Nhổ răng không trồng lại có sao không? Chuyên gia giải đáp

Răng là một bộ phận quan trọng, giúp việc ăn nhai trở nên thuận lợi và dễ dàng. Tuy nhiên nếu như mất đi răng vĩnh viễn sẽ không thể phục hồi được. Vậy trong trường hợp nhổ răng không trồng lại có sao không?

Nếu nhổ răng không trồng lại có sao không?

“Cái răng cái tóc là góc con người” câu nói được lưu truyền từ xa xưa, và hiện nay vẫn được các bà các mẹ nói đến, để chỉ về vẻ đẹp của người phụ nữ. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, khiến cho nhiều người phải thực hiện nhổ răng. Nó không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn gây ra rất nhiều phiền phức.

Nhổ răng không trồng lại có sao không? Nếu không thực hiện trồng lại răng sứ ở vị trí răng bị mất, nó có thể gây ra những ảnh hưởng cụ thể sau đây: 

Về mặt thẩm mỹ

Điều dễ nhận thấy nhất chính là về thẩm mỹ, đặc biệt những người mà bị nhổ răng cửa. Họ sẽ cảm thấy sẽ ngại giao tiếp với người xung quanh, dần dần trở nên khép kín. 

Mất một chiếc răng nếu không trồng răng mới sẽ rất mất thẩm mỹ
Mất một chiếc răng nếu không trồng răng mới sẽ rất mất thẩm mỹ

Sau khi nhổ răng, nó sẽ để lại một khoảng trống trên cung hàm, ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai.Từ đó dẫn đến tình trạng cung hàm không được ổn định. Những chiếc răng xung quanh sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, dẫn đến tình trạng xô lệch, nghiêng, không cân đối như ban đầu.

Xương hàm chỉ chắc khỏe, duy trì ổn định khi có lực kích thích từ việc ăn nhai của răng, nhưng khi một răng bị nhổ đi đồng nghĩa với việc xương hàm không còn đủ khả năng duy trì. Lâu dần, xương hàm bị tiêu hủy, khiến bạn trở nên móm mém, già nua.

Nhổ răng không trồng lại có sao không – chức năng ăn nhai bị suy giảm

Không trồng răng có sao không? Răng thực hiện chức năng ăn nhai là chính, khi răng bị mất, gãy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng này. Nó khiến cho việc ăn uống của bạn sẽ kém đi. Chức năng nghiền nát thức ăn không tốt, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ra các bệnh lý về dạ dày, tá tràng…

Thức ăn không được nghiền nát, nhai kỹ. Từ đó không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, dẫn tới thiếu chất, suy nhược, nặng hơn là suy dinh dưỡng. Mất răng dẫn đến tiêu xương hàm, thì khiến dây thần kinh cũng bị ảnh hưởng. Thậm chí một số người còn bị ảnh hưởng đến khả năng phát âm, thay đổi giọng nói.

Nhổ răng không trồng lại có sao không – gây ra bệnh lý về răng miệng

Nhổ răng nhưng không trồng lại khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập
Nhổ răng nhưng không trồng lại khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập

Răng bị nhổ đi, sẽ để lại một khoảng trống ở nướu, việc đánh răng trở nên bất tiện. Nếu chỉ cần không chú ý chạm vào nó, sẽ gây chảy máu, trầy xước nướu. Từ đó tạo điều kiện cư trú cho thức ăn, khiến cho vi khuẩn phát triển, gây ra các bệnh lý về răng như viêm lợi, sâu răng, viêm nha chu.

Nhổ răng không trồng lại có sao không – Tiêu xương hàm

Chức năng chính của xương hàm là làm nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ cằm, môi và khuôn mặt. Hơn nữa, bộ phận này sẽ được phát triển nhờ vào lực do quá trình ăn nhai kích thích. Khi răng bị mất sẽ làm cho lực tác động không còn nữa. 

Theo thời gian xương hàm sẽ bị tiêu giảm. Lúc này phần má sẽ bị hóp lại, khuôn mặt bị lão hóa sớm gây ra chảy xệ, nhăn nheo. Chưa dừng lại ở đó, xương ổ răng tiêu giảm sẽ khiến cho hàm không còn chức năng nâng đỡ, lực nhai bị suy giảm và trở nên lỏng lẻo. 

Làm ảnh hưởng tới các răng trên cung hàm

Xem thêm:

Nhổ răng không trồng lại có sao không - làm ảnh hưởng tới cung hàm
Nhổ răng không trồng lại có sao không – làm ảnh hưởng tới cung hàm

Với trường hợp không trồng răng tại vị trí đã mất, lâu ngày nó sẽ khiến cho khu vực này xảy ra một số triệu chứng như viêm nhiễm. Tình trạng này có thể làm ảnh hưởng tới những răng khác trên cung hàm, ngoài ra những răng bên c

ạnh có xu hướng bị mọc xô lệch vào khoảng trống răng bị mất. 

Phát âm sai trong giao tiếp

Rất nhiều trường hợp khi mất răng khiến cho việc phát âm không được chuẩn như trước. Nhất là khi phát âm những từ như s, x, l hoặc n. Nó sẽ dễ nhận biết nhất với người bị mất răng cửa. Khi đó phần răng – môi – lưỡi khó có sự tương tác với nhau. 

Đau đầu, vai gáy

Khi bị mất răng khiến cho hàm không có sự cân bằng. Khi đó lực nâng đỡ sẽ không còn, các răng còn lại thường nghiêng về chiều ngẫu nhiên. Lúc này lực nhai tác động lên các răng khác sẽ có sự bất thường xảy ra, biên độ dao động của khớp thái dương hàm bị thay đổi. Nó khiến cho người bệnh gặp phải một số triệu chứng như đau vai gáy, đau đầu. 

Các phương pháp trồng răng sau khi nhổ

Vừa rồi là một số tác hại của nhổ răng không trồng lại có sao không? Việc trồng răng sau khi nhổ được coi là giải pháp nhất định phải thực hiện nếu muốn việc ăn nhai diễn ra hiệu quả, đảm bảo tính thẩm mỹ.  Với những trường hợp bị mất răng có thể tham khảo một số phương pháp trồng răng giả sau đây: 

Sử dụng hàm giả tháo lắp

Phương pháp này sẽ có tác dụng trong việc thay thế một hoặc nhiều răng, thậm chí là cả hàm răng. Hàm giả tháo lắp bao gồm có 1 nền hàm, 1 khung hàm và răng sứ phục hình, răng sẽ được cố định bằng các móc cài làm bằng titan.

Khi lựa chọn sử dụng hàm giả tháo lắp, sẽ mất rất ít chi phí
Khi lựa chọn sử dụng hàm giả tháo lắp, sẽ mất rất ít chi phí

Khi lựa chọn sử dụng hàm giả tháo lắp, sẽ mất rất ít chi phí, không gây đau đớn cũng như thay thế được một phần chức năng ăn nhai của răng đã mất.. Tuy nhiên, tuổi thọ của hàm chỉ được từ 3- 5 năm, và dễ bị tung, tuột khi ăn đồ ăn cứng.

Cầu răng sứ

Về cơ bản thì phương pháp cầu răng sứ sẽ có tác dụng trong việc thay thế răng đã mất, bằng cách mài 2 răng kế cận để làm trụ nâng đỡ. Nó có cấu tạo nhiều răng giả, được chế tác dính liền với nhau bằng keo nha khoa.

Ưu điểm của phương pháp này là sau khi thực hiện xong không cần tháo lắp vệ sinh như hàm giả, tuổi thọ trung bình từ 7- 10 năm. Tuy nhiên, nhược điểm chính là tiêu xương hàm, tụt nướu về lâu dài và gây ra các bệnh lý về răng.

Cấy ghép răng implant

Cấy ghép Implant được đánh giá là một phương pháp giúp phục hồi hoàn toàn khả năng ăn nhai và đảm bảo tính thẩm mỹ toàn diện. Chức năng chính của trụ implant đóng vai trò như một chân răng thật, nó sẽ tác động lực nhai của răng lên xương hàm. Nó cũng khắc phục tình trạng tiêu xương hàm, tụt lợi và không gây tình trạng viêm nhiễm.

Cấy ghép Implant là phương pháp giúp phục hồi khả năng ăn nhai và đảm bảo tính thẩm mỹ
Cấy ghép Implant là phương pháp giúp phục hồi khả năng ăn nhai và đảm bảo tính thẩm mỹ

Đây là phương pháp đã có khoảng 40 năm qua, tỉ lệ thành công đạt 95%. Phần mão răng rất tự nhiên y hệt như răng thật. Phương pháp này không hề tác động, ảnh hưởng tới những răng kề bên. Tuy nhiên, về chi phí nó thường khá cao nên người bệnh cần phải cân nhắc. 

Nhổ răng thời gian bao lâu phải trồng lại?

Thời gian trồng lại răng sau bao lâu nó sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như khả năng lành tổn thương sau khi nhổ răng, tình trạng răng miệng của người bệnh và lựa chọn phương pháp trồng răng phù hợp. 

Thời gian trồng lại răng sau bao lâu nó sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố
Thời gian trồng lại răng sau bao lâu nó sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố

Thường thì, nhổ răng sau đó từ 3 cho tới 6 tháng thì vết thương sẽ lành. Một số trường hợp có cơ địa yếu hoặc người cao tuổi thì thời gian có thể sẽ lâu hơn. Nếu chọn phương pháp hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ thì thời gian khoảng 3 tháng mới trồng răng được. Còn với phương pháp cấy ghép Implant có thể thực hiện ngay sau khi đã nhổ răng nếu người bệnh có sức khỏe tốt và xương hàm chất lượng. 

Trên đây là một số thông tin liên quan tới nhổ răng không trồng lại có sao không? Có thể thấy nếu không trồng răng kịp thời nó có thể gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và vấn đề thẩm mỹ. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyến cáo, nếu như bị mất răng, nhổ răng hãy nhanh chóng đi trồng lại răng mới để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất.

Đọc thêm:

5/5 - (8 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo