cho thấy dấu hiệu bị sâu răng ở mỗi người cũng sẽ có sự khác nhau. Nó sẽ tùy thuộc vào từng tình trạng. Với những trường hợp răng bị sâu mức độ nặng sẽ có một số dấu hiệu nhận biết sau đây:
- Quan sát bằng mắt thường thấy ngà răng, men răng bị tổn thương. Khi thực hiện dung que để cạo mảng bám, vụn thức ăn ra ngoài sẽ thấy lỗ sâu răng khá lớn.
- Khi ăn những thức ăn ngọt, lạnh nóng… hoặc lọt vào lỗ sâu sẽ khiến người bệnh cảm giác ê buốt, đau nhức khó chịu.
- Dấu hiệu răng bị sâu thường gặp đó là các lỗ sâu bị đau trong thời gian kéo dài rồi dịu dần. Nếu gặp phải triệu chứng này, hãy tới ngay nha sĩ để được thăm khám và có phương án điều trị kịp thời nhất!
Ai có nguy cơ bị sâu răng nhiều nhất?
Bất cứ ai cũng đều có nguy cơ bị sâu răng tấn công, nhưng sẽ có một số yếu tố tác động làm tăng nguy cơ nhu sau:
- Vị trí sâu răng thường gặp nhất đó là răng hàm. Do nó có khá nhiều rãnh nên các vụn thức ăn khó được làm sạch, lâu ngày sẽ tích tụ và gây sâu răng.
- Một số thực phẩm như trái cây khô, soda, đường, mật ong, kem, sữa, bánh quy, khoai tây chiên… bám trên răng lâu ngày có khả năng gây bệnh nhiều hơn.
- Trẻ sơ sinh trong quá trình uống sữa, nước trái cây, sữa công thức, nước có đường… nhưng không vệ sinh răng sau đó.
- Không bổ sung Fluoride – khoáng chất giúp ngăn chặn răng sâu. Nó được dùng nhiều trong thành phần của nước súc miệng, kem đánh răng.
- Người lớn tuổi, trẻ em có nguy cơ bị răng sâu cao hơn so với đối tượng khác.
- Người bị trào ngược dạ dày thực quản, ợ nóng khiến cho axit dạ dày đi vào miệng. Từ đó khiến men răng bị mòn, răng bị tổn thương.
- Người có chứng cuồng ăn, chán ăn có thể bị xói mòn răng hoặc sâu răng ghé thăm.
Sâu răng khi nào nên tới gặp nha sĩ?
Phần lớn người bệnh đều không thể nhận thức được mình bị răng sâu. Do đó việc vệ sinh răng miệng, khám răng định kỳ thường khá quan trọng giúp răng miệng được bảo vệ. Nhưng nếu xuất hiện triệu chứng đau miệng, đau răng thì bạn nên tới gặp nha sĩ để được điều trị sớm.
Sâu răng mặc dù được biết tới là một dạng bệnh khá phổ biến. Tuy nhiên nếu không có phương án điều trị đúng cách, kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ răng miệng như áp xe răng, đau răng, gãy răng, mủ quanh răng, ăn nhai kém.
Với trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ gặp phải một số hiện tượng như đau răng khiến cho việc ăn uống không được thoải mái, cơ thể khó chịu, gặp vấn đề về vấn đề dinh dưỡng, giảm cân. Thậm chí một vài người còn bị mất răng ảnh hưởng tới giao tiếp, áp xe mủ dẫn tới nhiễm trùng hoặc tính mạng bị đe dọa.
Sâu răng có nguy hiểm không?
Ngoài ảnh hưởng tới vấn đề thẩm mỹ, răng sâu men cũng sẽ gây ra những nguy hiểm như sâu:
Nguy cơ mất răng
Với trường hợp răng sâu không được điều trị đúng cách và kịp thời nó sẽ khiến cho chết tủy sống hoặc vết sâu ngày càng lan rộng. Khi chết tủy, răng sẽ dễ vỡ và giòn hơn nên dễ bị gãy thân răng.
Ảnh hưởng đến tổng thể răng miệng
Răng sâu làm cho cấu trúc của răng đang bị phá hủy dẫn tới đau nhức. Nếu không có phương án chữa trị đúng cách sẽ dẫn tới việc mất răng. Vi trùng sâu răng lan tới tủy và dẫn tới viêm tủy. Khi đó lỗ chóp răng bị chèn ép bởi vi khuẩn làm cho dây thần kinh bị chết. Máu sẽ không thể nào di chuyển và cung cấp nhiều cho răng dẫn tới chết tủy.
Mất thẩm mỹ
Thông qua hình ảnh sâu răng sẽ thấy với mức độ nhẹ trên bề mặt răng sẽ có chấm đen. Tuy nhiên, khi tình trạng đã nặng thì lỗ hổng màu đen hoặc nâu với kích thước khác nhau sẽ dẫn xuất hiện. Điều đó khiến cho hàm răng mất đi tính thẩm mỹ, người bệnh trở nên tự ti trong việc giao tiếp.
Tinh thần sa sút
Rất nhiều trường hợp răng bị sâu mức độ nặng dẫn tới cơn đau kéo dài hoặc đau đầu liên tục. Điều đó sẽ phần nào ảnh hưởng tới việc ăn uống, nghỉ ngơi, giấc ngủ và làm bạn trở nên mệt mỏi. Tinh thần bị tác động dễ trở nên cáu gắt, khó chịu trong người. Với trẻ nhỏ, bệnh lý này gây ra hiện tượng bỏ bữa, chán ăn, sức đề kháng giảm, quấy khóc.
Tính mạng bị đe dọa
Răng sâu không được điều trị đúng cách có thể biến chứng sang hoại tử hoặc viêm tủy. Nó sẽ khiến cho nhiều vùng răng bị nhiễm trùng. Những trường hợp có thể lan xuống trung thất hoặc nhiễm trùng máu gây nguy hiểm tới tính mạng.
Sâu răng được chẩn đoán như thế nào?
Để phát hiện răng bị sâu, nha sĩ sẽ sử dụng một số cách sau đây:
- Hỏi bệnh nhân liên quan tới triệu chứng đang gặp phải.
- Kiểm tra toàn bộ khoang miệng thông qua dụng cụ.
- Thực hiện chụp X Quang để xem xét mức độ răng sâu. Thông qua đó hình ảnh bị sâu răng sẽ được hiện ra sắc nét giúp nha sĩ biết được chính xác tình trạng bệnh. Mặc dù tia X thường có thể chứa tác nhân ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, nhưng trong nha khoa và y tế thì cường độ này đã được công nhận là an toàn và không làm hại tới sức khỏe.
Điều trị sâu răng như thế nào mới hiệu quả?
Khi bị sâu răng, bạn có thể điều trị bằng những phương pháp sau đây:
Mẹo điều trị sâu răng đơn giản tại nhà
Để trị răng bị sâu, bạn có thể lựa chọn một số cách đơn giản sau đây:
Chườm đá lạnh
Đây là cách giúp giảm sưng đau ở răng hiệu quả nhất. Với trường hợp răng sâu gây ra đau nhức và sưng má, bạn có thể dùng nhiệt độ thấp để khiến lưu lượng máu hạn chế tới khu vực đang bị tác động. Lúc này cơn đau sẽ bị kiểm soát, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Sử dụng nước muối
Súc miệng bằng nước muối là cách đơn giản giúp mảnh vụn thức ăn được loại bỏ. Bên cạnh đó, nó còn giúp hạn chế sự khó chịu mà người bệnh đang gặp phải. Để trị sâu răng hiệu quả, tốt nhất bạn sử dụng nước muối để ngậm khoảng 30 phút rồi súc miệng.
Sử dụng trà xanh
Trà xanh có hàm lượng kháng khuẩn cao. Nó có tác dụng trong việc làm chậm quá tình phát triển của sâu răng. Mỗi ngày bạn có thể dùng trà xanh để súc miệng cũng giúp làm lành viêm nướu, áp xe và trị răng sâu hiệu quả.
Sử dụng lá ổi
Trong thành phần của lá ổi có chứa hàm lượng astringents có tác dụng trong việc kháng khuẩn, kháng viêm giúp giảm đau, săn chắc nướu hiệu quả.
Bạn sử dụng lá ổi tươi đem rửa sạch với nước, sau đó xay nhuyễn cùng với nước ấm và muối. Lọc lấy phần nước cốt. Sử dụng tăm bông chấm hỗn hợp vào vị trí răng bị sâu. Ngoài ra, để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám hãy lấy lá này đun với nước để làm dung dịch súc miệng cũng rất tốt.
Sử dụng tỏi
Tỏi là loại gia vị có chứa glycogen và fitonxit giúp sát trùng và diệt khuẩn tốt. Hãy đem tỏi bóc sạch vỏ, sau đó giã nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên khu vực răng sâu. Ngoài ra, để tăng thêm hiệu quả điều trị bạn có thể dung thêm chút muối kết hợp cùng. Kiên trì thực hiện khoảng 2 tuần triệu chứng sẽ thuyên giảm.
Sử dụng lá bàng
Loại lá này thường có chứa hàm lượng saponin, flavonoid, tanin và phytosterol. Sự tham gia của những chất này giúp loại bỏ vi khuẩn, sát khuẩn và giảm viêm nhiễm.
Bạn hãy đem lá bàng non rửa sạch với nước, sau đó xay nhuyễn cùng với muối. Vắt lấy nước cốt rồi ngậm dung dịch này khoảng 5-7 phút. Cuối cùng súc lại miệng, áp dụng khoảng vài tuần để hiệu quả đạt được cao nhất.
Sử dụng lá tía tô
Trong y học cổ truyền, lá tía tô thường được sử dụng làm phương thuốc giúp giảm đau nhức, khử mùi hôi miệng, ngăn chặn viêm nhiễm và các bệnh liên quan tới răng miệng. Trong loại thảo dược này có chứa hàm lượng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ.
Để trị răng bị sâu, bạn nên sử dụng tía tô rửa sạch, đem xay nhuyễn với nước ấm. Lọc lấy nước cốt để chấm vào khu vực răng sâu để giảm sự khó chịu, ngăn chặn vi khuẩn phát triển.
Điều trị sâu răng bằng phương pháp tây y
Răng sâu chủ yếu là do vi khuẩn gây nên khiến cho cấu trúc răng bị phá hủy. Muốn điều trị dứt điểm, bạn cần phải thực hiện các phương pháp sau đây:
Trám răng
Đây là biện pháp nha sĩ lấp lỗ răng sâu lại bằng vật liệu nha khoa như sứ, Amalgam, xi măng silicat, composite. Từ đó giúp cấu trúc răng được bảo vệ, khôi phục việc ăn nhai diễn ra hiệu quả.
Trám răng hiện nay thường có 2 phương pháp cơ bản đó là thông thường và thẩm mỹ. Tùy vào từng mức độ sâu, tình trạng và mong muốn mà bệnh nhân có thể lựa chọn loại phù hợp với mình.
Nha sĩ sẽ thực hiện xử lý khu vực bị sâu nhằm loại bỏ vi khuẩn trước khi trám. Tiếp đến, sử dụng vật liệu nha khoa để lấp đầy những lỗ hổng trên răng. Bước cuối cùng là xử lý vết tram để không khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu hoặc gây cộm.
Bọc răng sứ thẩm mỹ
Phương pháp này sẽ được chỉ định dành cho trường hợp bệnh nhân bị răng sâu mức độ nặng. Lúc này tủy răng bị đã hư hỏng, cấu trúc răng bị phá hủy nhưng chân răng vẫn còn. Nha sĩ sẽ thực hiện xử lý khu vực răng bị sâu, làm sạch răng miệng, dùng dụng cụ mài răng và bọc răng sứ ở bên ngoài.
Lúc này, mão răng sứ thường có khả năng chịu lực, độ cứng tốt giúp khôi phục chức năng ăn nhai giống răng thật. Chất liệu làm răng sứ thường chủ yếu là sứ cường độ cao, vàng, sứ nung chảy với kim loại, nhựa hoặc vật liệu khác.
Nhổ răng
Trường hợp ở mức độ cực kỳ nghiêm trọng, khó phục hồi bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng hoàn toàn. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ khiến người bệnh xuất hiện khoảng trống trên răng có thể gây khó khăn trong việc ăn uống, răng xô lệch sang khu vực khác. Do đó, sau khi nhổ răng xong bệnh nhân có thể được khuyên cắm implant để khôi phục chức năng ăn nhai.
Điều trị sâu răng bằng thuốc Đông y
Một vài bài thuốc Đông y lành tính được khuyên dùng:
Bài thuốc 1
Sử dụng 8g xích thược, 8g cát căn, 8g thăng ma, 8g liên kiều, 8g mẫu đơn bì, 16g sinh địa hoàng, 12g hoàng cầm. Toàn bộ nguyên liệu đem sắc lấy nước để uống. Bài thuốc này có tác dụng điều trị răng bị sâu do nhiệt, khi ăn đồ nóng hoặc lạnh triệu chứng đau tăng lên, khát nước, chân răng sưng trướng. Đối với trường hợp đau nhiều thì cần kết hợp thêm 10g tri mẫu, 6g sài hồ.
Bài thuốc 2
Sử dụng 15g sinh thạch cao, 18g sinh địa hoàng, 9g kinh giới, 9g thanh bì, 9g mẫu đơn bì, 9g phòng phong, 3g sinh thảo, 3g tế tân. Toàn bộ nguyên liệu đem sắc thành nước để uống. Bài thuốc có tác dụng trong việc mát huyết, thanh nhiệt, khu phong, bình can.
Bài thuốc 3
Sử dụng 18g thạch cao, 12g ngưu bàng tử, 6g hoàng liên, 10g bạch hà, 12g ngưu bàng tử, 12g kê kim, 10g bạch hà, 12g thạch hộc, 10g đạm trúc diệp, 10g phòng phong, 12g sinh địa hoang, 10g cát căn, 10g phòng phong, 12g hậu phác, 10g địa cốt bì. Toàn bộ nguyên liệu sắc thành thang uống trong ngày. Nó có tác dụng trong việc giải độc, thanh nhiệt phù hợp với bệnh nhân bị đau nhức răng tái phát.
Chữa sâu răng ở đâu tốt?
Muốn khám, điều trị các bệnh về răng, trong đó có sâu răng bạn có thể lựa chọn các địa chỉ sau đây:
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội
Đây là địa chỉ chuyên về điều trị các bệnh lý liên quan tới răng hàm mặt nổi tiếng tại khu vực miền Bắc. Cùng với hơn 30 năm kinh nghiệm, bệnh viện đã phát triển với nhiều chuyên khoa khác nhau như khoa điều trị tổng hợp, khoa điều trị răng cho trẻ em, khoa điều trị răng cho người cao tuổi, khoa điều trị nội nha, khoa điều trị theo yêu cầu. Tại bệnh viện cũng có trang thiết bị, máy móc hiện đại và tiên tiến mang tới cho bệnh nhân sự trải nghiệm tốt.
Phòng khám răng hàm mặt bệnh viện 103
Đây là phòng khám được thành lập vào năm 2013. Cho tới nay, phòng khám đã được hoạt động và có nhiều đầu tư liên quan tới cơ sở vật chất. Hiện tại, phòng khám được chia ra làm 4 khu vực gồm có phòng tiếp đón bệnh nhân, 2 phòng điều trị và phòng chụp Xquang. Tại đây có hệ thống bác sĩ, chuyên viên có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi và kỹ thuật điều trị hiện đại.
Bệnh viện răng hàm mặt thành phố Hồ Chí Minh
Tiền thân của bệnh viện răng hàm mặt TPHCM là trạm răng hàm mặt trực thuộc sở y tế. Đây là bệnh viện có lịch sự phát triển đã lâu năm tại khu vực miền nam. Bệnh viện chuyên thực hiện thăm khám, điều trị các bệnh lý về răng hàm mặt.
Toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị đều được đầu tư hiện đại. Bên cạnh đó, đội ngũ y bác sĩ tại đây cũng có trình độ chuyên môn cao. Khi khám và điều trị sâu răng tại bệnh viện bạn hoàn toàn có thể yên tâm về kết quả cũng như được y bác sĩ phục vụ nhiệt tình.
Cách phòng ngừa bệnh sâu răng
Để phòng ngừa sâu răng, bạn cần thực hiện như sau:
- Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ ngày. Ngoài ra, đối với bàn chải sử dụng cần chọn loại có lông mềm, đánh răng đúng cách từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài.
- Chải răng vẫn chưa thể loại bỏ được hết thức ăn thừa dính trên kẽ răng. Vì thế bạn cần phải sử dụng thêm chỉ nha khoa để việc làm sạch diễn ra tốt hơn.
- Sử dụng thêm nước súc miệng có chứa Fluor có tác dụng trong việc loại bỏ vi khuẩn, tạo mùi thơm cho khoang miệng.
- Tránh xa các loại đồ ăn vặt, thức ăn có vị ngọt, nước uống có gas vì sẽ khiến cho tăng tác nhân gây bệnh. Thay vào đó hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung thực phẩm tốt cho răng.
- Thực hiện tới gặp nha sĩ khoảng 6 tháng/ lần để kiểm tra tình trạng răng miệng và có phương án điều trị kịp thời khi mới chớm phát bệnh.
Trên đây là một số thông tin liên quan tới nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh sâu răng hiệu quả. Chúng tôi hy vọng đã cung cấp thông tin hữu ích để bạn có phương án chữa trị kịp thời, tránh xảy ra biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và sinh hoạt.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!