Kỹ thuật trồng răng giả có ảnh hưởng gì không tới sức khỏe? [Giải đáp chi tiết]
Trồng răng giả có ảnh hưởng gì không là vấn đề mà hầu hết mọi người đặc biệt quan tâm khi muốn tiến hành thực hiện kỹ thuật này để phục hồi chức năng răng miệng và cấu trúc vốn có. Để có được câu trả lời chi tiết và chính xác nhất, mời bạn đọc những thông tin trong bài viết dưới đây.
Khi nào cần trồng răng giả và lý do tại sao cần trồng?
Trồng răng giả thực chất là một kỹ thuật nha khoa nhằm phục hồi chiếc răng đã mất để đảm bảo chức năng nhai cắn và tính thẩm mỹ cho toàn bộ cung hàm. Hiện nay có nhiều phương pháp trồng răng khác nhau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cũng chính điều này mà vấn đề trồng răng giả có ảnh hưởng gì không lại càng được nhiều người quan tâm hơn. Trước khi có câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc này, mọi người cần hiểu tại sao cần phải trồng răng giả để làm gì.
Trong khoang miệng của người trưởng thành sẽ bao gồm 32 chiếc răng ở cả hàm trên và hàm dưới. Ngoại trừ 4 chiếc răng khôn có thể có hoặc không thì mỗi chiếc răng còn lại đều đóng một vai trò hết sức quan trọng vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, chức năng nhai cắn và bảo vệ khung xương hàm.
Theo đó, việc trồng răng giả chỉ được thực hiện khi mất một hoặc nhiều chiếc răng. Khi mất răng, vị trí đó sẽ tạo thành một khoảng trống ảnh hưởng khá nhiều đến mọi mặt của cuộc sống sinh hoạt ăn uống, sức khỏe. Và khi đó đòi hỏi cần có một chiếc khác được thay thế vào khoảng trống, bởi hậu quả của việc mất răng sẽ rất nghiêm trọng, có thể kể đến như sau:
- Lực nhai cắn bị giảm sút: Một trong những hậu quả có thể dễ dàng nhận thấy nhất chính là lực nhai căn của toàn bộ khung hàm có dấu hiệu giảm sút, yếu hơn, cảm nhận rõ ràng nhất khi ăn những đồ ăn cứng. Chính điều này lại làm cho việc hấp thụ dinh dưỡng kém hơn, thức ăn chưa được nghiền nhỏ đã đẩy xuống dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
- Tiêu xương hàm: Khi một chiếc răng mất đi sẽ tạo khoảng trống, nếu không nhanh chóng trồng một chiếc mới thay thế vào đó, lâu dần hai chiếc răng bên cạnh sẽ kéo gần khoảng cách, làm khung xương hàm ở chiếc răng bị mất dần tiêu đi, với mất nhiều răng còn xuất hiện tình trạng má bị hóp lại, những vùng da xung quanh miệng xệ xuống, nếp nhăn hình thành và bạn dần trở nên già đi hơn.
- Dễ mắc các bệnh lý về răng miệng: Nếu ngay sau khi mất răng mà không sớm trồng răng giả sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng như: Viêm nướu, viêm nha chu, hôi miệng,… Và ngay cả những chiếc răng bên cạnh không có chỗ chống đỡ cũng dần yếu đi và có thể bị gãy mất khi vô tình có lực tác động mạnh từ bên ngoài vào.
Với những hệ quả có thể gặp phải như trên đây đã giúp bạn hiểu tại sao cần phải trồng răng giả và thời điểm thích hợp nhất để trồng chính là ngay sau khi chiếc cũ bị mất đi. Trồng càng sớm sẽ càng hạn chế những biến chứng, tổn thương răng miệng. Tuy nhiên, việc trồng răng phải đảm bảo khi bạn đã là người trưởng thành trên 18 tuổi, khi đó, khung xương hàm đã hoàn toàn mọc chắc chắn và cố định, chịu được những tác động ngoại lực trong việc trồng.
Thực hiện trồng răng giả có ảnh hưởng gì không đến sức khỏe?
Vậy trồng răng giả có ảnh hưởng gì không? Thực chất đây là một kỹ thuật nha khoa phục hồi răng miệng, tùy vào phương pháp thực hiện mà có hoặc không xâm lấn. Kỹ thuật này không quá phức tạp cũng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người. Hay nói cách khác trồng răng giả sẽ không bất kỳ nguy hại hay biến chứng nào đối với răng miệng cũng như cho toàn bộ cơ thể. Ngược lại trồng răng giả còn mang đến rất nhiều lợi ích như: Phục hồi chức năng nhai cắn, tính thẩm mỹ cao,…
Tuy nhiên, đối tượng muốn trồng răng giả cố định cũng cần nhớ kỹ thuật này chỉ được thực hiện thành công khi bạn chọn những địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng, trình độ nha sĩ có tay nghề cao. Nếu không, bạn rất có thể sẽ gặp một số những ảnh hưởng không tốt sau khi trồng như sau:
- Viêm nướu răng: Tình trạng này có thể xảy ra khi việt trồng răng được tiến hành trong khi vấn đề răng miệng trước đó chứa được giải quyết triệt để. Hoặc do tay nghề của bác sĩ chưa thực sự tốt khiến khi trồng, giữa các răng xuất hiện khe hở, lâu dần tích tụ và hình thành nên bệnh nướu răng.
- Bị chết tủy: Một số phương pháp trồng răng yêu cầu cần mài những chiếc răng bên cạnh. Tuy nhiên, kỹ thuật không tốt khiến trong quá trình thực hiện tác động đến ngà răng và tủy răng, không xử lý kịp thời sẽ gây nên hiện tượng chết tủy. Lúc này việc điều trị vô cùng khó khăn, lại còn ảnh hưởng đến những chiếc bên cạnh.
- Lệch khớp cắn: Trồng răng giả có thể chỉ là thủ thuật nha khoa đơn giản nhưng vẫn yêu cầu tay nghề rất cao của bác sĩ. Bởi trong quá trình trồng, chỉ một kỹ thuật sai sót sẽ dẫn đến hiện tượng lệch khớp cắn, ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm nói chung
Ngoài ra để một ca trồng răng giả thật sự thành công và đem lại hiệu quả tốt nhất còn phụ thuộc vào một số yếu tố như sau:
- Chất lượng loại răng giả: Việc chọn loại răng giả để trồng cũng đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo kết quả trồng răng. Hiện nay, thị trường có rất nhiều loại răng khác nhau làm từ nhiều chất liệu như: Răng toàn sứ, răng sứ kết hợp kim loại,… Việc chọn được loại răng phù hợp, thích nghi được với xương hàm và không gây kích ứng sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
- Sức khỏe khi bạn trồng răng: Sức khỏe phải đảm bảo mới quyết định được ca trồng có thành công hay không. Trước khi trồng, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát và chắc chắn là bạn hoàn toàn khỏe mạnh, bình thường. Những đối tượng đang bị bệnh tim mạch hay tiểu đường, hoặc bệnh lý về răng miệng có thể cần được yêu cầu điều trị khỏi mới tiến hành trồng.
- Chăm sóc răng miệng sau khi trồng: Sau khi trồng việc chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống khoảng thời gian đầu đóng vai trò rất quan trọng. Bởi đây là thời điểm răng thích nghi trong môi trường khoang miệng. Nếu không thích hợp rất có thế sẽ khiến răng bị vỡ, hỏng, lợi sưng tấy,…
Tìm hiểu thêm:
Những phương pháp trồng răng giả phổ biến hiện nay
Hiện nay, kỹ thuật trồng răng giả của nha khoa rất hiện đại và có nhiều phương pháp khác nhau để đáp ứng được tình trạng răng miệng của mỗi người. Dưới đây là giới thiệu tổng quát về 3 hình thức được áp dụng nhiều nhất hiện nay.
Lắp hàm giả
Hàm giả tháo lắp là hình thức trồng răng giả đơn giản, ít có sự can thiệp bên ngoài nhất. Theo đó, hàm giả sẽ có cấu trúc giống như một khung hàm thật, phần nướu được làm nhựa hoặc kim loại, phần răng cũng vậy.
Nền hàm có chức năng chính là nâng đỡ răng, thuận lợi cho việc tháo lắp và nhai cắn. Hình thức này phần lớn áp dụng cho đối tượng là người cao tuổi khi họ mất nhiều răng. Người dùng có thể lựa chọn giữa hàm giả tháo lắp bán phần và loại toàn phần.
Ưu điểm:
- Người dùng có thể dễ dàng tháo lắp khi cần thiết để vệ sinh, ăn uống.
- Lắp hàm giả không gây đau đớn, không tác động vào nướu, lợi và khung hàm bên dưới.
- Chi phí thấp nhất trong tất cả các hình thức trồng răng giả hiện nay.
- Vẫn đảm bảo được chức năng nhai cơ ở mức độ trung bình.
- Chất liệu làm nền răng an toàn, chất lượng thích ứng được trong môi trường răng miệng.
Nhược điểm:
- Lực nhai cắn tương đối yếu, đặc biệt là những loại thức ăn cứng, dai sẽ khó cắn hơn.
- Khi đeo hàm giả dễ gây cảm giác khó chịu, vướng víu, có thể rơi ra bất kỳ lúc nào nếu không chú ý.
- Sử dụng hàm giả trong thời gian dài gây hiện tượng teo nướu, hở nướu, ảnh hưởng đến những chiếc răng thật xung quanh.
- Không khắc phục được tình trạng xương hàm bị tiêu đi.
- Tuổi thọ của hàm giả tháo lắp tương đối ngắn chỉ từ 3 – 5 năm.
Làm cầu răng sứ
Làm cầu răng sứ là hình thức trồng răng giả cố định được thực hiện khá nhiều hiện nay. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành mài hai chiếc răng bình thường ở bên cạnh, đồng thời tạo thêm một mão răng sứ chụp lên hai chiếc răng khỏe và một răng giả ở giữa lấp vào khoảng trống. Phương pháp này được gọi trong nha khoa là cầu răng sứ, một dạng trồng răng sứ khá phổ biến.
Ưu điểm:
- Đây là hình thức trồng răng cố định nên không lo vấn đề bị rơi, rụng ra ngoài.
- Đảm bảo được tính thẩm mỹ vô cùng cao nhờ màu răng gần giống với răng thật.
- Chất liệu răng sứ vô cùng an toàn được phép dùng trong môi trường khoang miệng.
Nhược điểm:
- Ảnh hưởng đến hai chiếc răng bên cạnh, do chúng bị bào mòn đi để chụp được mão răng lên trên. Dễ bị ê buốt chân răng, răng dễ bị vi khuẩn tấn công hơn khi lớp men răng bên ngoài đã mất đi để làm trụ.
- Phương pháp này nếu xét về lâu về dài sẽ gây hiện tượng tụt nướu, lộ chân răng và cũng không khắc phục được tình trạng tiêu xương hàm.
- Hình thức này chỉ áp dụng tốt nhất khi mất 1 – 2 chiếc răng, nếu mất nhiều hơn có thể không mang lại hiệu quả như mong muốn.
- Chi phí cho hình thức này cũng tương đối cao và tuổi thọ chỉ từ 7 – 10 năm.
Công nghệ cấy ghép Implant
Trồng răng Implant là kỹ thuật trồng răng giả hiện đại nhất hiện nay, gần như khắc phục được tất cả những nhược điểm của những phương pháp khác. Theo đó, người thực hiện sẽ cấy một trụ Implant được làm bằng Titanium vào ổ xương răng làm nhiệm vụ như một chân răng, sau đó, lắp một mão răng lên trên và gắn kết bởi các Abutment. Chiếc răng mới có chân răng được cắm sâu xuống dưới, đảm bảo chức năng nhai cơ, độ chắc chắn, không bị xê dịch theo thời gian và tuổi thọ vô cùng cao.
Ưu điểm:
- Người thực hiện sẽ không cần mài những chiếc răng kế bên.
- Răng được trồng gần như giống chiếc răng thật.
- Chất liệu trụi được làm bằng Titanium vô cùng an toàn và thích ứng được trong môi trường khoang miệng.
- Khắc phục được tình trạng tiêu xương hàm.
- Không gây tình trạng răng bị xô lệch.
- Tuổi thọ của răng trồng bằng công nghệ Implant vô cùng cao có thể kéo dài 20 – 30 năm, nếu biết cách chăm sóc và vệ sinh tốt còn thể giữ được cả đời.
Nhược điểm:
- Là phương pháp hiện đại nhất hiện nay nên chi phí vô cùng cao và đòi hỏi tay nghề bác sĩ thực hiện thật sự có chuyên môn và trình độ.
- Thời gian để hoàn thiện một ca trồng khá lâu, đặc biệt là thời gian để trụ Implant thích ứng được trong ổ xương có thể kéo dài 2 – 4 tháng tùy thể trạng của từng người.
- Phương pháp này không áp dụng được cho tất cả mọi đối tượng, cần thăm khám kỹ trước khi quyết định.
Trồng răng giả được bao lâu? Cách chăm sóc để kéo dài thời gian
Phương pháp trồng răng giả duy trì được bao lâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như phương pháp thực hiện, chất liệu răng giả sử dụng và cả cách chăm sóc vệ sinh răng miệng tại nhà sau khi trồng. Nhìn chung thì với công nghệ trồng Implant thì thời gian sẽ lâu hơn có thể kéo dài vài chục năm hoặc mãi mãi.
Còn những hình thức khác thì chỉ từ 5 – 10 năm có thể sẽ phải thực hiện trồng lại. Dưới đây là một số cách cũng như chính là lưu ý người trồng cần nhớ để gia tăng tuổi thọ cho những chiếc răng giả.
- Tuân thủ hướng dẫn và cách vệ sinh răng miệng đúng cách hằng ngày. Sau khi ăn xong nên dùng chỉ nha khoa để lấy hết thức ăn thừa ở các kẽ răng ra ngoài, sau đó mới đánh răng và bước cuối cùng là dùng nước súc miệng sát khuẩn.
- Hạn chế tối đa nhất có thể những loại đồ ăn dễ gây hỏng răng như: Đồ ăn cay, nóng, đồ ăn nhanh có nhiều chất bảo quản, các loại nước uống có gas, nước uống đóng chai có màu, rượu bia và nhiều loại chất kích thích khác.
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá sau khi trồng răng, bởi thành phần khói thuốc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chiếc răng giả được trồng mới, nhanh chóng làm chúng bị xỉn màu, đen chân răng,…
- Tăng cường bổ sung những dưỡng chất tốt cho răng miệng như: Rau xanh, trái cây, các loại cá, thịt đỏ,…
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp vấn đề trồng răng giả có ảnh hưởng gì không? Hy vọng, điều này đã giúp bạn hiểu hơn cũng như tin tưởng và áp dụng kỹ thuật này.
Cùng đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!