Tưa miệng là gì, nhận biết nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đối với trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch thời điểm này còn chưa hoàn thiện. Không ít trẻ trong giai đoạn này thường mắc phải bệnh tưa miệng, nó gây ra triệu chứng khó chịu ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân và cách điều trị bệnh tưa miệng như thế nào mới hiệu quả?

Tưa miệng là bệnh gì?

Bị tưa miệng là sao? Tưa miệng được hiểu là sự phát triển của vi khuẩn nấm Candida Albicans bên trong khoang miệng đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát của phần niêm mạc miệng. Lúc này, nồng độ pH trong khoang miệng của trẻ thường thấp, niêm mạc miệng ở môi trường toan và bài tiết ra ít nước bọt.

Tưa miệng được hiểu là sự phát triển của vi khuẩn nấm Candida Albicans gây nên
Tưa miệng được hiểu là sự phát triển của vi khuẩn nấm Candida Albicans gây nên

Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây lan tới khu vực nướu, vòng miệng, sau cổ họng, amidan. Đây là căn bệnh có thể gặp phải ở bất cứ ai, tuy nhiên phổ biến nhất là người lớn tuổi, trẻ sơ sinh, người bị ức chế miễn dịch hoặc đang gặp vấn đề về sức khỏe.

Nguyên nhân gây ra bệnh tưa miệng

Tưa miệng là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sinh hoạt thường ngày của trẻ nhỏ. Nó thường do một số nguyên nhân sau đây:

Virus hoặc nấm

Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh tưa miệng. Toàn bộ bề mặt lưỡi, niêm mạc miệng có mảng trắng. Không ít phụ huynh thường lầm tưởng đây là cặn sữa đọng lại nên khá chủ quan. Nhưng cặn sữa thường dễ bong và trôi khi trẻ nuốt nước bọt hoặc uống nước. Nhưng tưa miệng thì không như vậy, nó khó có thể biến mất.

Ngoài mảng trắng trên lưỡi, bé sẽ thấy khó nuốt, bị đau nên thường xuyên bỏ bú và quấy khóc. Nếu nguyên nhân do virus thì bên trong khoang miệng của bé sẽ có vết loét. Một số trường hợp khác sẽ có triệu chứng hơi thở có mùi hôi, sốt cao.

Do chăm sóc bé chưa đúng cách

Việc vệ sinh răng miệng không cẩn thận sau khi ăn dặm hoặc bú
Việc vệ sinh răng miệng không cẩn thận sau khi ăn dặm hoặc bú

Trẻ nhỏ thường không thể vệ sinh cá nhân, tự chăm sóc bản than nên cha mẹ phải chủ động làm việc nay. Việc vệ sinh răng miệng không cẩn thận sau khi ăn dặm hoặc bú cũng là nguyên nhân chính khiến cho nấm tưa miệng phát triển. Bên cạnh đó, với giai đoạn ăn dặm phụ huynh cần tìm hiểu các thực phẩm phù hợp với bé yêu của mình, tránh cho ăn đồ khô, quá cứng hoặc không phù hợp.

Lây bệnh từ mẹ

Với trường hợp mẹ mắc bệnh tưa miệng có thể lây nhiễm sang cho con thông qua con đường bú sữa mẹ. Lúc này nếu như phát hiện bị tưa miệng ở người lớn thì phụ huynh cần phải hạn chế để bé không bị lây nhiễm.

Dấu hiệu nhận biết tưa miệng là gì?

Để việc điều trị tưa miệng đạt hiệu quả, bạn cần xem xét các dấu hiệu cụ thể như sau:

Khi tưa miệng mới hình thành

Ở giai đoạn khởi phát, trên đầu lưỡi của trẻ nhỏ thường xuất hiện các chấm trắng khá nhiều. Kích thước thường khá nhỏ với hình tròn, sau một thời gian chấm trắng này sẽ phát triển nhiều hơn. Mặt trên của lưỡi sẽ có lớp trắng phủ lên tạo thành các mảng màu trắng rõ rệt.

Ngoài các triệu chứng ở bề mặt lưỡi và đầu lưỡi thì bé sẽ có một số các dấu hiệu khác lạ chẳng hạn như thường xuyên khóc, quấy nhiều, bỏ bú, ăn uống kém. Nguyên nhân là vì lớp màng trắng này đã bao phủ bề mặt của lưỡi và gắn vào niêm mạc. Nó khiến cho bé bị mất vị giác, gây đau và khó nuốt hơn.

Trên đầu lưỡi của trẻ nhỏ thường xuất hiện các chấm trắng khá nhiều
Trên đầu lưỡi của trẻ nhỏ thường xuất hiện các chấm trắng khá nhiều

Hơn nữa, lớp màng này thường khá chặt và dai. Do đó, bạn không thể nào loại bỏ bằng việc cạo hoặc cậy đi được. Mặt khác, nó chỉ khiến cho bé gặp phải những nguy hiểm tiềm ẩn như viêm nhiễm, chảy máu. Các bậc phụ huynh cần phải tìm hiểu các cách điều trị phù hợp để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ.

Tưa miệng ở giai đoạn nghiêm trọng

Nếu tưa lưỡi nấm miệng không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ chuyển biến nghiêm trọng hơn. Lúc này vi khuẩn nấm sẽ xâm nhập vào nhiều cơ quan trong cơ thể như hệ tiêu hóa, hệ hô hấp. Nếu bệnh lan tới khu vực thực quản, cổ họng, khí quản trẻ có thể mắc phải các bệnh như viêm phế quản, viêm phổi hoặc nấm phổi. Chưa dừng lại ở đó, nấm di chuyển vào hệ tiêu hóa qua đường dạ dày sẽ khiến bé bị tiêu chảy và mất nước.

Cách điều trị tưa miệng hiệu quả

Để điều trị tưa miệng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:

Mẹo chữa tưa miệng tại nhà

Để chữa tưa miệng giai đoạn đầu tại nhà, bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu sau đây:

Nước muối pha loãng

Sử dụng nước muối sinh lý 0,1% hoặc hòa muối cùng với nước sôi để nguội. Vệ sinh tay sạch sẽ, sau đó sử dụng gạc sạch quấn vào ngón tay út rồi thấm dung dịch nước muối lau miệng cho bé thật nhẹ nhàng. Thực hiện từ bên trong ra ngoài và khu vực lưỡi để đảm bảo bé không bị đau.

Nước trà xanh

Trà xanh đem rửa sạch, sau đó đun sôi với nước cùng chút muối
Trà xanh đem rửa sạch, sau đó đun sôi với nước cùng chút muối

Đây là phương pháp điều trị tại nhà hiệu quả mà nhiều người áp dụng. Trà xanh đem rửa sạch, sau đó đun sôi với nước cùng chút muối. Đợi nước trà xanh nguội, sau đó dùng khăn thấm dung dịch này lau lên lưỡi của trẻ. Trong thành phần của lá trà xanh có chứa thành phần kháng khuẩn nên chỉ áp dụng đối với trẻ trên 6 tháng tuổi.

Nước muối dạ dày Natri Bicarbonat

Sử dụng 50g thuốc Natri Bicarbonat cho vào cốc nước, sau đó khuấy cho đều. Sử dụng tăm bông chấm thuốc này bôi nhẹ lên khu vực bé bị tưa miệng. Do thuốc này an toàn cho dù uống cũng không sao nên mỗi ngày phụ huynh cần thực hiện cho bé nhiều lần. Với trường hợp người lớn bị bệnh có thể sử dụng nước này để súc miệng cũng có tác dụng giúp điều trị bệnh hiệu quả.

Bài thuốc với rau ngót

Sử dụng từ 5 đến 10g rau ngót tươi, đem rửa sạch với nước rồi xay nhuyễn. Vắt lấy phần nước cốt rồi dùng vải sạch thật mềm thấm dung dịch cọ sát lên lợi, lưỡi và vòng họng của trẻ nhỏ. Thực hiện động tác thật khéo léo và nhẹ nhàng. Thực hiện 2-3 lần/ ngày để hiệu quả đạt được cao nhất.

Sử dụng cỏ nhọ nồi, mật ong

Bài thuốc này chỉ áp dụng đối với bé khoảng 1 tuổi trở lên
Bài thuốc này chỉ áp dụng đối với bé khoảng 1 tuổi trở lên

Sử dụng 1 nắm lá nhọ nồi đem rửa sạch, sau đó xay nhuyễn và vắt lấy nước cốt. Sử dụng khoảng 10ml nước này trộn cùng với 1ml mật ong. Tiếp đến dùng vải mềm thật sạch thấm nước thuốc này bôi lên khu vực vòng miệng, lưỡi và lợi của bé. Mỗi ngày cần áp dụng từ 2 đến 3 lần.

Chú ý: Bài thuốc này chỉ áp dụng đối với bé khoảng 1 tuổi trở lên, không sử dụng với bé nhỏ hơn vì mật ong có chứa thành phần có thể khiến trẻ bị ngộ độc nếu dùng sai cách.

Bài thuốc từ hàn the và lá rau ngót

Sử dụng khoảng 15g lá rau ngót tươi, rửa thật sạch rồi giã nát. Vắt lấy phần nước cốt hòa cùng với 1g hàn the rồi đem đi hấp trong nồi cơm. Cho thuốc ra ngoài, đợi cho nguội rồi dùng tăm bông thấm thuốc bôi lên khu vực tưa lưỡi của trẻ.

Điều trị bệnh tưa miệng bằng tây y

Để điều trị tưa lưỡi thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc như Nystatin, Clotrimazole, Fluconazole, Itraconazole hoặc Amphotericin B. Tùy vào từng tình trạng của bệnh nhân mà việc sử dụng loại thuốc nào cũng có sự khác nhau.

Cho bé tới gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng bệnh
Cho bé tới gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng bệnh

Với trường hợp phát hiện sớm, điều trị kịp thời sau vài tuần bệnh sẽ khỏi. Nhưng với một số bệnh nhân có thể bị tái phát. Ở người lớn việc tái phát nấm miệng thường không rõ nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm để xem xét vấn đề sức khỏe gây ra hiện tượng này.

Biến chứng của bệnh tưa miệng là gì?

Thực tế, tưa lưỡi ở người lớn, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thường không quá nguy hiểm. Nhưng với những trường hợp bệnh nhân bị hệ miễn dịch yếu chẳng hạn như bị HIV/ AIDS hoặc ung thư thì bệnh có thể kéo theo rất nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nếu không có phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh có thể bị nhiễm nấm toàn thân. Lúc này tình trạng sức khỏe đã cực kỳ nguy hiểm. Khi miễn dịch bị suy yếu, nấm Candida sẽ lan tới thực quản, hệ tiêu hóa và nhiều bộ phận khác trong cơ thể.

Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh tưa miệng

Để giảm nguy cơ nấm tưa lưỡi phát triển, bạn cần áp dụng các biện pháp sau đây:

Cho bé vệ sinh răng miệng mỗi ngày đều đặn
Cho bé vệ sinh răng miệng mỗi ngày đều đặn
  • Đánh răng, súc miệng với nước súc miệng chuyên dụng sau khi ăn xong hoặc sử dụng thuốc.
  • Với người lớn, mỗi ngày phải thực hiện đánh răng tối thiểu 2 lần kết hợp sử dụng chỉ nha khoa. Còn với trẻ sơ sinh phải lau sạch khoang miệng, tráng miệng với nước ấm sau khi ăn dặm hoặc bú sữa xong.
  • Khi đi ngủ không nên đeo răng giả, khi đeo răng giả cần phải đảm bảo nó không gây kích ứng, vừa vặn. Mỗi ngày làm sạch răng giả một lần.
  • Tới gặp nha sĩ khám răng theo định kỳ, nhất là với người người đang đeo răng giả hoặc mắc bệnh đái tháo đường.
  • Hạn chế thực ăn có chứa đồ ngọt vì sẽ khiến nấm Candida phát triển.
  • Người bị tiểu đường cần duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định.
  • Nếu có triệu chứng khô miệng cần phải điều trị nhanh chóng.

Khám và điều trị nấm miệng ở đâu?

Bạn có thể tới các địa chỉ sau đây để khám và điều trị nấm miệng:

Bệnh viện nhi Trung Ương

Đây là bệnh viện đầu ngành về lĩnh vực nha khoa được đông đảo các bậc phụ huynh lựa chọn khi bé có triệu chứng tưa lưỡi. Tại đây sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, chăm sóc trẻ nhỏ chu đáo, ân cần. Ngoài ra, trang thiết bị cũng được đầu tư vô cùng hiện đại.

Khoa tai mũi họng – bệnh viện quân y 103

Khoa tai mũi họng – bệnh viện quân y 103
Khoa tai mũi họng – bệnh viện quân y 103

Tại khoa tai mũi họng bệnh viện quân y 103 sở hữu đội ngũ giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám chữa các bệnh về tai, mũi họng. Quá trình thực hiện điều trị với công nghệ, thiết bị hiện đại. Hơn nữa, dịch vụ thăm khám cũng đa dạng đáp ứng yêu cầu của nhiều bệnh nhân.

Bệnh viện tai mũi họng thành phố Hồ Chí Minh

Bên cạnh 2 địa chỉ tại Hà Nội, đối với những bệnh nhân ở khu vực miền nam hoặc TPHCM có thể tới bệnh viện tai mũi họng thành phố Hồ Chí Minh để được thăm khám. Đây là bệnh viện sở hữu đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị và cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại. Phụ huynh có thể yên tâm vào chất lượng khám chữa bệnh tại đây.

Vừa rồi là một số thông tin quan trọng liên quan tới bệnh tưa miệng. Khi thấy con em mình có triệu chứng, phụ huynh không nên chủ quan mà phải chú ý chăm sóc và vệ sinh khoang miệng cho bé để bệnh không phát triển. Hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ nếu thấy tình trạng nặng hơn, để có phương án điều trị phù hợp.

4.8/5 - (6 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo