Thuốc chữa viêm lợi: Top 14 loại có công dụng tốt nhất hiện nay 

Vi khuẩn xuất phát từ những mảng bám hoặc cao răng không được vệ sinh sạch sẽ trong quá trình chăm sóc răng miệng. Chúng sinh sôi và tấn công phần răng nướu, xảy ra tình trạng bệnh lý răng miệng phổ biến, trong đó có viêm lợi. Tuy bệnh lý này không nguy hiểm nhưng nếu để lâu dài, các hậu quả sẽ vô cùng khó lường. 14 loại thuốc chữa viêm lợi hiệu quả dưới đây sẽ hỗ trợ bạn triệt để khi loại bỏ bệnh lý này.

Top 14 loại thuốc chữa viêm lợi nên tham khảo ngay

Đây là những sản phẩm đáng rất phổ biến trên thị trường và được nhiều người bệnh đánh giá rất tốt:

Thuốc Syndent Plus Dental Gel

Syndent Plus Dental Gel là một trong những loại thuốc chữa viêm lợi dưới dạng gel được bác sĩ thường xuyên kê trong đơn thuốc để hỗ trợ chấm dứt những cơn đau nhức, khó chịu khi gặp bệnh lý này. Thêm vào đó, thuốc còn có công dụng đánh bay những mảng bám khó chịu bám chắc trên gốc răng.

Thuốc chữa những thành phần chính như sau: Metronidazole, Chlorhexidine Gluconate BP,…

Cách sử dụng:

  • Trẻ em trên 30 tháng tuổi: thoa thuốc từ 2-3 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau 6 tiếng với những vùng viêm lợi.
  • Người lớn: thoa thuốc từ 3-4 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau 6 tiếng với những vùng viêm lợi.

Hiện nay trên thị trường, thuốc Syndent Plus Dental được bán với giá khoảng 40.000 vnđ cho một tuýp gel có trọng lượng 20gr.

Thuốc Syndent Plus Dental Gel
Thuốc Syndent Plus Dental Gel

Thuốc Metrogyl Denta

Metrogyl Denta là loại thuốc chữa viêm lợi dạng gel có xuất xứ từ Ấn Độ. Thuốc có những công dụng tốt trong việc chữa viêm nướu từ thể nhẹ đến nặng, hỗ trợ khắc phục các hậu quả từ vi khuẩn gây viêm lợi như lở loét lợi, hôi miệng do nhiễm trùng ống tủy răng,… Ngoài ra, khi thoa lên vùng lợi bị viêm, thuốc có thể kháng khuẩn ngay tại vết thương, tiêu diệt nấm và một số chủng ký sinh gây bệnh lý răng miệng khác.

  • Thuốc chữa những thành phần chính như sau: Metronidazole Benzoate BP, Chlorhexidine Gluconate Solution.
  • Cách sử dụng: sau khi vệ sinh răng miệng theo đúng các bước quy chuẩn, người bệnh bôi một lượng thuốc vừa đủ lên vết viêm nướu. Người bệnh nên sử dụng từ 7 ngày trở lên để đạt hiệu quả tốt nhất với liều lượng 3-4 lần/ngày.
  • Hiện nay trên thị trường, thuốc Metrogyl Denta được bán với giá giao động khoảng 40.000 – 70.000 vnđ cho một tuýp gel.

Thuốc chữa viêm lợi Dertesmin P

Dentosmin P là loại thuốc chữa viêm lợi dạng gel có xuất xứ từ Đức. Thuốc có công dụng kháng viêm, diệt vi khuẩn gây ra bệnh lý viêm lợi, hỗ trợ khắc phục tình trạng sưng viêm, tấy đỏ và đau nhức do vi khuẩn viêm lợi tấn công.

Tuy nhiên, loại thuốc chữa viêm lợi này chỉ phù hợp với những bệnh nhân có tình trạng viêm lợi nhẹ. Thuốc không thể điều trị triệt để các tình trạng viêm lợi nặng do vi khuẩn tích tụ sâu dưới nướu hoặc chưa xuất hiện triệu chứng gì để xác định bệnh.

  • Thuốc chữa thành phần chính như sau: Chlorhexidine 1% có công dụng diệt vi khuẩn, nấm và các loại ký sinh gây bệnh trong khoang miệng.
  • Cách sử dụng:  sau khi vệ sinh răng miệng theo đúng các bước quy chuẩn, người bệnh bôi một lượng thuốc vừa đủ lên vết viêm nướu. Người bệnh nên sử dụng liều lượng 1-3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Hiện nay trên thị trường, thuốc Metrogyl Denta được bán với giá giao động khoảng 200 nghìn đồng đến 300.000 vnđ cho một tuýp gel.

Thuốc trị viêm lợi Emofluor Gel

Emofluor Gel là là loại thuốc chữa viêm lợi có xuất xứ từ Thuỵ Sỹ, được sử dụng thông dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Tác dụng của thuốc bao gồm: ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm lợi, hỗ trợ điều trị các triệu chứng đau nhức, sưng đỏ, lở loét lợi do viêm lợi. Thuốc được bác sĩ khuyên dùng khi có các tình trạng như:  ê buốt chân răng, phá hủy men răng, sâu răng, ổ mủ chân răng,… Ngoài ra, Emofluor Gel có thể dùng để vệ sinh răng miệng, làm sạch nướu răng đối với những người có răng miệng nhạy cảm.

  • Thuốc chữa thành phần chính như sau: Stannous Fluoride với hàm lượng 0.4%
  • Cách sử dụng: sau khi vệ sinh răng miệng theo đúng các bước quy chuẩn, người bệnh bôi một lượng thuốc vừa đủ lên vết viêm nướu. Người bệnh nên sử dụng liều lượng 3-4 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, bạn có thể dùng phòng ngừa viêm nướu với liều lượng 1 lần mỗi ngày.
  • Hiện nay trên thị trường, thuốc Emofluor Gel được bán với giá giao động khoảng 250.000 – 280.000 vnđ cho một tuýp gel.

Thuốc chữa viêm lợi Metronidazol Stada

Viêm lợi uống thuốc gì, sưng lợi uống thuốc gì là câu hỏi nhiều người băn khoăn. Metronidazol Stada là một trong những gợi ý mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc. Đây là dạng thuốc viên kháng sinh, thường được chỉ định đối với bệnh nhân bị viêm lợi.  Thuốc chữa thành phần chính như sau: Metronidazol, acid stearic, Lactose monohydrate, magnesium stearate,…

  • Thuốc có công dụng: điều trị đối với các trường hợp viêm lợi do vi khuẩn kỵ khí, viêm lợi hoại tử loét cấp,…
  • Cách sử dụng: Bệnh nhân uống 3 lần/ngày với liều lượng 200mg/lần. Đợt điều trị kéo dài tối thiểu 3 ngày liên tục. Khi sử dụng thuốc chữa viêm lợi này , bạn nên uống sau khi ăn no để đảm bảo không làm tổn hại dạ dày.
  • Hiện nay trên thị trường, thuốc Metronidazol Stada được bán với giá giao động khoảng 11.000 vnđ cho hộp 14 viên.

PerioKin

PerioKin là loại thuốc chữa viêm lợi có xuất xứ từ  Tây Ban Nha, được sử dụng thông dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tác dụng của thuốc bao gồm: tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi, chống lại vi khuẩn gram âm, gram dương, nấm men và virus ưa lipid.

Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ ức chế được vi khuẩn trên bề mặt, không tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh ẩn trú sâu dưới lợi. Thuốc được bác sĩ khuyên dùng khi có các tình trạng như: viêm nướu, abscess nha chu, loét miệng, điều trị trầy xước niêm mạc do ảnh hưởng của hàm giả,…

  • Cách sử dụng: sau khi vệ sinh răng miệng theo đúng các bước quy chuẩn, người bệnh bôi trực tiếp thuốc lên phần lợi bị viêm nhiễm. Người bệnh nên sử dụng liều lượng 2-3 lần/ngày với liệu trình 7 ngày trở lên để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Hiện nay trên thị trường, thuốc PerioKin được bán với giá giao động khoảng 120.000 – 150.000 vnđ cho một tuýp gel.

Thuốc chữa viêm lợi PerioKin
Thuốc chữa viêm lợi PerioKin

Ciprofloxacin

Bị viêm lợi uống thuốc gì, viêm răng lợi uống thuốc gì là câu hỏi nhiều người băn khoăn. Ciproxacin là một trong những gợi ý mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc. Đây là dạng thuốc viên kháng sinh thuộc nhóm quinolon, thường được chỉ định đối với tình trạng nhiễm trùng lợi do vi khuẩn A.actinomycetemcomitans.

Thuốc có công dụng ức chế quá trình tái tạo và phục hồi DNA của vi khuẩn gây viêm lợi khiến chúng không thể tiếp tục sản sinh và bị tiêu diệt dần.

  • Cách sử dụng: Thuốc được chỉ định uống sau khi ăn 2 tiếng. Bệnh nhân uống 2 lần/ngày với liều lượng 500mg-700mg/lần. Đợt điều trị kéo dài tối thiểu 7 cho đến 14 ngày liên tục. Khi sử dụng thuốc chữa viêm lợi này , bạn nên uống sau khi ăn no để đảm bảo không làm tổn hại dạ dày.
  • Hiện nay trên thị trường, thuốc Ciprofloxacin được bán với giá giao động khoảng 2 nghìn nghìn đồng cho 1 viên thuốc. Ngoài ra bạn có thể mua theo nguyên hộp với giá 150.000 vnđ 10 vỉ (100 viên).

Amoxicillin

Thêm vào danh sách viêm lợi chân răng uống thuốc gì, bị sưng lợi uống thuốc, chúng tôi gợi ý thuốc Amoxicillin. Đây là dạng thuốc viên kháng sinh thuộc nhóm Penicillin, được dùng để ức chế quá trình phân bào và phát triển vi khuẩn gây ra tình trạng viêm lợi.

  • Cách sử dụng: Bệnh nhân uống 3 lần/ngày với liều lượng 250mg – 500mg/lần. Đợt điều trị kéo dài theo chỉ định của bác sĩ cũng như thể trạng của bệnh nhân. Bệnh nhân dùng liều thuốc tối đa liên tục trong 7-10 ngày. Nếu tình trạng không thuyên giảm thì nên đi gặp bác sĩ để tái khám.
  • Hiện nay trên thị trường, thuốc Amoxicillin được bán với giá giao động khoảng 1.000 vnđ cho 1 viên thuốc. Ngoài ra bạn có thể mua theo nguyên hộp với giá 95.000 vnđ cho 10 vỉ (100 viên).

Azithromycin

Thêm vào danh sách bị viêm lợi nên uống thuốc gì, viêm sưng lợi uống thuốc gì, chúng tôi gợi ý thuốc chữa viêm lợi Azithromycin.

Đây là dạng thuốc viên kháng sinh thuộc nhóm macrolid, được dùng để ức chế quá trình phân bào và phát triển các chủng  vi khuẩn như: Haemophilus parainfluenzae, Borrelia burgdorferi, Clostridium perfringens và Streptococcus pneumoniae.

  • Thuốc có công dụng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi, giảm tình trạng sưng viêm cũng như đau đớn ở người bệnh.
  • Cách sử dụng: Bệnh nhân cố định liều lượng 500mg/ngày. Đợt điều trị kéo dài theo chỉ định của bác sĩ cũng như thể trạng của bệnh nhân. Bệnh nhân dùng liều thuốc tối đa liên tục trong 3 ngày. Nếu tình trạng không thuyên giảm thì nên đi gặp bác sĩ để tái khám.
  • Hiện nay trên thị trường, thuốc Azithromycin được bán với giá giao động khoảng 170.000 vnđ cho hộp 30 viên.

Thuốc chữa viêm lợi Clindamycin

Ngoài những thuốc kể trên, thuốc chữa viêm lợi Clindamycin cũng được thêm vào danh sách các loại thuốc kháng sinh tốt khi bị viêm lợi. Đây là dạng thuốc viên kháng sinh có hoạt chất Clindamycin, được dùng để ức chế quá trình sinh tổng hợp Protein của các loại vi khuẩn gây bệnh và làm chúng chết dần.

  • Công dụng: Thuốc kháng sinh này giúp cho người bệnh giảm cảm giác đau đớn do nhiễm trùng lợi. Ngoài ra còn giúp tiêu sưng đỏ ở phần lợi bị viêm nhiễm.
  • Cách sử dụng: Thuốc Clindamycin dùng được cả cho bệnh nhân viêm lợi thể nhẹ và thể nặng.  Đối với bệnh nhân bị viêm lợi nhẹ, bác sĩ chỉ định uống từ 150mg – 300mg/lần. Đối với bệnh nhân viêm lợi thể nặng, bác sĩ chỉ định uống 300mg – 450mg/lần. Bệnh nhân nên uống 4 lần/ ngày đệt đạt hiệu quả điều trị tối đa.
  • Hiện nay trên thị trường, thuốc Clindamycin được bán với giá 210.000 vnđ cho hộp 100 viên.

Cefixim

Thuốc chữa viêm lợi Cefixim cũng được thêm vào danh sách các loại thuốc kháng sinh tốt khi viêm lợi nên dùng thuốc gì. Thuốc được sản xuất tại hãng dược phẩm US Pharma của Việt Nam nên giá thành khá rẻ.   Đây là dạng thuốc viên kháng sinh có hoạt chất Cefixim Trihydrat, được dùng để ức chế sự phát triển vi khuẩn và các tác nhân gây viêm lợi.

Thuốc kháng sinh chữa viêm lợi Cefixim
Thuốc kháng sinh chữa viêm lợi Cefixim

Thuốc có công dụng ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh trên vùng viêm lợi, phá huỷ và làm biến mất tình trạng viêm lợi.

  • Cách sử dụng: đối với loại thuốc chữa viêm lợi này, tốt nhất bệnh nhân nên nghe theo chỉ định của bác sĩ nha khoa.
  • Hiện nay trên thị trường, thuốc Clindamycin được bán với giá giao động khoảng 45.000 – 60.000 vnđ đối với hộp thuốc 10 viên.

Doxycycline

Thuốc chữa viêm lợi Doxycycline được công nhận là loại thuốc kháng sinh tốt trong danh sách các loại thuốc kháng sinh khi trẻ em bị viêm lợi uống gì, trẻ bị viêm lợi nên uống thuốc gì. Thuốc được sản xuất tại hãng dược phẩm Brawn, Ấn Độ.   Đây là dạng thuốc viên kháng sinh trong nhóm Cyclin, chứa thành phần chính Doxycycline.

Thuốc có công dụng ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh trên vùng viêm lợi, phá huỷ và làm biến mất tình trạng viêm lợi. Tuy nhiên thuốc không có tác dụng với các trường hợp viêm lợi do virus.

  • Cách sử dụng:  Đối với trẻ em khi sử dụng thuốc này sẽ tính 2mg/kg x số cân nặng của trẻ nhỏ. Áp dụng và duy trì đều đặn mỗi ngày 1 lần đến khi khỏi viêm lợi.
  • Hiện nay trên thị trường, thuốc Clindamycin được bán với giá giao động khoảng 150.000 – 180.000 vnđ đối với hộp thuốc 100 viên.

Thuốc Erythromycin trị viêm lợi

Thuốc chữa viêm lợi Erythromycin cùng là một trong những loại thuốc kháng sinh được khuyên dùng bởi công dụng ức chế chủng vi khuẩn gram dương, gram âm, Chlamydia,…

Với thành phần chính Erythromycin, thuốc  mang các công dụng là ức chế sự phát sinh và lây lan của vi khuẩn viêm lợi, đồng thời giảm độ viêm sưng, tránh tình trạng đau đớn cho bệnh nhân. Thông thường, các trường hợp viêm lợi nhẹ sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc này.

  • Cách sử dụng: Bệnh nhân cố định liều lượng 525mg – 500mg/ lần x 3 lần/ngày. Liều lượng cụ thể sẽ được bác sĩ điều chỉnh cho phù hợp với mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân.
  • Hiện nay trên thị trường, thuốc Azithromycin được bán với giá 170.000 vnđ cho hộp 100 viên.

Thuốc chấm viêm lợi sindolor

Thuốc bôi chữa viêm lợi Sindolor thuộc dạng lỏng, được dùng để chấm vào các vùng viêm nhiễm trên lợi đang bị tổn thương. Tuy được ít người biết đến, nhưng thuốc mang lại hiệu quả rõ rệt cho việc kháng viêm cũng như ức chế sự phát triển và phá huỷ của vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng.

Cách sử dụng: bạn dùng tăm bông hoặc bông  y tế để chấm dung dịch, sau đó bôi trực tiếp lên phần lợi bị viêm. Mặc dù sẽ bị xót sau khi tra thuốc nhưng không nên súc miệng lại, tránh giảm công dụng của thuốc đem lại.

Hiện nay trên thị trường, thuốc được bán với giá giao động khoảng 10.000 vnđ cho 1 chai dung dịch chấm viêm lợi.

Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa viêm lợi

Mặc dù thuốc chữa viêm lợi có công dụng rất tốt, tuy nhiên bệnh nhân vẫn nên tuân thủ theo các lưu ý sao để kết quả sử dụng thuốc đạt hiệu quả tối ưu:

  • Các loại thuốc trị viêm lợi, đặc biệt là thuốc kháng sinh cần có sự cho phép và chỉ định liều lượng từ bác sĩ.
  • Sau khi đã áp dụng theo chỉ định của bác sĩ mà vẫn không chữa trị được dứt điểm tình trạng bệnh trên, bệnh nhân nên đến bệnh viện để tái khám cũng như được bác sĩ thay đổi hướng điều trị tích cực.
  • Bệnh nhân không nên nóng vội mà sử dụng quá liều lượng đã được quy định trong đơn thuốc để gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, các sản phẩm tây y thường sẽ có những tác dụng phụ đối với các cá thể nhất định. Chính vì vậy khi thấy cơ thể có biểu hiện gì bất thường, bạn nên thông báo luôn với bác sĩ.
  • Nếu muốn kết hợp các bài thuốc đông y với tây y, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện để tránh những hậu quả đáng tiếc.
  • Trong thời gian điều trị, bạn nên ăn uống khoa học, cung cấp cho cơ thể nhiều rau xanh, vitamin, không ăn đồ chua để vừa cung cấp đủ dưỡng chất mà vừ làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, làm lành vết thương nhanh.
Sủ dụng rau xanh tốt cho quá trình phục hồi sau viêm lợi
Sủ dụng rau xanh tốt cho quá trình phục hồi sau viêm lợi

Trên đây là một vài loại thuốc chữa viêm lợi hiệu quả mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng rằng, những thông tin chúng tôi cung cấp là bổ ích và giúp bạn có thêm những lựa chọn chữa trị khi bị mắc phải bệnh lý viêm lợi.

4.9/5 - (7 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo