Chuyên mục Nha khoa điều trị - Nha khoa 247 https://nhakhoa247.com/nha-khoa-dieu-tri Cẩm nang sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng Wed, 28 Aug 2024 03:09:22 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.7 https://nhakhoa247.com/wp-content/uploads/2021/06/nhakhoa247-150x150.png Chuyên mục Nha khoa điều trị - Nha khoa 247 https://nhakhoa247.com/nha-khoa-dieu-tri 32 32 Review bọc răng sứ ViDental: Trải nghiệm hài lòng của hàng ngàn khách hàng https://nhakhoa247.com/review-boc-rang-su-vidental-1699.html https://nhakhoa247.com/review-boc-rang-su-vidental-1699.html#comments Tue, 27 Aug 2024 03:02:18 +0000 https://nhakhoa247.com/?p=1699 Trăm lời quảng cáo không bằng một phản hồi tốt của khách hàng. Trong suốt quá trình hoạt động, với sự cố gắng không ngừng, bọc răng sứ ViDental đã trở thành lựa chọn được nhiều khách hàng tin tưởng, nhận về những phản hồi tốt, những đánh giá tích cực, đồng hành cùng hàng […]

The post Review bọc răng sứ ViDental: Trải nghiệm hài lòng của hàng ngàn khách hàng appeared first on Nha khoa 247.

]]>

Trăm lời quảng cáo không bằng một phản hồi tốt của khách hàng. Trong suốt quá trình hoạt động, với sự cố gắng không ngừng, bọc răng sứ ViDental đã trở thành lựa chọn được nhiều khách hàng tin tưởng, nhận về những phản hồi tốt, những đánh giá tích cực, đồng hành cùng hàng triệu nụ cười Việt.

Khách hàng trải lòng về hành trình thay đổi nụ cười cùng ViDental

Đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ Nano Biotech vào quy trình thẩm mỹ răng sứ, ViDental đã đem đến một trải nghiệm hoàn toàn mới cho khách hàng. Không chỉ xóa bỏ mọi nỗi lo khi bọc sứ với 3 tiêu chí: Không đau – Không mài nhỏ – Không biến chứng, ViDental còn mang đến chính sách trả góp tiện lợi cùng các cam kết minh bạch về chi phí, bảo hành, giúp khách hàng yên tâm khi thực hiện.

Răng sứ sinh học - Sự lựa chọn của hàng nghìn khách hàng
Răng sứ sinh học – Sự lựa chọn của hàng nghìn khách hàng

Đó cũng là lý do vì sao, bọc răng sứ ViDental là lựa chọn hàng đầu, được khách hàng tin tưởng. Trung tâm đã đồng hành cùng hơn 3000+ trên hành trình tái sinh nụ cười độc bản, đẹp chuẩn tỷ lệ vàng, mang đến sự tự tin và an toàn sức khỏe răng miệng. Không ngừng học hỏi, cải thiện, phát triển từng ngày, luôn đặt chất lượng dịch vụ cùng sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu, ViDental đã nhận về những phản hồi, đánh giá tích cực từ khách hàng, đây chính là động lực để trung tâm ngày một hoàn thiện.

“Mình cảm thấy như đã lột xác hoàn toàn với nụ cười mới. Không còn ngần ngại khi cười rạng rỡ trước ống kính” – Chia sẻ của Đặng Thuỳ Linh, 27 tuổi – Mẫu ảnh tại Hà Nội

Đặng Thùy Linh – từ một cô gái tự ti về nụ cười của mình, đã trở thành một biểu tượng nhan sắc được nhiều người ngưỡng mộ. Hành trình thay đổi ngoạn mục này đã chứng minh rằng, một nụ cười đẹp có thể làm nên những điều kỳ diệu.

Trước khi có thể tự tin cười tỏa sáng như hiện tại, Thuỳ Linh từng phải che giấu nỗi tự ti về hàm răng ố vàng và lệch lạc. Sự đối lập giữa vẻ ngoài hoàn hảo và nỗi niềm thầm kín của cô gái này khiến nhiều người bất ngờ.

Thùy Linh chia sẻ: “Mình luôn cố gắng che giấu nụ cười trong những bức ảnh, và điều đó thực sự là một rào cản lớn trong sự nghiệp. Mình cảm thấy không tự tin và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công việc. Nhiều khi check ảnh chụp xong, không phải là gương mặt mà là hàm răng mới là điều mình chú ý đầu tiên.

Mình đã từng có ý định đi làm răng từ lâu nhưng vẫn trì hoãn do sợ đau và sợ biến chứng về sau, chưa kể làm răng xong có thể ảnh hưởng đến phong thuỷ. Cho đến khi mình được người quen giới thiệu tới dịch vụ bọc răng sứ thẩm mỹ của ViDental. Nhìn chị tự tin nói chuyện và vô cùng hài lòng với hàm răng mới, mình đã quyết định tìm hiểu về phòng khám và quyết định lựa chọn bọc răng sứ ViDental để tái sinh nụ cười của mình.”

Chia sẻ về trải nghiệm bọc sứ, Đặng Linh thật thà: “Nói thật tận lúc đi khám mình vẫn rất phân vân vì cực kỳ sợ đau, sau khi được bác sĩ trấn an thì mình mới bình tĩnh hơn. Và điều làm mình bất ngờ là quá trình thực hiện rất nhẹ nhàng, không hề đau như mình nghĩ. Các bác sĩ tại ViDental rất tận tâm và luôn giải thích rõ ràng từng bước thực hiện, giúp mình cảm thấy yên tâm hơn. Hoá ra là nhờ công nghệ mới – Nano Biotech nên lúc bọc răng rất nhẹ nhàng, mình đã được tư vấn trước nhưng không tin lắm, bọc xong mới thấy bất ngờ vì sự phát triển của công nghệ nha khoa bây giờ.

Nhìn vào gương sau khi bọc răng, Thùy Linh không khỏi ngỡ ngàng trước sự thay đổi. Nụ cười mới không chỉ đẹp mà còn mang đến cho cô cảm giác hạnh phúc, tự hào. Việc thoát khỏi nỗi ám ảnh về hàm răng không hoàn hảo đã giúp Thùy Linh trở nên tự tin hơn trong cuộc sống.

Thuỳ Linh rạng rỡ sau khi thẩm mỹ răng sứ
Thuỳ Linh rạng rỡ sau khi thẩm mỹ răng sứ

“Mình cảm thấy như đã lột xác hoàn toàn với nụ cười mới. Không còn ngần ngại khi cười rạng rỡ trước ống kính, mình tự tin hơn rất nhiều. Điều này thực sự đã mở ra nhiều cơ hội mới trong sự nghiệp của mình.” – Thuỳ Linh chia sẻ.

Với Thùy Linh, trải nghiệm bọc răng sứ tại ViDental là một hành trình tuyệt vời. Từ khâu tư vấn, thiết kế đến quá trình thực hiện, mọi thứ đều được chăm chút tỉ mỉ, mang đến cho cô một cảm giác thoải mái và an tâm tuyệt đối.Thành quả đạt được đã vượt quá cả mong đợi, giúp Thùy Linh tự tin hơn với nụ cười mới.

“Thực sự lựa chọn bọc răng sứ ViDental hoàn toàn xứng đáng. Bác sĩ với chuyên môn cao nên thực hiện rất nhẹ nhàng và nhanh chóng, làm mình rất an tâm. Trung tâm cũng rất đầu tư về trang thiết bị, máy móc đặc biệt là công nghệ Nano Biotech, mình nghĩ đây là vị cứu tinh cho những ai sợ đau mà vẫn muốn có răng đẹp giống mình. Ngoài ra mình cũng đánh giá rất cao chăm sóc khách hàng của ViDental, các bạn rất quan tâm và hỏi han rất tận tình. Nói chung với mình, điều hối hận duy nhất chỉ là không quyết định làm sớm hơn.” – Thuỳ Linh khẳng định.

Ban đầu mình cũng lo lắng về việc thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ răng miệng, nhưng khi đến ViDental, mình cảm thấy rất yên tâm. Các bác sĩ đã tư vấn kỹ lưỡng về tình trạng răng và phương án thực hiện phù hợp nhất với mình. – Nguyễn Thuỳ Chi, 28 tuổi – Make up Artist tại Hà Nội. 

Là một chuyên viên trang điểm, Thùy Chi luôn phải đối mặt với áp lực tạo nên những vẻ đẹp hoàn hảo cho khách hàng.Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh tế và một nụ cười tự tin. Thế nhưng, hàm răng ố vàng đã khiến Thùy Chi cảm thấy thiếu tự tin, e dè mỗi khi giao tiếp với khách hàng. Dù luôn cố gắng che giấu bằng lớp trang điểm kỹ lưỡng, nhưng nỗi lo lắng về hàm răng vẫn luôn ám ảnh cô.

Thùy Chi chia sẻ: “Mình đã từng từ chối nhiều lời mời tham gia sự kiện quan trọng chỉ vì không tự tin với nụ cười của mình. Điều đó thực sự là một rào cản lớn trong công việc và cuộc sống.

Hàm răng ố vàng nhiều lần khiến Thuỳ Chi thiếu tự tin
Hàm răng ố vàng nhiều lần khiến Thuỳ Chi thiếu tự tin

Lúc đầu mình nghĩ, mình đứng sau hào quang của mọi người, nên chỉ cần cố gắng sao cho khách hàng thật đẹp và tỏa sáng là được. Nhưng khi nhìn mọi người xung quanh có thể tự tin thể hiện bản thân, mình cũng mong muốn được như vậy. Khi sự nghiệp đạt đến đỉnh cao, mình có cơ hội bước ra ngoài ánh sáng nhưng lại nhiều lần đắn đo, vụt mất cơ hội chỉ vì tự ti về ngoại hình. Cuối cùng mình cũng quyết định thay đổi để bản thân hoàn hảo hơn, để mở ra nhiều cơ hội và cánh cửa mới cho bản thân hơn.

Sau nhiều ngày tham khảo, mình quyết định bọc răng sứ để cải thiện nụ cười và mình chọn ViDental là nơi để thay đổi. Và mình không tin là chỉ sau đúng 2 lần hẹn, mình đã có một nụ cười mới, đẹp hơn, giúp mình tự tin hơn. Bác sĩ làm cho mình rất nhiệt tình và hỏi han, trấn an mình nên là mình cũng thoải mái khi làm hơn. Bác sĩ tư vấn cho mình sử dụng công nghệ Nano Biotech giúp giảm đau, hạn chế mài răng và các biến chứng sau khi làm nên quá trình làm sứ của mình rất nhẹ nhàng, cứ như giấc mơ vậy.”

Thay đổi giúp cô hoàn thiện bản thân hơn
Thay đổi giúp cô hoàn thiện bản thân hơn

Hành trình tìm lại nụ cười của Thùy Chi là một câu chuyện đầy cảm hứng. Nhờ sự lựa chọn đúng đắn và sự hỗ trợ tận tình của ViDental, Thùy Chi tái sinh nụ cười tự tin, rạng ngời. Điều này không chỉ giúp cô tự tin hơn trong công việc mà còn mở ra nhiều cơ hội mới để khám phá và phát triển bản thân.

ViDental – Nụ cười hoàn hảo, cuộc sống tươi đẹp

Là hệ thống nha khoa chuẩn quốc tế AIFC, ViDental tự hào đồng hành cùng hàng nghìn nụ cười Việt, kiến tạo nên những nụ cười độc bản, đẹp trọn nét riêng, mang đến sự tự tin cho khách hàng.

Đi đầu trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ, ViDental quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia hàng đầu. Với nhiều năm kinh nghiệm, thực hiện thành công hàng nghìn ca bọc sứ, các bác sĩ cam kết mang đến trải nghiệm bọc sứ an toàn, chuẩn y khoa cùng những giải pháp nha khoa tốt nhất cho mỗi khách hàng.

Đội ngũ y bác sĩ hàng đầu tại ViDental
Đội ngũ y bác sĩ hàng đầu tại ViDental

Với mong muốn nâng tầm thẩm mỹ răng sứ, trung tâm sở hữu đội ngũ Chuyên gia Thiết kế nụ cười độc quyền, tạo nên những nụ cười độc bản, mang đến niềm hạnh phúc, tự tin cho khách hàng. Nổi bật trong đó là chuyên gia Đào Trà My – người đã tạo nên hàng nghìn nụ cười chuẩn tỷ lệ vàng, được khách hàng đặt trọn niềm tin khi đến ViDental. Luôn nghiêm túc và đam mê với công việc, không ngừng học hỏi và nỗ lực, Trà My đã vinh dự nhận được chứng nhận Chuyên Gia Phân Tích Đường Cười và Chuyên Gia Thiết Kế Nụ Cười từ Tập đoàn Nha Khoa Việt Nam – Dental Group. Đây chính là sự công nhận cho tài năng và sự nỗ lực của cô.

Khẳng định vị thế hàng đầu, ViDental không chỉ chú trọng về con người mà còn đầu tư các trang thiết bị, công nghệ tân tiến, mang đến một trải nghiệm bọc sứ chuẩn quốc tế, vượt kỳ vọng cho khách hàng. Ứng dụng công nghệ Nano Biotech vào quy trình bọc sứ, ViDental đã giảm bớt nỗi lo của khách hàng, mang đến dịch vụ bọc sứ không đau, hạn chế mài nhỏ và không biến chứng sau khi thực hiện. Đây chính là bước tiến mới của ngành thẩm mỹ răng sứ, cải thiện mọi khuyết điểm của công nghệ bọc sứ truyền thống, tạo nên hiệu quả vượt trội cho khách hàng khi sử dụng.

Công nghệ Nano Biotech nổi bật với ưu điểm vượt trội
Công nghệ Nano Biotech nổi bật với ưu điểm vượt trội

“Công nghệ răng sứ sinh học Nano Biotech đang mở ra một tương lai đầy hứa hẹn cho ngành nha khoa thẩm mỹ. Với những ưu điểm vượt trội, loại răng sứ này không chỉ đáp ứng nhu cầu làm đẹp mà còn mang đến giải pháp tối ưu cho các vấn đề về răng miệng. Tôi tin rằng, trong tương lai gần, răng sứ Nano Biotech sẽ trở thành tiêu chuẩn vàng trong lĩnh vực phục hình răng thẩm mỹ.” – Bà Bùi Tú Linh – Giám đốc Truyền Thông ViDental chia sẻ.

Xem thêm: Sự vượt trội của Nano Biotech chinh phục những khách hàng khó tính nhất

Luôn đặt chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu, ViDental cam kết sử dụng phôi sứ chính hãng với các dòng sứ tên tuổi như: 18 Carat 5*, 18 Carat 3*, Andes, Lava, Orodent… đảm bảo mang đến sự an toàn và hiệu quả vượt kỳ vọng cho khách hàng. Bên cạnh đó, trung tâm có những chính sách trả góp linh hoạt, giúp giảm bớt gánh nặng về tài chính, linh hoạt khi thanh toán, tạo nên trải nghiệm tuyệt vời cho mọi khách hàng.

Với những ưu điểm vượt trội, ViDental là lựa chọn của hơn 3000+ khách hàng, tự tin mang tới dịch vụ chuẩn quốc tế, kiến tạo hàng triệu nụ cười hạnh phúc. Trong suốt hành trình phát triển, trung tâm không ngừng cải thiện, học hỏi để ngày một hoàn thiện, xứng đáng với kỳ vọng và sự tin tưởng của khách hàng.

The post Review bọc răng sứ ViDental: Trải nghiệm hài lòng của hàng ngàn khách hàng appeared first on Nha khoa 247.

]]>
https://nhakhoa247.com/review-boc-rang-su-vidental-1699.html/feed 60
Hôi miệng và những nguyên nhân ít ai biết đến – Phương án khắc phục ngay https://nhakhoa247.com/hoi-mieng-20.html https://nhakhoa247.com/hoi-mieng-20.html#respond Sat, 23 Dec 2023 06:28:00 +0000 https://nhakhoa247.com/?p=20 Tình trạng hôi miệng khiến nhiều người gặp trở ngại trong giao tiếp và công việc. Đây có thể chỉ là hậu quả của việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ nhưng cũng không loại trừ khả năng là cảnh báo của các bệnh lý tiềm ẩn. Việc tìm hiểu nguyên nhân gây hôi […]

The post Hôi miệng và những nguyên nhân ít ai biết đến – Phương án khắc phục ngay appeared first on Nha khoa 247.

]]>

Tình trạng hôi miệng khiến nhiều người gặp trở ngại trong giao tiếp và công việc. Đây có thể chỉ là hậu quả của việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ nhưng cũng không loại trừ khả năng là cảnh báo của các bệnh lý tiềm ẩn. Việc tìm hiểu nguyên nhân gây hôi miệng là vô cùng cần thiết để có thể có phương án điều trị triệt để nhất.

Tổng quan về bệnh lý

Hôi miệng là tình trạng bệnh lý chỉ tình trạng hơi thở có mùi khó chịu, mùi hôi có thể xuất hiện từ bất kỳ tổ chức nào trong khoang miệng và gây nên sự khó chịu khi nói chuyện hoặc cười.

Nhiều thống kê cho thấy, tỷ lệ dân số mắc bệnh hôi miệng không hề nhỏ. Điều này là do sự chủ quan trong việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng cũng như việc sử dụng ngày càng phổ biến các loại đồ ăn nhanh, thức uống có cồn, có gas,…

Người bị hôi miệng thường sẽ cảm thấy tự ti về hơi thở của mình, dần tách ra khỏi sự giao tiếp xã hội và không thoải mái khi đứng trước người khác.

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu gây ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày
Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu gây ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày

Nguyên nhân hôi miệng điển hình

Theo nhiều thống kê về các trường hợp hôi miệng, tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây nên cũng do nhiều yếu tố cấu thành. Trong số đó, nguyên nhân chính phải kể đến là việc giải phóng hợp chất sulphur gây mùi khó chịu trong khoang miệng. Và nguyên nhân này sẽ do một vài các yếu tố sau đây gây nên:

Sự tấn công của vi khuẩn

Hợp chất sulphur được xem là nguyên nhân bị hôi miệng được tạo ra bởi các vi khuẩn kỵ khí Gram âm. Chúng chính là tác nhân quan trọng trong hoạt động phân giải protein và hình thành khí sulphur.

Thực tế các loại vi khuẩn này vẫn trú ngụ trong khoang miệng, tập trung ở các vùng có nhiều mảng bám như kẽ răng, chân răng có cao răng và các khu vực ứ đọng trong miệng. Với số lượng nhỏ, nhóm vi khuẩn này sẽ không gây hại nhưng càng ngày lượng vi khuẩn càng tăng đột biến và mùi hơi thở sẽ ngày càng khó chịu hơn.

Chưa kể, nhóm vi khuẩn này sẽ nhân cơ hội có những tổn thương trong khoang miệng và tấn công vào đó, gây nên viêm nhiễm, tích mủ ngày một trầm trọng hơn.

Mùi hôi do thói quen ăn uống

Đồ ăn tồn đọng lại lâu trong khoang miệng và không được loại bỏ cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến hôi miệng. Và việc ăn uống khiến hơi thở có mùi sẽ do một vài yếu tố sau đây gây nên:

  • Ăn các loại thực phẩm bám mùi lâu: Các loại thực phẩm bám mùi phải kể đến là các gia vị như hành tỏi, chúng có chứa hàm lượng sulphur khá lớn. Đó là lý do sau khi ăn hành, tỏi chúng ta luôn cảm thấy hơi thở có mùi nồng hơn.
  • Hút thuốc lá: Tất cả những người có thói quen hút thuốc đều bị hôi miệng. Bởi lẽ thuốc lá là nguyên nhân khiến miệng bị khô, các chất bay hơi từ khoang miệng và từ phổi sẽ hoạt động mạnh hơn. Hơn nữa, khói thuốc cũng bám lại trên răng rất chắc nên việc vệ sinh là rất khó.
  • Ăn các loại thực phẩm gây khô miệng: Như đã biết, việc khoang miệng bị khô sẽ khiến hơi thở dễ “bốc mùi” hơn. Do vậy nếu bạn thường xuyên để xảy ra tình trạng khô miệng, việc giải phóng các hợp chất nhiều sulphur sẽ diễn ra một cách mạnh mẽ hơn. Ngoài thuốc là là loại sản phẩm dễ gây khô miệng nhất thì các loại đồ ăn nhiều đường, giàu protein hay các loại rượu cũng được xếp vào nhóm thực phẩm gây khô miệng.
Thói quen ăn uống vô tình khiến hơi thở có mùi mà không phải ai cũng biết
Thói quen ăn uống vô tình khiến hơi thở có mùi mà không phải ai cũng biết

Do mắc các bệnh lý răng miệng

Các bệnh lý răng miệng là sự cảnh báo về bất thường tại các tổ chức trong khoang miệng. Hầu hết các trường hợp bị hôi miệng để xuất phát từ đây nhưng sẽ rất khó để người bệnh có thể xác định một cách chính xác vị trí bốc ra mùi hôi. Theo đó, một vài bệnh lý mà bạn cần để ý bao gồm:

  • Bệnh sâu răng: Sâu răng là bệnh khá điển hình, là quá trình ăn mòn cấu trúc răng bởi các loại vi khuẩn. Bệnh khiến răng xuất hiện các lỗ rỗng, khe hở và thức ăn rất dễ mắc vào, không được vệ sinh sạch sẽ và đần gây nên chứng hôi miệng.
  • Bệnh liên quan đến nha chu, nướu: Đây là nguyên nhân bệnh lý phổ biến hàng đầu gây nên chứng hôi miệng. Các bệnh lý này có thể kéo theo biểu hiện viêm nhiễm, hoại tử, tích mủ khiến mùi hôi hơi thở ngày càng khó chịu.
  • Các vết viêm loét trong khoang miệng: Viêm loét rất dễ gây nên mùi hôi, chưa kể các vết loét thường rất đau đớn và khó vệ sinh sạch sẽ.
  • Mắc nấm Candida miệng: Là một loại nấm có thể gây nên nhiều bệnh lý răng miệng khác nhau, nấm Candida là nguyên nhân chính gây nên chứng tưa lưỡi, tưa miệng lan rộng đến các vùng khác nhau như nướu, trong má, sau cổ họng,… kèm theo đó là chứng hôi miệng.
  • Hội chứng giảm tiết nước bọt khi ngủ: Điều này khiến miệng khô mỗi khi thức dậy và khiến hơi thở có mùi hôi tạm thời. Đó là lý do vì sao nhiều người luôn cảm thấy miệng có mùi khó chịu sau khi thức dậy.

Do các bệnh lý khác

Ngoài các bệnh lý liên quan trực tiếp đến khoang miệng, hơi thở có mùi khó chịu có thể là triệu chứng của các bệnh lý toàn thân khác mà hầu hết chúng ta không để ý tới. Ví dụ:

  • Bệnh lý hệ tiêu hóa: Chứng trào ngược dạ dày thực quản là một trong những bệnh lý điển hình gây nên chứng hôi miệng. Khi thức ăn trào ngược và bám lại ở thực quản, mùi khó chịu cũng theo đó trào lên khoang miệng và gây mùi.
  • Bệnh lý Tai mũi họng: Nhiễm trùng mũi họng, viêm amidan, viêm xoang,… cũng có thể gây ảnh hưởng đến khoang miệng và gây nên mùi hơi thở.
  • Bệnh lý về tủy xương: Các bệnh lý ác tính về tủy xương răng như viêm ổ răng khô, viêm tủy xương, hoại tử xương cũng có thể là nguồn gốc của chứng hôi miệng.
  • Bệnh đái tháo đường, bệnh về gan thận: Các bệnh lý này gây nên chứng hôi miệng là bỏi chúng làm phát sinh quá trình phân hủy mô mỡ trong cơ thể.
  • Nhiễm khuẩn HP: Là loại vi khuẩn chính gây nên chứng viêm loét dạ dày tá tràng, nguyên nhân khiến chứng hôi miệng kéo dài không dứt điểm.
  • Hội chứng hôi miệng mùi cá ươn: Hội chứng này dùng để mô tả những trường hợp cơ thể bị rối loạn chuyển hóa hoạt chất trimethylamine – chất điển hình có trong các loại thức ăn có mùi tanh. Khi đó loại hoạt chất này sẽ bị tích tụ tại gan và khiến hơi thở bốc mùi khó chịu. Hội chứng này khá hiếm gặp nhưng chúng thường có tính di truyền.

Ngoài các bệnh lý toàn thân, việc dùng thuốc cũng là một nguyên nhân của chứng hôi miệng có thể người bệnh đã vô tình bỏ qua. Việc dùng các loại thuốc hóa trị, xạ trị, chloral hydrate, amphetamine, phenothiazin,… đều có thể khiến hơi thở không thơm tho.

Hôi miệng gây nên những ảnh hưởng gì?

Chứng hôi miệng thực tế không gây nên những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể, trừ khi chúng là biểu hiện của các bệnh lý viêm nhiễm, hoại tử. Nếu phát hiện ra nguyên nhân gây hôi miệng là do viêm lợi nướu, áp xe răng, hoại tử chân răng,… người bệnh cần nhanh chóng thăm khám và điều trị triệt để bệnh. Nếu để lâu, phần chân răng bị yếu có thể ảnh hưởng đến hoạt động nhai, nghiền thức ăn cũng có thể khiến răng bị rụng ở người trẻ tuổi.

Ngoài ra, những trường hợp hôi miệng khác chủ yếu là ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động giao tiếp hàng ngày của người bệnh.

Theo nhiều cuộc khảo sát cho thấy, hầu hết những bệnh nhân bị hôi miệng đều ngại tiếp xúc với người khác và họ luôn có cảm giác tự ti về bản thân, họ mặc cảm với chuyện giao tiếp. Đặc biệt, với những công việc đặc thủ như thuyết trình viên, ca sĩ, giáo viên, người bán hàng,… những người phải tiếp xúc và giao tiếp với nhiều người.

Nhiều người dường như bị tách biệt khỏi các cuộc nói chuyện vì e ngại về khuyết điểm của bản thân, điều này sẽ gây nên những tác động tiêu cực đến đời sống tinh thần cũng như các mối quan hệ ngoài xã hội.

Đối với những người xung quanh, khi tiếp xúc với người bị hôi miệng, tất nhiên họ cũng sẽ cảm thấy khó chịu và có tâm lý né tránh, gây mất tập trung đến cuộc nói chuyện và họ cũng sẽ không muốn kéo dài cuộc nói chuyện này.

Làm thế nào để loại bỏ chứng hôi miệng

Không thể sống chung với chứng bệnh khó nói này, tốt nhất chúng ta nên tìm đến các phương pháp có thế loại bỏ triệt để chứng hôi miệng để cải thiện tâm lý giao tiếp của mình. Cụ thể, sau đây là những giải pháp giúp điều trị chứng hôi miệng nhanh nhất.

Mẹo dân gian chữa hôi miệng tại nhà

Có rất nhiều loại thảo dược được cha ông ta sử dụng để làm sạch khoang miệng, loại bỏ mùi hôi. Bạn đọc có thể tham khảo một vài gợi ý:

  • Dúng lá bạc hà: Lá bạc hà vốn có tính mát, hương thơm, có khả năng kháng khuẩn và khử mùi khá tốt. Bạn có thể sử dụng lá bạc hà tươi, đem giã nát rồi lấy nước cốt pha loãng để súc miệng hàng ngày. Hoặc bạn cũng có thể nhai trực tiếp lá bạc hà để các tinh chất thấm vào chân răng.
  • Uống trà xanh: Hoạt chất Polyphenol là thành phần rất quan trọng trong lá trà xanh, chúng có công dụng ngăn chặn vi khuẩn gây mùi rất tốt. Bạn có thể sử dụng trà xanh hãm nước uống hàng ngày, vừa loại bỏ mùi hơi thở, vừa giúp chống lão hóa toàn thân.
  • Dùng chanh tươi: Dùng lớp vỏ xanh bên ngoài quả chanh làm sạch và nhai thật kỹ trước khi nuốt. Các tinh dầu trong vỏ chanh sẽ nhanh chóng giúp bạn lấy lại hơi thở thơm tho, dễ chịu. Bạn cũng có thể dùng nước cốt chanh thêm một chút muối trắng để súc miệng, đánh răng mỗi ngày.
  • Gừng tươi: Nhờ vị cay, tính ấm và chứa một lượng tinh dầu thơm khá lớn nên gừng tươi có thể khử mùi hôi rất hiệu quả. Dùng gừng tươi đun sôi với nước lọc rồi cho thêm một chút muối, bạn có thể dụng nước này để súc miệng hàng ngày và nhanh chóng nhận thấy sự khác biệt.
  • Dùng vỏ bưởi: Vỏ bưởi có chứa rất nhiều tinh dầu thơm nên có công dụng loại bỏ mùi hôi do vi khuẩn gây ra rất hữu hiệu. Bạn có nhiều cách để dùng vỏ bưởi chữa hôi miệng. Thứ nhất, nhai trực tiếp vỏ bưởi sau mỗi bữa ăn rồi súc miệng lại bằng nước ấm. Cách thứ hai, bạn hãy đun vỏ bưởi với nước lọc, thêm một chút muối để dùng làm nước súc miệng hàng ngày.
Hôi miệng nhẹ có thể được kiểm soát bằng nhiều loại thảo dược
Hôi miệng nhẹ có thể được kiểm soát bằng nhiều loại thảo dược

Thuốc Đông y chữa hôi miệng

Rất nhiều trường hợp tìm đến bài thuốc Đông y do chứng hôi miệng có dấu hiệu chuyển biến nặng và các mẹo dân gian không mang lại hiệu quả nhất định. Theo Đông y, hôi miệng là do vị nhiệt, phải điều trị theo nguyên tắc Thanh vị nhiệt, thông lợi đường tiêu hóa và chống lại viêm nhiễm. Một vài bài thuốc thường dùng gồm có:

  • Bài thuốc số 1: Mộc thông, hoàng liên, đương quy, cỏ mực, thục địa, chi tử, đinh lăng, rau má.
  • Bài thuốc số 2: Đương quy, cam thảo, chỉ xác, trần bì, hoàng bá, liên nhục, đinh lăng, hoài sơn, hoa hòe.
  • Bài thuốc số 3: Rau má, đại hoàng, cam thảo, chỉ xác, đinh lăng, hoàng cầm, hoa hòe, đương quy, cỏ mực, bạch thược, hoàng kỳ.
  • Bài thuốc số 4: Mộc thông, hoàng liên, tía tô, hoàng bá, trần bì, hoa hòe, hương như, chi tử, cỏ mực, bồ công anh.

Đặc thù của thuốc Đông y là bốc thuốc theo từng thể trạng cơ địa và triệu chứng cụ thể của người bệnh. Do vậy, người bệnh nên trực tiếp tìm đến các cơ sở phòng khám đông y uy tín để đảm bảo được bắt đúng bệnh, bốc đúng thuốc.

Chữa hôi miệng tại nha khoa

Nếu hôi miệng có liên quan đến các bệnh lý khác, bắt buộc bạn phải tới nha khoa để khám, chẩn đoán và lắng nghe chỉ định hướng điều trị.

Trước hết các bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng, sau đó quan sát về tình trạng các tổ chức quanh răng và xác định nguyên nhân chính gây nên chứng hôi miệng là gì. Từ đó, bác sĩ sẽ thực hiện các can thiệp nha khoa phụ thuộc vào tình trạng từng ca bệnh.

Để loại bỏ triệt để nguyên nhân gây hôi miệng do bệnh lý, người bệnh phải kiên trì điều trị một thời gian và cần dùng thuốc nếu bác sĩ yêu cầu. Ngoài ra, việc ăn uống và vệ sinh răng miệng cũng sẽ cần khắt khe hơn.

Hôi miệng nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Bạn biết đấy, hôi miệng liên quan rất nhiều đến thực phẩm mà chúng ta dung nạp hàng ngày. Do vậy, chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học cũng sẽ là một cách có thể giúp bạn ngăn chặn, loại bỏ mùi hôi trong khoang miệng.

Thực phẩm nên ăn:

  • Các loại trái cây giàu vitamin C: Vitamin C tự nhiên sẽ giúp làm sạch men răng một cách nhẹ nhàng, giúp mang lại hơi thở thơm tho. Các loại quả này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tiêu diệt vi khuẩn rất hiệu quả.
  • Lá gia vị: Cụ thể là lá bạc hà, lá quế, rau thơm,… chúng đều có chứa một lượng lớn tinh dầu thơm nên có thể mang lại hiệu quả cải thiện mùi hơi thở rất tốt. Tùy vào mỗi loại lá mà bạn nên có cách sử dụng khác nhau, ví dụ lá bạc hà, lá quế có thể nhai trực tiếp nhưng lá cà ri nên nấu lên để phát huy tốt công dụng, trong khi đó hoa tiêu nên rang thơm lên rồi mới sử dụng.
  • Quả táo: Quả táo rất giàu thành phần polyphenol giúp làm sạch răng miệng tự nhiên, loại bỏ các loại vi khuẩn gây mùi và trung hòa các hợp chất gây nên chứng hôi miệng.
  • Hạt cây thì là: Với hàm lượng chất khử trùng rất lớn, hạt cây thì là có thể loại bỏ triệt để các loại vi khuẩn đang phát triển trong khoang miệng, từ đó giúp hơi thở của bạn thơm tho hơn.
  • Rau mùi tây: Là một loại rau có chứa hàm lượng diệp lục rất cao, ăn nhiều rau mùi tây giúp phá vỡ các hợp chất lưu huỳnh để chống lại chứng hôi miệng.
  • Nước lọc: Có thể nhiều bạn chưa biết, uống nhiều nước là các ngăn chặn chứng hôi miệng nhờ việc giữ ẩm cho khoang miệng.

Thực phẩm nên kiêng:

  • Cà phê: Là loại thức uống yêu thích của nhiều người nhưng thực tế cà phê không phù hợp cho những người bị hôi miệng. Chúng có thể bào mòn men răng, khiến răng chuyển sang màu vàng và đọng lại mảng bám trên răng. Mảng bám lâu không được vệ sinh sạch sẽ sẽ khiến vi khuẩn trú ngụ và gây nên mùi hơi thở.
  • Hành tỏi: Đây là nguyên nhân chính gây nên chứng hôi miệng vì chúng có chứa một hàm lượng lớn lưu huỳnh. Mùi hôi do hành tỏi để lại trong khoang miệng rất khó để loại bỏ hoàn toàn dù đã thực hiện đánh răng. Do vậy hãy hạn chế ăn hành tỏi, đặc biệt là hành tỏi chưa chế biến nếu như bạn đang gặp phải các vấn đề về hơi thở.
  • Thực phẩm giàu protein: Protein là dưỡng chất thiết yếu của cơ thể người, chúng có nhiều trong các loại thực phẩm điển hình như thịt bò, thịt gà, thịt cừu,…. Tuy vậy khi ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein, quá trình tiêu hóa tại dạ dày sẽ khá chậm chạp, gây nên những hiện tượng ợ hơi kèm theo mùi hơi thở khó chịu của thức ăn chưa tiêu hóa.

Chữa hôi miệng ở đâu an toàn, triệt để

Với những trường hợp hôi miệng nhẹ, bạn hoàn toàn có thể thay đổi thói quen ăn uống và khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, nếu là tình trạng khởi phát do bệnh lý, bạn đọc tuyệt đối không nên chủ quan mà cần thăm khám và điều trị sớm, tránh xảy ra biến chứng ngoài ý muốn. Nếu chưa biết nên thăm khám ở đâu, bạn đọc có thể tham khảo các bệnh viện sau:

  • Khoa Răng hàm mặt Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai là địa chỉ khám chữa đa khoa hoàn toàn có thể tin cậy vì tại đây hội tụ các bác sĩ đầu ngành với chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm. Khoa Răng hàm mặt của bệnh viện khám và điều trị tất cả các bệnh lý về răng miệng trong đó có chứng hôi miệng. Bạn có thể đến khám tại bệnh viện tất cả các ngày trong tuần, tuy nhiên cần sắp xếp thời gian để tránh phải đợi lâu vì bệnh viện tương đối đông bệnh nhân.
  • Bệnh viện Răng hàm mặt TW Hà Nội: Là bệnh viện chuyên về Răng hàm mặt nên hầu hết các bệnh nhân gặp vấn đề về răng miệng đều ưu tiên đến đây khám chữa. Bệnh viện có quy mô rất lớn, có thể phục vụ cùng lúc nhiều bệnh nhân. Thêm vào đó là cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, cũng giúp người bệnh yên tâm hơn khi điều trị.
  • Khoa Răng – BV Trung ương Quân đội 108 Hà Nội: Nếu bị hôi miệng, bạn cũng có thể lựa chọn khoa Răng của bệnh viện TWQĐ 108 để khám và điều trị. Tại đây có khám BHYT nên chi phí rất phải chăng, các bác sĩ của bệnh viện cũng rất chu đáo và nhẹ nhàng với bệnh nhân.
  • Khoa Răng hàm mặt bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM: Là một cơ sở  mũi nhọn của y tế phía Nam, bệnh viện ĐH Y dược TPHCM sở hữu nhiều bác sĩ giỏi, tay nghề cao, sẵn sàng phục vụ hàng ngàn lượt bệnh nhân mỗi ngày. Tại đây luôn được nâng cấp hệ thống máy móc thiết bị, nhờ vậy mà hiệu quả thăm khám tại đây luôn được tin tưởng.
Lựa chọn địa chỉ khám bệnh uy tín để yên tâm hơn trong quá trình điều trị
Lựa chọn địa chỉ khám bệnh uy tín để yên tâm hơn trong quá trình điều trị

Phòng ngừa chứng hôi miệng như thế nào?

Không ai muốn hơi thở của mình có mùi khó chịu, do vậy trước khi xảy ra hiện tượng này, bạn nên có những biện pháp phòng ngừa nhất định. Cụ thể, hãy tham khảo một vài biện pháp như sau:

  • Đảm bảo việc vệ sinh răng miệng thật kỹ càng, đặc biệt là sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Chú ý làm sạch cả vùng lưỡi vì tại đây cũng có chứa rất nhiều vi khuẩn.
  • Luôn uống đủ nước mỗi ngày, không đợi đến khi khát mới uống nước vì sẽ khiến miệng bị khô.
  • Có thể nhai kẹo cao su thường xuyên để kích thích tiết nước bọt nhiều hơn
  • Bỏ thuốc lá, ngừng uống cafe, rượu, các đồ uống có chứa cồn
  • Hạn chế ăn quá nhiều các loại thực phẩm có mùi nặng, đồ ăn chứa nhiều đường hoặc giàu protein. Nếu ăn, sau khi ăn nên súc miệng thật kỹ càng.
  • Nên thay bàn chải đánh răng sau mỗi 3 – 4 tháng sử dụng để tránh việc vi khuẩn bám trên bàn chải gây mùi. Ngoài ra, nên lựa chọn những loại bàn chải lông mềm để không gây tổn hại cho nướu lợi. Bên cạnh bàn chải, bạn đọc nên sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng, loại bỏ sạch sẽ các mảng bám.
  • Điều trị triệt để các bệnh lý như bệnh tiêu hóa, bệnh gan thận, kiểm soát tốt bệnh lý đái tháo đường.

Chứng hôi miệng gây nên những bất tiện khó nói trong cuộc sống và công việc. Do vậy hãy chủ động hơn trong việc vệ sinh răng miệng và thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời can thiệp điều trị. Đừng để hôi miệng nghiêm trọng ảnh hưởng đến giao tiếp rồi mới tiến hành điều trị, lúc này bệnh sẽ cần nhiều thời gian hơn để có thể khắc phục triệt để.

The post Hôi miệng và những nguyên nhân ít ai biết đến – Phương án khắc phục ngay appeared first on Nha khoa 247.

]]>
https://nhakhoa247.com/hoi-mieng-20.html/feed 0
Đau răng gây hại cho sức khỏe thế nào? Nguyên nhân và cách điều trị https://nhakhoa247.com/dau-rang-10.html https://nhakhoa247.com/dau-rang-10.html#respond Sat, 23 Dec 2023 03:00:00 +0000 https://nhakhoa247.com/?p=10 Đau răng là hiện tượng không hề hiếm gặp, có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, tại bất kỳ thời điểm nào. Do trong khoang miệng có nhiều tổ chức khác nhau nên tình trạng đau răng sẽ rất khó để xác định là do nguyên nhân nào gây nên nếu không […]

The post Đau răng gây hại cho sức khỏe thế nào? Nguyên nhân và cách điều trị appeared first on Nha khoa 247.

]]>

Đau răng là hiện tượng không hề hiếm gặp, có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, tại bất kỳ thời điểm nào. Do trong khoang miệng có nhiều tổ chức khác nhau nên tình trạng đau răng sẽ rất khó để xác định là do nguyên nhân nào gây nên nếu không đến khám bác sĩ. Tình trạng đau răng tuyệt đối không nên coi thường vì chúng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nhau. Do vậy hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng đau răng trong nội dung sau đây.

Các biểu hiện thường thấy khi bị đau răng

Đau răng là tình trạng nhức mỏi, ê buốt bên trong răng hoặc xung quanh bề mặt trăng. Các biểu hiện của đau răng đi kèm sẽ không giống nhau, tùy theo từng nguyên nhân cụ thể. Đại đa số người bệnh khi bị đau răng sẽ có những biểu hiện như:

  • Răng bị đau khi cắn đồ ăn hoặc khi ăn những món ăn lạnh, chua, nóng
  • Vùng nướu lợi quanh răng có dấu hiệu sưng, ửng đỏ, hơi ngứa, chạm vào bị đau nhức
  • Dễ bị chảy máu chân răng khi ăn, khi đánh răng dù tác động rất nhẹ
  • Có tình trạng hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu, thỉnh thoảng xuất hiện hiện tượng bị đắng miệng
  • Đau nhức ngay cả khi không có tác động từ bên ngoài
  • Thường kèm theo biểu hiện sốt nhẹ

Cơn đau răng có thể kéo dài liên tục hoặc theo từng cơn với cường độ khác nhau. Sau khi ăn uống đau nhức trở nên dữ dội hơn.

Một vài vị trí đau răng thường thấy:

  • Đau răng cửa
  • Đau răng hàm (đau răng cấm)
  • Đau răng khôn

Đau răng cảnh báo bệnh gì? Nguyên nhân gây đau răng

Răng là bộ phận kết nối với rất nhiều dây thần kinh, mạch máu do vậy đây được xem là cơ quan đặc biệt nhạy cảm. Khi các dây thần kinh bị tác động dù là nhỏ nhất cũng có thể gây nên những cơn đau dữ dội.

Khi bị đau răng, hầu hết chúng ta không thể tự xác định nguyên nhân vì có rất nhiều bệnh lý liên quan đến răng miệng rất phức tạp. Cách tốt nhất là đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán một cách chi tiết, chính xác nhất. Cụ thể, đau nhức răng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý sau đây:

Sâu răng

Sâu răng là tình trạng mô cứng của răng bị tổn thương, những tổn thương này chủ yếu là do vi khuẩn gây nên. Sau khi ăn uống, nếu việc vệ sinh răng miệng không được tiến hành một cách cẩn thận, cặn thức ăn sẽ tạo thành mảng bám trên răng. Đây là nơi vi khuẩn trú ngụ, và chúng sẽ tấn công răng ngay khi có cơ hội.

Sâu răng sẽ bắt đầu bằng việc gây nên những đốm đen trắng li ti trên răng, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, các lỗ sâu sẽ dần lan rộng ra và dần ăn sâu vào tủy. Vi khuẩn khi tấn công vào ngà răng sẽ gây nên những cơn đau nhức dữ dội và khi sâu răng gây viêm tủy cơn đau sẽ càng trầm trọng hơn và nguy cơ gây nên những biến chứng đặc biệt nguy hiểm.

Viêm tủy răng

Tủy răng là phần sâu bên trong cùng của cấu trúc răng, là phần đặc biệt nhạy cảm và dễ bị tấn công. Viêm tủy cũng là hậu quả của vi khuẩn khi tấn công sâu vào bên trong. Viêm tủy răng gây nên những cơn đau kinh khủng hơn sâu răng rất nhiều lần và người bệnh thường phải dùng đến thuốc giảm đau để khắc phục.

Dấu hiệu để người bệnh có thể nhận biết bệnh viêm tủy răng ngoài những cơn đau có thể là hiện tượng răng bị lung lay, đau buốt lên tận đỉnh đầu, vùng nướu răng bị sưng to, thâm tái và có thể xuất hiện túi mủ,…

Việc không điều trị triệt để viêm tủy răng có thể gây nên biến chứng áp xe chân răng nhiễm trùng máu, gây mất răng và có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Viêm lợi nướu

Bắt đầu từ hiện tượng sưng đỏ ở vùng chân răng, vùng lợi dễ bị chảy máu khi có những tác động nhẹ và chưa gây nên đau đớn. Nếu đau răng do viêm lợi nướu tức là tình trạng này đã trở nên nặng hơn, khiến vùng xương hàm cũng bị ảnh hưởng, xương hàm có thể bị đẩy về phía sau, các khoảng trống ở kẽ răng dần rõ ràng hơn và lâu ngày sẽ dễ bị nhiễm khuẩn.

Những người bị viêm lợi nặng sẽ gặp phải các biểu hiện như đau nhức quanh răng, đau răng sưng lợi, lợi chảy máu, sưng má, mùi hôi hơi thở,…. Biến chứng của viêm lợi phải kể đến là viêm nha chu là tăng khả năng bị đột quỵ, những người bệnh bị viêm lợi nếu đáng mắc các bệnh mãn tính khác cũng sẽ đặc biệt nguy hiểm hơn.

Viêm nha chu

Nha chu là tên gọi của tổ chức bao quanh răng, làm nhiệm vụ chống đỡ cho răng, giúp răng khỏe mạnh, rắn chắc. Viêm nha chu là tình trạng các tổ chức này bị nhiễm trùng, gây tổn thương đến vùng mô mềm và phá hủy phần xương xung quanh răng. Viêm nha chu là bệnh lý răng miệng phổ biến bậc nhất hiện này, có thể xuất hiện ở hầu hết các đối tượng, chủ yếu là trẻ em.

Đi kèm với triệu chứng đau răng, viêm nha chu còn gây nên các biểu hiện như sự thay đổi của màu sắc nướu lợi, thân răng dài hơn do tụt lợi, cảm giác răng thưa hơn và đặc biệt dễ bị chảy máu chân răng.

Áp xe răng

Áp xe răng cũng là một tình trạng bệnh rất cần để ý, đó là khi một chiếc răng trên hàm bị sưng, đau, có dấu hiệu tụ mủ, dễ chảy máu, chảy dịch ra ngoài. Áp xe răng là bệnh tiến triển khá nhanh theo 2 dạng:

  • Áp xe quanh thân răng: Nguyên nhân chính là do không điều trị triệt để sâu răng, khiến răng bị hoại tử, dần dần phần xương hàm và màng xương cũng bị tổn thương.
  • Áp xe nha chu: Là sự phá hủy các mô nha chu do vi khuẩn, chúng bắt đầu gây viêm, tích mủ và dần dần khiến các tổ chức nha chu quanh răng bị hủy hoại.

Biểu hiện rõ rệt nhất của áp xe răng là mùi hơi thở khó chịu, thậm chí có mùi tanh do sự xuất hiện của mủ. Vùng lợi nướu có màu khác, khi chạm nhẹ chân răng cũng có cảm giác rất đau. Áp xe có thể khiến răng bị sưng, răng lung lay, yếu chân răng và có thể bị rụng răng.

Mọc răng khôn

Răng khôn (răng số 8) mọc ở vị trí trong cùng của hàm nhai và chỉ mọc ở những người đã trường thành. Khác với những chiếc răng khác, răng khôn thường không mọc theo bất kỳ quy luật nào, chúng có thể mọc ngầm, mọc nghiêng, mọc kẹt với các tư thế rất khó hiểu.

Đó cũng là lý do đa số chúng ta đều bị đau răng khi mọc răng khôn.

Đau răng do mọc răng khôn chỉ xuất hiện ở khu vực răng số 8 và các vùng lân cận thậm chí đau răng dẫn đến đau tai. Nếu răng không được xử lý cũng có thể bị viêm nhiễm lâu dài và ảnh hưởng đến các răng gần đó.

Các nguyên nhân gây đau răng khác

Ngoài các bệnh lý răng miệng điển hình kể trên, thống kê cũng cho thấy, một vài nguyên nhân yếu tố khác sau đây cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đau răng:

  • Mắc bệnh viêm xoang
  • Hậu quả của việc chấn thương như ngã xe, va đập mạnh vào răng khiến răng bị lung lay
  • Răng bị sứt mẻ, mòn cổ răng
  • Thức ăn kẹt giữa các răng quá lâu
  • Đi ngủ có tật nghiến răng
  • Đau khớp thái dương hàm.

Bị đau răng khắc phục như thế nào?

Khi có dấu hiệu đau răng nhẹ, bạn nên chú ý theo dõi thật kỹ về tình trạng của mình. Nếu vùng răng không bị lở loét hay có dấu hiệu tích mủ, vẫn có thể là do việc vệ sinh răng không sạch sẽ gây nên. Bạn đọc có thể sử dụng một vài mẹo vặt để cải thiện đau nhức tại nhà. Tuy nhiên, nếu không có sự cải thiện, đau nhức ngày một nặng nề hơn, thì việc đến nha khoa thăm khám là rất cần thiết.

Giảm đau nhức tạm thời tại nhà

Khi cơn đau chưa thực sự cấp bách, bạn có thể tham khảo một vài mẹo nhỏ như sau để cải thiện:

Súc miệng với nước muối

Đây là cách dễ dàng và nhanh nhất mà ai cũng nghĩ tới đầu tiên. Tuy đơn giản nhưng nước muối loãng lại mang lại những công dụng đáng ngờ đối với tình trạng đau răng. Khi súc miệng, các vụn thức ăn hay mảng bám đều sẽ được loại bỏ khỏi kẽ răng. Thêm vào đó, thành phần kháng khuẩn trong nước muối sẽ có tác dụng làm sạch và giảm viêm tại các vị trí tổn thương nhẹ và nhanh chóng làm lành chúng.

Bạn nên sử dụng nước muối pha thật loãng hoặc sử dụng nước muối sinh lý bán tại các hiệu thuốc để súc miệng. Sử dụng hàng ngày để đạt được hiệu quả tích cực sau vài ngày.

Chườm đá

Là các có thể ngay lập tức làm dịu cơn đau răng, sưng lợi nướu. Khi nhiệt độ xuống thấp, lưu lượng máu chuyển đến vùng đau răng bị gián đoạn, tín hiệu cơn đau truyền đến não cũng bị đứt đoạn, cơn đau sẽ tạm thời bị tê liệt, nhờ đó mà bạn sẽ có cảm giác thoải mái hơn rất nhiều.

Việc chườm đá lên vùng má nên thực hiện lặp lại mỗi 10 phút, nghỉ 10 phút, không nên để đá chườm quá lâu. Mỗi khi bị đau nhức bạn đều có thể thực hiện chườm đá tại nhà. Tuy nhiên nếu cơn đau vẫn tiếp diễn nhiều lần về sau thì bạn nên đi khám để biết được nguyên nhân chính xác.

Dùng thuốc giảm đau

Người bệnh đau răng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường như paracetamol để kịp thời giảm thiểu các triệu chứng cơn đau. Tuy nhiên, bạn nên đến hiệu thuốc hỏi ý kiến bác sĩ và mua thuốc, tránh tự ý dùng tại nhà. Bởi lẽ một số loại thuốc đau răng không thể sử dụng cho một vài đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Việc dùng thuốc này cũng chỉ mang lại hiệu quả tạm thời nếu cơn đau xuất phát từ các bệnh lý răng miệng khác.

Dùng đinh hương

Đinh hương được biết đến là thảo dược chữa đau răng khá phổ biến nhờ các thành phần kháng viêm, kháng khuẩn và ngăn chặn viêm nhiễm đặc biệt tốt.

Loại dược liệu này có mặt trong nhiều bài thuốc chữa đau răng và chúng cũng rất an toàn cho mọi đối tượng người bệnh.

Người bị đau răng có thể sử dụng tinh dầu đinh hương chấm vào chỗ đau răng hoặc nhai trực tiếp đinh hương và giữ trong miệng trong khoảng 10 – 20 phút để tinh chất thấm sâu vào chân răng.

Điều trị tại nha khoa

Tại nha khoa, điều trị đau răng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân chính. Cụ thể là các nha sĩ sẽ chẩn đoán bệnh, điều trị triệu chứng và có các biện pháp điều trị tận gốc từng bệnh lý.

Điều trị đau răng do sâu răng:

  • Trị liệu bằng fluoride khi mới chớm xuất hiện các đốm sâu răng, phương pháp này sẽ phục hồi tình trạng của răng một cách nhanh chóng và ngăn chặn sâu răng phát triển
  • Giai đoạn bắt đầu hình thành lỗ sâu, các bác sĩ sẽ sử dụng đến phương pháp trám răng để ngăn chặn sự tiến triển và lan rộng
  • Các lỗ sâu răng chưa quá lớn cũng có thể sử dụng phương pháp mão răng, inlay/onlay để phục hồi
  • Giai đoạn sâu răng ăn vào tủy gây viêm tủy răng bắt buộc phải thực hiện phương pháp chữa tủy và điều trị nội nha để loại bỏ hoàn toàn phần tủy viêm.
  • Nếu viêm tủy quá nặng, ảnh hưởng đến các tổ chức quanh răng khác, việc chữa tủy không mang lại hiệu quả như mong đợi cần tiến hành nhổ bỏ răng.

Điều trị đau răng do viêm lợi, nướu: 

  • Bước đầu tiên cần làm là loại bỏ cao răng bám chặt tại các chân răng đồng thời thực hiện các biện pháp làm sạch vùng lợi, nếu có biểu hiện đau nhức nặng cần kết hợp thuốc kháng sinh giảm đau.
  • Sau khi vùng lợi đã ổn định trở lại các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê để nạo túi lợi
  • Quá trình điều trị viêm lợi người bệnh sẽ cần sử dụng thêm một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm NSAID, thuốc Corticosteroid,…

Điều trị đau răng do viêm nha chu:

Tùy theo tình trạng viêm nhiễm và mong muốn của người bệnh mà các bác sĩ sẽ có những hướng điều trị phù hợp nhất:

  • Loại bỏ cao răng và mảng bám vi khuẩn trên các chân răng kẽ răng, chà chân răng để làm nhẵn bề mặt, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
  • Trường hợp viêm nha chu nặng hơn, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật giảm túi; ghép mô liên kết trong trường hợp người bệnh bị mất mô nướu; ghép xương trong trường hợp bị hủy xương quanh chân răng hoặc sử dụng protein kích thích mô,…

Điều trị đau răng do viêm tủy răng:

Điều trị tủy răng tại nha khoa áp dụng cho những trường hợp viêm tủy nặng. Quy trình điều trị viêm tủy răng sẽ thực hiện qua các bước gồm loại bỏ sạch phần tủy bị viêm, loại bỏ các tổn thương trong khoang tủy. Sau đó các bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh ống chứa tủy, trám kín lại và điều trị phục hồi răng.

Điều trị đau răng do áp xe răng:

  • Trường hợp áp xe nhẹ có thể sử dụng thuốc để làm dịu tổn thương và dần loại bỏ khối áp xe.
  • Trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ thực hiện chích, rạch ổ chứa mủ, làm sạch mủ. Người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc để giảm đau và giảm thiểu sưng tấy
  • Sử dụng phương pháp trị liệu ống rễ răng nếu muốn bảo tồn triệt để răng bị áp xe,
  • Trường hợp nhiễm trùng nặng sẽ phải tiến hành nhổ bỏ răng

Điều trị đau răng do mọc răng khôn:

Vốn dĩ răng không có chức năng ăn nhai quá quan trọng, hơn nữa việc mọc ngầm mọc lệch của răng sẽ khiến chất lượng hàm nhai, các răng xung quanh bị ảnh hưởng rất lớn. Do vậy, để giải quyết triệt để tình trạng đau răng do mọc răng khôn, người bệnh nên tiến hành nhổ bỏ.

Các bác sĩ sẽ tiến hành chụp phim, quan sát tình trạng mọc của răng để tiến hành nhổ bỏ. Hiện nay có khá nhiều phương pháp nhổ răng khôn tiên tiến nên người bệnh không phải quá lo lắng.

Thuốc Đông y chữa bệnh đau răng

Đông y quan niệm răng là một phần thuộc về tạng thận, đau răng là hiện tượng bệnh lý liên quan đến tạng phủ. Muốn triệt để cần phải trị tiêu và trị bản, điều trị tại chỗ đến điều trị toàn thân.

Bài thuốc trị đau răng do phong nhiệt:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Dùng: Đại hoàng sao tồn tính hoặc ngô thù du kết hợp bạch chỉ đem nghiền nhỏ và đắp vào chỗ bị đau
  • Ngâm trong miệng khoảng 10 phút rồi nuốt, mỗi ngày ngậm 2 lần

Bài thuốc trị đau răng do phong thấp:

  • Dùng rễ cây cà gai leo sắc thật đặc, ngậm mỗi ngày 2 lần sáng tối
  • Dùng nhũ hương, cốt toái bổ nghiền nhỏ, đắp vào chỗ bị đau

Bài thuốc trị đau răng sưng mộng răng:

  • Dùng hương phụ, thanh đại, sinh khương lượng theo chỉ định nghiền nhỏ rồi đắp vào vùng đau răng mỗi ngày 2 – 3 lần
  • Dùng thương nhĩ tử sắc thật đặc, đợi hơi ấm nóng thì đem ngậm trong miệng, khi thuốc nguội thì nhổ bỏ và súc miệng lại với nước sạch.
  • Dùng ngưu bàng tử sao vàng, sắc nước, đem ngậm một lúc rồi nuốt.

Bài thuốc trị đau răng do ăn đồ nóng:

  • Dùng: Thăng ma, sinh địa hoàng, cát căn, mẫu đơn bì, xích thược, liên kiều, cam thảo, hoàng cầm.
  • Đem sắc uống hàng ngày theo chỉ định của thầy thuốc

Đau răng nên ăn gì? kiêng gì để giảm thiểu cơn đau nhức

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố then chốt giúp cải thiện sức khỏe răng miệng. Khi bị đau răng, việc ăn uống của bạn cũng sẽ trở nên khó khăn hơn, do vậy, việc xây dựng thực đơn phù hợp là vô cùng cần thiết.

Các món ăn cho người bị đau răng nên đảm bảo các tiêu chí như mềm, dễ nuốt, không chứa quá nhiều đường và không có tính acid mạnh. Những loại thực phẩm có tính chất như vậy sẽ khiến men răng yếu đi. Cụ thể, các món ăn nên và không nên sử dụng khi bị đau răng sẽ được gợi ý ngay sau đây:

Thực phẩm nên ăn:

  • Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa: Đa phần các loại sản phẩm này đều có kết cấu khá mềm, không cần dùng lực nhiều khi nhai và cũng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
  • Các món súp loãng: Bạn có thể chế biến đa dạng các loại thực phẩm thành súp để vừa dễ ăn, vừa ngon miệng và không bị nhàm chán.
  • Các loại cá béo: Thịt cá khá mềm nên việc nhai sẽ không gây tác động mạnh lên vùng răng bị đau Hơn nữa, cá béo là loại thực phẩm giàu acid béo, giàu omega,… đều là những thành phần kháng viêm giảm đau rất tốt.
  • Quảng mãng cầu: Loại quả này sẽ cung cấp cho bạn nhiều canxi và phospho, giúp bảo vệ răng một cách toàn diện nhất.
  • Gừng: Nếu bị đau răng, hãy thêm gừng vào các món ăn hằng ngày của bạn, bởi chúng có công dụng giảm đau và hỗ trợ tiêu hóa rất tốt.
  • Uống trà xanh: Loại thảo dược giàu chất chống oxy hóa, flavonoid giảm đau kháng viêm này nhất định không nên bỏ qua cho những bạn đang bị đau răng làm phiền.

Thực phẩm nên tránh:

  • Các loại kẹo cứng: Tránh xa những loại kẹo cứng, đặc biệt là kẹo cứng có chứa nhiều đường. Ăn kẹo chứa nhiều đường là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và khiến sản sinh acid lactic gây hại cho men răng. Khi nhai đồ cứng cũng sẽ khiến răng bị tác động lực mạnh và đau nhức nặng nề hơn. Ngoài kẹo cứng thì các loại kẹo dai, kẹo dẻo cũng nên tránh xa.
  • Đồ uống có gas: Chúng có chữa nhiều đường và acid nên có thể khiến tình trạng đau răng kéo dài hơn.
  • Các loại trái cây chua: Điển hình nhất là trái cây họ cam quýt có tính acid nhẹ, chúng rất tốt cho sức khỏe nhưng lại không phù hợp với những người đang bị đau răng.
  • Các loại đồ lạnh: Đồ quá lạnh sẽ khiến răng bị nhạy cảm hơn, men răng yếu hơn và hoạt động của răng kém hiệu quả. Ví dụ kem lạnh vừa chứa nhiều đường lại khiến vi khuẩn có cơ hội bùng phát.
  • Thịt gà: Người bị đau răng không nên ăn thịt gà bởi kết cấu thịt gà là các sợi thịt nên rất dễ bị dính vào kẽ răng nếu không vệ sinh sạch sẽ. Chảng may thịt gà mắc vào vùng răng đang bị đau sẽ càng khiến cơn đau dữ dội hơn.

Khám chữa đau răng ở đâu uy tín?

Đa số người bệnh khi bị đau răng thường tự khắc phục tại nhà, chỉ khi cơn đau vượt quá kiểm soát mới nghĩ đến việc thăm khám. Trong những năm trở lại đây, việc chăm sóc sức khỏe răng miệng đang được nhiều người quan tâm hơn, do vậy, chúng tôi đã tổng hợp một vài bệnh viện phòng khám uy tín để người bệnh có thể an tâm khám chữa.

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội

Là bệnh viện chuyên khoa về răng miệng nên đặc biệt hội tụ các bác sĩ hàng đầu về răng hàm mặt. Bệnh viện được chia thành nhiều khoa điều trị khác nhau, trong đó có Khoa răng miệng trẻ em, Khoa điều trị cho người cao tuổi, Khoa điều trị tổng hợp, Khoa điều trị nội nha,…

Hầu hết các phòng khám tại bệnh viện đều được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị tiên tiến và hiện đại giúp người bệnh an tâm hoàn toàn trong quá trình thăm khám. Lợi thế của bệnh viện là điều trị khép kín nên đảm bảo vô trùng tuyệt đối.

Bệnh viện 103 – Khoa khám và điều trị răng miệng theo yêu cầu

Phòng khám Răng hàm mặt của bệnh viện 103 – Học viện Quân Y được thành lập từ năm 2013 và nhanh chóng trở thành địa điểm được rất nhiều người bệnh đau răng tin tưởng lựa chọn.

Phòng khám sở hữu những máy móc công nghệ tiên tiến bậc nhất, không chỉ điều trị bệnh lý về răng mà còn thực hiện các phục hình răng chuyên sâu, răng thẩm mỹ,… Đặc biệt, phòng khám làm việc tất cả các ngày trong tuần nên bất kỳ ai cũng có thể sắp xếp thời gian để đến điều trị.

Nha khoa Quốc tế Việt Pháp Hà Nội

Nha khoa Việt Pháp là một trong các nha khoa tư nhân nổi tiếng ở thủ đô với lượng bệnh nhân thăm khám khá đông. Tại đây tiếp nhận hầu hết các ca bệnh khám và điều trị các vấn đề về răng như đau răng, sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,… Các bác sĩ của bệnh viện đều là những người có tay nghề cao, chuyên môn sâu và kinh nghiệm dày dặn. Cơ sở vật chất của phòng khám cũng là một trong những điểm cộng rất lớn để người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm tin tưởng.

Bệnh viện Răng hàm mặt Sài Gòn

Là bệnh viện chuyên khoa Răng hàm mặt đầu ngành tại khu vực phía Nam, bệnh viện đã hoạt động rất nhiều năm và vẫn luôn được người bệnh đặc biệt tin tưởng lựa chọn. Qua nhiều lần đổi tên, bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn vẫn giữ vững được chuyên môn điều trị các bệnh lý răng miệng cho hầu hết mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người già. Bệnh viện phục vụ tất cả các ngày trong tuần và đều phục vụ 24/24.

Nha khoa Đông Nam TPHCM

Phòng khám nha khoa Đông Nam đã được sở Y tế cấp phép hoạt động hơn 15 năm này và đang là một trong những phòng khám tư nổi trội tại thành phố Hồ Chí Minh. Thế mạnh của phòng khám là được đầu tư xây dựng với các tiêu chuẩn vô trùng nghiêm ngặt, thiết bị máy móc cập nhật thường xuyên để mang lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.

Hướng dẫn phòng ngừa đau răng ai cũng nên biết

Vì là hiện tượng ai cũng có thể gặp phải nên phòng ngừa sớm đau răng là điều cực kỳ cần thiết. Để ngăn chặn các bệnh lý răng miệng có thể có, chúng ta nên chú ý những điều sau đây:

  • Lựa chọn loại kem đánh răng có chứa Fluoride: Thành phần này sẽ giúp bảo vệ răng của bạn khỏi những tấn công của vi khuẩn cũng như acid từ thức ăn dung nạp hàng ngày. Mặc dù đa số các loại kem đánh răng hiện nay đều có chứa Fluoride nhưng bạn hãy lựa chọn loại sản phẩm nào tăng cường hàm lượng để bảo vệ răng tốt hơn.
  • Đánh răng đúng cách: Tuy ngày nào chúng ta cũng đánh răng nhưng không phải ai cũng đánh răng đúng. Việc đánh răng sai cách khiến hiệu quả loại bỏ mảng bám trên răng không thực sự triệt để, và đây chính là nguyên nhân gây nên nhiều vấn đề răng miệng. Hãy đánh răng theo chiều dọc hoặc theo vòng xoáy thay vì đánh răng theo chiều ngang như bạn vẫn thường thực hiện.
  • Ăn các loại thực phẩm lành mạnh: Như đã đề cập ở trên, đồ ăn nhiều đường sẽ không phải là một sự lựa chọn tốt cho sức khỏe răng miệng. Vậy nên hãy hạn chế một cách tối đa nhóm đồ ăn này.
  • Khám sức khỏe răng miệng định kỳ: Đừng để đến khi đau răng nặng rồi mới tìm đến bác sĩ, bạn hoàn toàn có thể phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh lý răng miệng nếu thăm khám nha khoa một cách đều đặn.
  • Lưu ý khi sử dụng một số loại thuốc: Một số nhóm thuốc Tây y có thể gây hại cho răng, do đó nếu cảm thấy uống thuốc gây khô miệng hãy cố gắng uống nhiều nước và nói chuyện với bác sĩ để tìm giải pháp.
  • Điều trị triệt để các vấn đề răng miệng: Nhiều người thường nghĩ bệnh răng miệng như sâu răng nhẹ, viêm lợi nhẹ có thể tự khỏi mà lơ là trong việc điều trị. Nếu không điều trị sớm và triệt để, bệnh lý răng miệng không chỉ gây đau răng mà có thể gây mất răng vĩnh viễn. Do vậy khi phát hiện dấu hiệu bệnh, hãy thực sự chú ý và thực hiện tuân thủ chỉ định điều trị.
  • Dùng chỉ nha khoa: Đa số chúng ta đều chỉ sử dụng bàn chải đánh răng, tuy nhiên, bạn có biết răng rất nhiều cặn thức ăn tồn đọng giữa kẽ răng không thể được loại bỏ bởi bàn chải. Cách đơn giản mà hiệu quả nhất vẫn là sử dụng chỉ nha khoa. Việc dùng tăm thực tế không được khuyến cáo vì sẽ rất gây hại cho răng.
  • Bổ sung canxi trong bữa ăn hàng ngày: Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương và răng nên nếu muốn răng chắc khỏe tất nhiên bạn nên bổ sung canxi trong bữa ăn hàng ngày.

Đau răng có thể chỉ là một biểu hiện tổn thương răng bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Do vậy, bạn không nên chủ quan với các tình trạng đau răng, hãy quan sát thật kỹ các triệu chứng và trao đổi với bác sĩ để tìm ra phương án khắc phục phù hợp nhất.

The post Đau răng gây hại cho sức khỏe thế nào? Nguyên nhân và cách điều trị appeared first on Nha khoa 247.

]]>
https://nhakhoa247.com/dau-rang-10.html/feed 0
[Review] Vượt Qua Nỗi Sợ Nhổ Răng Khôn Nhờ Bác Sĩ Quang Anh ViDental https://nhakhoa247.com/review-vuot-qua-noi-so-nho-rang-khon-cung-bac-si-quang-anh-1651.html https://nhakhoa247.com/review-vuot-qua-noi-so-nho-rang-khon-cung-bac-si-quang-anh-1651.html#respond Wed, 30 Aug 2023 06:51:28 +0000 https://nhakhoa247.com/?p=1651 Đau nhức và những biến chứng hậu phẫu là nỗi ám ảnh khiến nhiều người bệnh có cảm giác e sợ mỗi khi nghĩ về việc phẫu thuật nhổ bỏ răng khôn. Đây cũng chính là vấn đề khiến Lê Thu, một bạn trẻ 22 tuổi có nỗi sợ với việc điều trị răng khôn. […]

The post [Review] Vượt Qua Nỗi Sợ Nhổ Răng Khôn Nhờ Bác Sĩ Quang Anh ViDental appeared first on Nha khoa 247.

]]>

Đau nhức và những biến chứng hậu phẫu là nỗi ám ảnh khiến nhiều người bệnh có cảm giác e sợ mỗi khi nghĩ về việc phẫu thuật nhổ bỏ răng khôn. Đây cũng chính là vấn đề khiến Lê Thu, một bạn trẻ 22 tuổi có nỗi sợ với việc điều trị răng khôn. Nỗi lo lắng càng lớn hơn khi răng khôn gây ra những cơn đau nhức, ê buốt răng phiền toái, ảnh hưởng tiêu cực đến công việc, sinh hoạt và cảm xúc cá nhân. Thế nhưng, tất cả đã thay đổi sau khi Thu quyết tâm điều trị và đặt niềm tin ở BS Quang Anh.

Nỗi sợ đau nhức răng khôn và biến chứng hậu phẫu

Sức khỏe răng miệng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Nhận thức được điều này nên mọi người ngày càng chú ý đến việc chăm sóc răng miệng khỏe mạnh hơn, đặc biệt đối với tình trạng răng khôn.

Đau răng khôn khiến bạn Thu gặp rất nhiều khó khăn trong ăn uống và sinh hoạt

Răng khôn hay răng số 8 mang đến những phiền toái vô cùng khó chịu trong sinh hoạt và nhịp sống hàng ngày. Có rất nhiều người bệnh cảm thấy ám ảnh mỗi khi nhắc đến răng khôn bởi những cơn đau nhức “hành hạ” kéo dài. Chia sẻ về câu chuyện răng khôn của bản thân, bạn Thu cho biết:

“Khoảng 1 tháng nay, mỗi khi ăn uống, vệ sinh răng mình đều cảm thấy đau nhức vùng răng hàm, đôi khi có hiện tượng chảy máu. Các cơn đau nhức liên tục khiến em bị mệt mỏi, mất tập trung. Có những hôm đau răng kèm sốt mình còn bị mất ngủ, tinh thần suy giảm gây ảnh hưởng rất nhiều đến công việc, sinh hoạt hàng ngày.

Có nhiều người khuyên nên đi khám, nếu vấn đề do răng khôn thì tiến hành nhổ bỏ để khắc phục tình trạng sớm. Tuy nhiên, qua tìm hiểu mình cũng thấy nhiều phản hồi về việc đau nhức kèm biến chứng nguy hiểm sau khi nhổ nên cũng rất lo lắng. Vì ảnh hưởng tâm lý nên mình quyết định chỉ sử dụng thuốc giảm đau tại nhà thay vì đi khám.”

Vượt qua nỗi sợ nhổ răng khôn và cái kết bất ngờ

Sau một thời gian, các cơn đau nhức không thuyên giảm, Thu không thể chịu đựng thêm sự “hành hạ” nên đã cân nhắc việc đi khám. Lo lắng về sức khỏe răng miệng bản thân nên Thu quyết định thăm khám BS Quang Anh tại Nha khoa ViDental qua sự giới thiệu của một đồng nghiệp.

Trải qua quá trình thăm khám tổng quát và điều trị, bạn Lê Thu bày tỏ:

“Sau khi được đồng nghiệp giới thiệu và tìm hiểu thì mình biết rằng BS Quang Anh đã có trên 10.000 giờ thực hiện nhổ răng khôn nên quyết định đặt niềm tin ở bác sĩ.

Hôm khám, nha khoa tương đối đông khách nhưng vì mình có đặt lịch trước nên không phải chờ quá lâu. Bắt đầu quá trình thăm khám mình được các bạn điều dưỡng hỏi thăm thông tin về các biểu hiện bệnh lý và tiến hành chụp phim răng. Sau khi chụp X-quang răng, mình được gặp trực tiếp BS Quang Anh để xác định và đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng.

Tình trạng răng trên film chụp X quang của bạn Thu

Kiểm tra tổng thể sức khỏe răng miệng, mình được thông báo rằng tình trạng đau nhức là do răng răng khôn hàm dưới mọc lệch đâm vào răng số 7. Khi này, BS Quang Anh có chỉ định cần tiến hành nhổ bỏ để tránh các biến chứng tiếp diễn.

Vốn có tâm lý sợ đau và phẫu thuật nên mình rất lo lắng. Tuy nhiên bác sĩ cũng mách cho mình thêm về phương pháp Piezotome và cấy kháng thể tự thân để giảm đau trong quá trình điều trị. Sau khi được bác sĩ tư vấn và động viên, mình cũng quyết định tiến hành phẫu thuật tạm biệt răng khôn.”

Nhớ lại quá trình phẫu thuật nhổ răng cùng BS Quang Anh, Thu chia sẻ thêm:

“Lúc bắt đầu phẫu thuật mình vẫn khá hồi hộp và hơi run vì sợ đau. Nhưng quá trình lại hoàn toàn trái ngược với những gì mình tưởng tượng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề của BS Quang Anh và công nghệ Piezotome, mình trải qua phẫu thuật trong khoảng 30 phút rất nhẹ nhàng, hoàn toàn không có cảm giác đau nhức giống như những gì đã lo lắng từ trước.

Sau khi nhổ răng xong, bác sĩ có dặn dò mình về các vấn đề hậu phẫu từ việc chăm sóc, vệ sinh cũng như ăn uống để răng mau lành. Tuân thủ theo những hướng dẫn từ BS Quang Anh, mình chỉ mất 3 ngày để có thể cảm thấy sức khỏe răng hồi phục khỏe mạnh trở lại.”

Chia sẻ kinh nghiệm nhổ răng khôn không đau

Từng trải qua những cảm giác đau nhức do răng khôn gây ra, Lê Thu cũng gửi lời đến những bạn đang gặp tình trạng tương tự rằng:

“Rất khuyên mọi người nên tiến hành nhổ răng khôn để không phải chịu đựng sự “hành hạ” kéo dài. Nếu cảm thấy lo lắng về những vấn đề bị đau nhức sau khi điều trị thì có thể cân nhắc thăm khám và điều trị cùng BS Quang Anh.

Mình đã đọc về bác sĩ khác nhiều, mình ấn tượng nhất là kinh nghiệm hơn 10.000 giờ phẫu thuật răng khôn và kỹ thuật dùng máy Piezotome, mình tham khảo rất nhiều nha khoa trước khi làm cùng bác sĩ, nhưng chỉ có bác sĩ là tư vấn dễ hiểu nhất về cái máy đó nên mình yên tâm hơn.  BS Quang Anh đã giúp mình có một trải nghiệm điều trị ngoài mong đợi, không đau, không cần nghỉ dưỡng, rất recomment cho những ai đang tìm địa chỉ nhổ răng chất lượng ạ”

Trên đây là những chia sẻ, review nhổ răng khôn không đau cùng bác sĩ Quang Anh từ trải nghiệm khách hàng. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp phẫu thuật răng khôn không đau, hãy liên hệ với BS Quang Anh tại Nha khoa ViDental để được hỗ trợ tư vấn miễn phí và nhanh chóng.

The post [Review] Vượt Qua Nỗi Sợ Nhổ Răng Khôn Nhờ Bác Sĩ Quang Anh ViDental appeared first on Nha khoa 247.

]]>
https://nhakhoa247.com/review-vuot-qua-noi-so-nho-rang-khon-cung-bac-si-quang-anh-1651.html/feed 0
Sâu răng và thông tin liên quan tới bệnh từ A đến Z https://nhakhoa247.com/sau-rang-30.html https://nhakhoa247.com/sau-rang-30.html#respond Wed, 12 Apr 2023 05:06:00 +0000 https://nhakhoa247.com/?p=30 Trong số các bệnh lý liên quan tới răng miệng, sâu răng được coi là phổ biến hơn cả. Bất cứ ai cũng sẽ đều bị sâu răng một lần ở trong đời. Nó sẽ gây ra tình trạng khó chịu, đau nhức, ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ và nhiều biến chứng nếu […]

The post Sâu răng và thông tin liên quan tới bệnh từ A đến Z appeared first on Nha khoa 247.

]]>

Trong số các bệnh lý liên quan tới răng miệng, sâu răng được coi là phổ biến hơn cả. Bất cứ ai cũng sẽ đều bị sâu răng một lần ở trong đời. Nó sẽ gây ra tình trạng khó chịu, đau nhức, ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ và nhiều biến chứng nếu không được điều trị đúng cách.

Sâu răng là gì?

Sâu răng tiếng anh là Caries. Đây là hiện tượng mô cứng của răng bị tổn thương do vi khuẩn tích tụ ở mảng bám răng dẫn tới hủy khoáng và trên răng xuất hiện các lỗ nhỏ. Đây là bệnh lý do nhiều yếu tố khác nhau kết hợp mà thành như thói quen ăn vặt, vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, sử dụng đồ uống có gas.

Sâu răng là hiện tượng mô cứng của răng bị tổn thương do vi khuẩn tích tụ
Sâu răng là hiện tượng mô cứng của răng bị tổn thương do vi khuẩn tích tụ

Nếu không có phương án điều trị kịp thời sâu răng sẽ trở nên vô cùng nặng nề. Một số trường hợp có thể bị nhiễm trùng hoặc đau nhức. Ngoài ra, việc chú ý khám răng theo định kỳ, vệ sinh răng miệng đúng cách cũng là giải pháp giúp bảo vệ răng hiệu quả.

Nguyên nhân gây ra sâu răng do đâu?

Theo các bác sĩ nha khoa khẳng định, nguyên nhân của bệnh sâu răng thường có khá nhiều. Tuy nhiên chủ yếu do vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng tạo ra axit. Nó phổ biến là Actinomyces, Streptococcus mutans và Lactobacillus. Chúng sẽ khiến cho carbohydrate lên men và tổn thương răng. Sau đây sẽ là một số nguyên nhân chính gây ra bệnh:

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Khi răng miệng không được làm sạch đúng cách, thường xuyên sẽ khiến cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, phát triển. Vì thế, mỗi ngày chúng ta cần phải đánh răng ít nhất 2 lần, nhất là sau khi sử dụng đồ ăn, thức uống ngọt.

Bên cạnh đó, nếu đánh răng sai cách cũng làm gia tăng khả năng bị sâu răng nhiều hơn. Muốn đúng cách, bạn phải đánh xoay vòng tròn hoặc theo chiều dọc. Hãy lựa chọn loại bàn chải lông mềm để các kẽ răng được làm sạch hiệu quả.

Thói quen ăn đồ ngọt

Các loại đồ ngọt sẽ bám dính trên răng lâu ngày
Các loại đồ ngọt sẽ bám dính trên răng lâu ngày

Các loại đồ ngọt như ngũ cốc, kem, mật ong, socola, bánh ngọt, đường, sữa… sẽ bám dính trên răng lâu ngày. Chúng sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn tăng nhanh và dẫn tới răng bị sâu. Trong thành phần của đồ ngọt, đồ ăn vặt thường có chứa axit độc hại khiến răng bị tổn thương.

Thiếu nước

Chắc chắn nhiều người sẽ cảm thấy điều này không hề có sự liên quan. Tuy nhiên, khi cơ thể thiếu nước sẽ dẫn tới hiện tượng thiếu nước bọt và khô miệng. Nước bọt có tác dụng trong việc rửa trôi mảng bám, thức ăn. Hơn nữa, trong nó cũng có chứa khoáng chất giúp loại bỏ vi khuẩn, chữa răng sâu.

Hàm răng yếu hoặc vỡ nứt

Chân răng yếu sẽ khiến cho nứt vỡ xảy ra. Nó tạo điều kiện để mảng bám hình thành, vi khuẩn phát triển. Lâu ngày vi khuẩn sẽ tấn công mạnh mẽ vào răng và hình thành lỗ sâu.

Tụt nướu

Hiện tượng này sẽ ra sẽ khiến rễ chân răng hình thành mảng bám. Khi đó ngà răng sẽ bị vi khuẩn tấn công. Lúc này sâu men răng sẽ xảy ra và làm người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, đau đớn.

Dấu hiệu nhận biết sâu răng là gì?

Thực tế cho thấy dấu hiệu bị sâu răng ở mỗi người cũng sẽ có sự khác nhau. Nó sẽ tùy thuộc vào từng tình trạng. Với những trường hợp răng bị sâu mức độ nặng sẽ có một số dấu hiệu nhận biết sau đây:

Quan sát bằng mắt thường thấy ngà răng, men răng bị tổn thương
Quan sát bằng mắt thường thấy ngà răng, men răng bị tổn thương
  • Quan sát bằng mắt thường thấy ngà răng, men răng bị tổn thương. Khi thực hiện dung que để cạo mảng bám, vụn thức ăn ra ngoài sẽ thấy lỗ sâu răng khá lớn.
  • Khi ăn những thức ăn ngọt, lạnh nóng… hoặc lọt vào lỗ sâu sẽ khiến người bệnh cảm giác ê buốt, đau nhức khó chịu.
  • Dấu hiệu răng bị sâu thường gặp đó là các lỗ sâu bị đau trong thời gian kéo dài rồi dịu dần. Nếu gặp phải triệu chứng này, hãy tới ngay nha sĩ để được thăm khám và có phương án điều trị kịp thời nhất!

Ai có nguy cơ bị sâu răng nhiều nhất?

Bất cứ ai cũng đều có nguy cơ bị sâu răng tấn công, nhưng sẽ có một số yếu tố tác động làm tăng nguy cơ nhu sau:

Trẻ nhỏ có nguy cơ bị sâu răng cao
Trẻ nhỏ có nguy cơ bị sâu răng cao
  • Vị trí sâu răng thường gặp nhất đó là răng hàm. Do nó có khá nhiều rãnh nên các vụn thức ăn khó được làm sạch, lâu ngày sẽ tích tụ và gây sâu răng.
  • Một số thực phẩm như trái cây khô, soda, đường, mật ong, kem, sữa, bánh quy, khoai tây chiên… bám trên răng lâu ngày có khả năng gây bệnh nhiều hơn.
  • Trẻ sơ sinh trong quá trình uống sữa, nước trái cây, sữa công thức, nước có đường… nhưng không vệ sinh răng sau đó.
  • Không bổ sung Fluoride  – khoáng chất giúp ngăn chặn răng sâu. Nó được dùng nhiều trong thành phần của nước súc miệng, kem đánh răng.
  • Người lớn tuổi, trẻ em có nguy cơ bị răng sâu cao hơn so với đối tượng khác.
  • Người bị trào ngược dạ dày thực quản, ợ nóng khiến cho axit dạ dày đi vào miệng. Từ đó khiến men răng bị mòn, răng bị tổn thương.
  • Người có chứng cuồng ăn, chán ăn có thể bị xói mòn răng hoặc sâu răng ghé thăm.

Sâu răng khi nào nên tới gặp nha sĩ?

Phần lớn người bệnh đều không thể nhận thức được mình bị răng sâu. Do đó việc vệ sinh răng miệng, khám răng định kỳ thường khá quan trọng giúp răng miệng được bảo vệ. Nhưng nếu xuất hiện triệu chứng đau miệng, đau răng thì bạn nên tới gặp nha sĩ để được điều trị sớm.

Tới gặp nha sĩ để kiểm tra khi thấy dấu hiệu bất thường trên răng
Tới gặp nha sĩ để kiểm tra khi thấy dấu hiệu bất thường trên răng

Sâu răng mặc dù được biết tới là một dạng bệnh khá phổ biến. Tuy nhiên nếu không có phương án điều trị đúng cách, kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ răng miệng như áp xe răng, đau răng, gãy răng, mủ quanh răng, ăn nhai kém.

Với trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ gặp phải một số hiện tượng như đau răng khiến cho việc ăn uống không được thoải mái, cơ thể khó chịu, gặp vấn đề về vấn đề dinh dưỡng, giảm cân. Thậm chí một vài người còn bị mất răng ảnh hưởng tới giao tiếp, áp xe mủ dẫn tới nhiễm trùng hoặc tính mạng bị đe dọa.

Sâu răng có nguy hiểm không?

Ngoài ảnh hưởng tới vấn đề thẩm mỹ, răng sâu men cũng sẽ gây ra những nguy hiểm như sâu:

Nguy cơ mất răng

Với trường hợp răng sâu không được điều trị đúng cách và kịp thời nó sẽ khiến cho chết tủy sống hoặc vết sâu ngày càng lan rộng. Khi chết tủy, răng sẽ dễ vỡ và giòn hơn nên dễ bị gãy thân răng.

Ảnh hưởng đến tổng thể răng miệng

Răng sâu làm cho cấu trúc của răng đang bị phá hủy dẫn tới đau nhức. Nếu không có phương án chữa trị đúng cách sẽ dẫn tới việc mất răng. Vi trùng sâu răng lan tới tủy và dẫn tới viêm tủy. Khi đó lỗ chóp răng bị chèn ép bởi vi khuẩn làm cho dây thần kinh bị chết. Máu sẽ không thể nào di chuyển và cung cấp nhiều cho răng dẫn tới chết tủy.

Mất thẩm mỹ

Thông qua hình ảnh sâu răng sẽ thấy với mức độ nhẹ trên bề mặt răng sẽ có chấm đen
Thông qua hình ảnh sâu răng sẽ thấy với mức độ nhẹ trên bề mặt răng sẽ có chấm đen

Thông qua hình ảnh sâu răng sẽ thấy với mức độ nhẹ trên bề mặt răng sẽ có chấm đen. Tuy nhiên, khi tình trạng đã nặng thì lỗ hổng màu đen hoặc nâu với kích thước khác nhau sẽ dẫn xuất hiện. Điều đó khiến cho hàm răng mất đi tính thẩm mỹ, người bệnh trở nên tự ti trong việc giao tiếp.

Tinh thần sa sút

Rất nhiều trường hợp răng bị sâu mức độ nặng dẫn tới cơn đau kéo dài hoặc đau đầu liên tục. Điều đó sẽ phần nào ảnh hưởng tới việc ăn uống, nghỉ ngơi, giấc ngủ và làm bạn trở nên mệt mỏi. Tinh thần bị tác động dễ trở nên cáu gắt, khó chịu trong người. Với trẻ nhỏ, bệnh lý này gây ra hiện tượng bỏ bữa, chán ăn, sức đề kháng giảm, quấy khóc.

Tính mạng bị đe dọa

Răng sâu không được điều trị đúng cách có thể biến chứng sang hoại tử hoặc viêm tủy. Nó sẽ khiến cho nhiều vùng răng bị nhiễm trùng. Những trường hợp có thể lan xuống trung thất hoặc nhiễm trùng máu gây nguy hiểm tới tính mạng.

Sâu răng được chẩn đoán như thế nào?

Để phát hiện răng bị sâu, nha sĩ sẽ sử dụng một số cách sau đây:

  • Hỏi bệnh nhân liên quan tới triệu chứng đang gặp phải.
  • Kiểm tra toàn bộ khoang miệng thông qua dụng cụ.
  • Thực hiện chụp X Quang để xem xét mức độ răng sâu. Thông qua đó hình ảnh bị sâu răng sẽ được hiện ra sắc nét giúp nha sĩ biết được chính xác tình trạng bệnh. Mặc dù tia X thường có thể chứa tác nhân ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, nhưng trong nha khoa và y tế thì cường độ này đã được công nhận là an toàn và không làm hại tới sức khỏe.

Điều trị sâu răng như thế nào mới hiệu quả?

Khi bị sâu răng, bạn có thể điều trị bằng những phương pháp sau đây:

Mẹo điều trị sâu răng đơn giản tại nhà

Để trị răng bị sâu, bạn có thể lựa chọn một số cách đơn giản sau đây:

Chườm đá lạnh

Đây là cách giúp giảm sưng đau ở răng hiệu quả nhất. Với trường hợp răng sâu gây ra đau nhức và sưng má, bạn có thể dùng nhiệt độ thấp để khiến lưu lượng máu hạn chế tới khu vực đang bị tác động. Lúc này cơn đau sẽ bị kiểm soát, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Sử dụng nước muối

Súc miệng bằng nước muối là cách đơn giản giúp mảnh vụn thức ăn được loại bỏ. Bên cạnh đó, nó còn giúp hạn chế sự khó chịu mà người bệnh đang gặp phải. Để trị sâu răng hiệu quả, tốt nhất bạn sử dụng nước muối để ngậm khoảng 30 phút rồi súc miệng.

Sử dụng trà xanh

Trà xanh có hàm lượng kháng khuẩn cao. Nó có tác dụng trong việc làm chậm quá tình phát triển của sâu răng. Mỗi ngày bạn có thể dùng trà xanh để súc miệng cũng giúp làm lành viêm nướu, áp xe và trị răng sâu hiệu quả.

Sử dụng lá ổi

Trong thành phần của lá ổi có chứa hàm lượng astringents có tác dụng trong việc kháng khuẩn, kháng viêm giúp giảm đau, săn chắc nướu hiệu quả.

Trong thành phần của lá ổi có chứa hàm lượng astringents
Trong thành phần của lá ổi có chứa hàm lượng astringents

Bạn sử dụng lá ổi tươi đem rửa sạch với nước, sau đó xay nhuyễn cùng với nước ấm và muối. Lọc lấy phần nước cốt. Sử dụng tăm bông chấm hỗn hợp vào vị trí răng bị sâu. Ngoài ra, để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám hãy lấy lá này đun với nước để làm dung dịch súc miệng cũng rất tốt.

Sử dụng tỏi

Tỏi là loại gia vị có chứa glycogen và fitonxit giúp sát trùng và diệt khuẩn tốt. Hãy đem tỏi bóc sạch vỏ, sau đó giã nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên khu vực răng sâu. Ngoài ra, để tăng thêm hiệu quả điều trị bạn có thể dung thêm chút muối kết hợp cùng. Kiên trì thực hiện khoảng 2 tuần triệu chứng sẽ thuyên giảm.

Sử dụng lá bàng

Loại lá này thường có chứa hàm lượng saponin, flavonoid, tanin và phytosterol. Sự tham gia của những chất này giúp loại bỏ vi khuẩn, sát khuẩn và giảm viêm nhiễm.

Bạn hãy đem lá bàng non rửa sạch với nước, sau đó xay nhuyễn cùng với muối. Vắt lấy nước cốt rồi ngậm dung dịch này khoảng 5-7 phút. Cuối cùng súc lại miệng, áp dụng khoảng vài tuần để hiệu quả đạt được cao nhất.

Sử dụng lá tía tô

Trong y học cổ truyền, lá tía tô thường được sử dụng làm phương thuốc giúp giảm đau nhức, khử mùi hôi miệng, ngăn chặn viêm nhiễm và các bệnh liên quan tới răng miệng. Trong loại thảo dược này có chứa hàm lượng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ.

Để trị răng bị sâu, bạn nên sử dụng tía tô rửa sạch, đem xay nhuyễn với nước ấm. Lọc lấy nước cốt để chấm vào khu vực răng sâu để giảm sự khó chịu, ngăn chặn vi khuẩn phát triển.

Điều trị sâu răng bằng phương pháp tây y

Răng sâu chủ yếu là do vi khuẩn gây nên khiến cho cấu trúc răng bị phá hủy. Muốn điều trị dứt điểm, bạn cần phải thực hiện các phương pháp sau đây:

Trám răng

Đây là biện pháp nha sĩ lấp lỗ răng sâu lại bằng vật liệu nha khoa như sứ, Amalgam, xi măng silicat, composite. Từ đó giúp cấu trúc răng được bảo vệ, khôi phục việc ăn nhai diễn ra hiệu quả.

Trám răng hiện nay thường có 2 phương pháp cơ bản đó là thông thường và thẩm mỹ. Tùy vào từng mức độ sâu, tình trạng và mong muốn mà bệnh nhân có thể lựa chọn loại phù hợp với mình.

Nha sĩ sẽ thực hiện xử lý khu vực bị sâu nhằm loại bỏ vi khuẩn trước khi trám. Tiếp đến, sử dụng vật liệu nha khoa để lấp đầy những lỗ hổng trên răng. Bước cuối cùng là xử lý vết tram để không khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu hoặc gây cộm.

Bọc răng sứ thẩm mỹ

Phương pháp này sẽ được chỉ định dành cho trường hợp bệnh nhân bị răng sâu mức độ nặng. Lúc này tủy răng bị đã hư hỏng, cấu trúc răng bị phá hủy nhưng chân răng vẫn còn. Nha sĩ sẽ thực hiện xử lý khu vực răng bị sâu, làm sạch răng miệng, dùng dụng cụ mài răng và bọc răng sứ ở bên ngoài.

Bọc răng sứ được chỉ định cho trường hợp bệnh nhân bị răng sâu mức độ nặng
Bọc răng sứ được chỉ định cho trường hợp bệnh nhân bị răng sâu mức độ nặng

Lúc này, mão răng sứ thường có khả năng chịu lực, độ cứng tốt giúp khôi phục chức năng ăn nhai giống răng thật. Chất liệu làm răng sứ thường chủ yếu là sứ cường độ cao, vàng, sứ nung chảy với kim loại, nhựa hoặc vật liệu khác.

Nhổ răng

Trường hợp ở mức độ cực kỳ nghiêm trọng, khó phục hồi bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng hoàn toàn. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ khiến người bệnh xuất hiện khoảng trống trên răng có thể gây khó khăn trong việc ăn uống, răng xô lệch sang khu vực khác. Do đó, sau khi nhổ răng xong bệnh nhân có thể được khuyên cắm implant để khôi phục chức năng ăn nhai.

Điều trị sâu răng bằng thuốc Đông y

Một vài bài thuốc Đông y lành tính được khuyên dùng:

Bài thuốc 1

Sử dụng 8g xích thược, 8g cát căn, 8g thăng ma, 8g liên kiều, 8g mẫu đơn bì, 16g sinh địa hoàng, 12g hoàng cầm. Toàn bộ nguyên liệu đem sắc lấy nước để uống. Bài thuốc này có tác dụng điều trị răng bị sâu do nhiệt, khi ăn đồ nóng hoặc lạnh triệu chứng đau tăng lên, khát nước, chân răng sưng trướng. Đối với trường hợp đau nhiều thì cần kết hợp thêm 10g tri mẫu, 6g sài hồ.

Bài thuốc 2

Sử dụng bài thuốc đông y trị răng bị sâu
Sử dụng bài thuốc đông y trị răng bị sâu

Sử dụng 15g sinh thạch cao, 18g sinh địa hoàng, 9g kinh giới, 9g thanh bì, 9g mẫu đơn bì, 9g phòng phong, 3g sinh thảo, 3g tế tân. Toàn bộ nguyên liệu đem sắc thành nước để uống. Bài thuốc có tác dụng trong việc mát huyết, thanh nhiệt, khu phong, bình can.

Bài thuốc 3

Sử dụng 18g thạch cao, 12g ngưu bàng tử, 6g hoàng liên, 10g bạch hà, 12g ngưu bàng tử, 12g kê kim, 10g bạch hà, 12g thạch hộc, 10g đạm trúc diệp, 10g phòng phong, 12g sinh địa hoang, 10g cát căn, 10g phòng phong, 12g hậu phác, 10g địa cốt bì. Toàn bộ nguyên liệu sắc thành thang uống trong ngày. Nó có tác dụng trong việc giải độc, thanh nhiệt phù hợp với bệnh nhân bị đau nhức răng tái phát.

Chữa sâu răng ở đâu tốt?

Muốn khám, điều trị các bệnh về răng, trong đó có sâu răng bạn có thể lựa chọn các địa chỉ sau đây:

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội

Đây là địa chỉ chuyên về điều trị các bệnh lý liên quan tới răng hàm mặt nổi tiếng tại khu vực miền Bắc. Cùng với hơn 30 năm kinh nghiệm, bệnh viện đã phát triển với nhiều chuyên khoa khác nhau như khoa điều trị tổng hợp, khoa điều trị răng cho trẻ em, khoa điều trị răng cho người cao tuổi, khoa điều trị nội nha, khoa điều trị theo yêu cầu. Tại bệnh viện cũng có trang thiết bị, máy móc hiện đại và tiên tiến mang tới cho bệnh nhân sự trải nghiệm tốt.

Phòng khám răng hàm mặt bệnh viện 103

Phòng khám răng hàm mặt bệnh viện 103
Phòng khám răng hàm mặt bệnh viện 103

Đây là phòng khám được thành lập vào năm 2013. Cho tới nay, phòng khám đã được hoạt động và có nhiều đầu tư liên quan tới cơ sở vật chất. Hiện tại, phòng khám được chia ra làm 4 khu vực gồm có phòng tiếp đón bệnh nhân, 2 phòng điều trị và phòng chụp Xquang. Tại đây có hệ thống bác sĩ, chuyên viên có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi và kỹ thuật điều trị hiện đại.

Bệnh viện răng hàm mặt thành phố Hồ Chí Minh

Tiền thân của bệnh viện răng hàm mặt TPHCM là trạm răng hàm mặt trực thuộc sở y tế. Đây là bệnh viện có lịch sự phát triển đã lâu năm tại khu vực miền nam. Bệnh viện chuyên thực hiện thăm khám, điều trị các bệnh lý về răng hàm mặt.

Toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị đều được đầu tư hiện đại. Bên cạnh đó, đội ngũ y bác sĩ tại đây cũng có trình độ chuyên môn cao. Khi khám và điều trị sâu răng tại bệnh viện bạn hoàn toàn có thể yên tâm về kết quả cũng như được y bác sĩ phục vụ nhiệt tình.

Cách phòng ngừa bệnh sâu răng

Để phòng ngừa sâu răng, bạn cần thực hiện như sau:

Sử dụng thêm nước súc miệng có chứa Fluor
Sử dụng thêm nước súc miệng có chứa Fluor
  • Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ ngày. Ngoài ra, đối với bàn chải sử dụng cần chọn loại có lông mềm, đánh răng đúng cách từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài.
  • Chải răng vẫn chưa thể loại bỏ được hết thức ăn thừa dính trên kẽ răng. Vì thế bạn cần phải sử dụng thêm chỉ nha khoa để việc làm sạch diễn ra tốt hơn.
  • Sử dụng thêm nước súc miệng có chứa Fluor có tác dụng trong việc loại bỏ vi khuẩn, tạo mùi thơm cho khoang miệng.
  • Tránh xa các loại đồ ăn vặt, thức ăn có vị ngọt, nước uống có gas vì sẽ khiến cho tăng tác nhân gây bệnh. Thay vào đó hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung thực phẩm tốt cho răng.
  • Thực hiện tới gặp nha sĩ khoảng 6 tháng/ lần để kiểm tra tình trạng răng miệng và có phương án điều trị kịp thời khi mới chớm phát bệnh.

Trên đây là một số thông tin liên quan tới nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh sâu răng hiệu quả. Chúng tôi hy vọng đã cung cấp thông tin hữu ích để bạn có phương án chữa trị kịp thời, tránh xảy ra biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và sinh hoạt.

The post Sâu răng và thông tin liên quan tới bệnh từ A đến Z appeared first on Nha khoa 247.

]]>
https://nhakhoa247.com/sau-rang-30.html/feed 0
Viêm lợi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị https://nhakhoa247.com/viem-loi-43.html https://nhakhoa247.com/viem-loi-43.html#respond Wed, 12 Apr 2023 05:06:00 +0000 https://nhakhoa247.com/?p=43 Viêm lợi được biết tới là dạng bệnh lý về răng miệng khá phổ biến. Mặc dù không gây ra nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng. Bài viết sau sẽ cung cấp tới bạn một số thông tin liên […]

The post Viêm lợi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị appeared first on Nha khoa 247.

]]>

Viêm lợi được biết tới là dạng bệnh lý về răng miệng khá phổ biến. Mặc dù không gây ra nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng. Bài viết sau sẽ cung cấp tới bạn một số thông tin liên quan tới nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa viêm lợi hiệu quả.

Viêm lợi là gì?

Viêm lợi tiếng anh là gì? Viêm lợi trong tiếng anh có tên Gingivitis. Đây là hiện tượng viêm diễn ra tại nướu do vi khuẩn gây ra nhiễm trùng tạo nên. Vi khuẩn chính là tác nhân khiến cho lợi bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có cơ hội tấn công, xâm nhập gây ra viêm nhiễm. Các mảng bám trên răng chính là mầm mống khiến vi khuẩn cơ cơ hội phát triển.

Viêm lợi là hiện tượng viêm diễn ra tại nướu do vi khuẩn gây ra nhiễm trùng tạo nên
Viêm lợi là hiện tượng viêm diễn ra tại nướu do vi khuẩn gây ra nhiễm trùng tạo nên

Mảng bám trong vòng 24 giờ tích tụ trên răng sẽ bị cứng và tạo thành cao răng. Nếu chỉ áp dụng các phương pháp vệ sinh răng miệng bình thường sẽ rất khó để làm sạch, mà phải sử dụng những dụng cụ hoặc thiết bị nha khoa. Mặc dù viêm lợi không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại khiến người bệnh trở nên mất tự tin, khó chịu trong giao tiếp.

Khi bị bệnh viêm lợi, bạn sẽ thấy phần nướu bị sưng và đỏ. Nhiều người thường nghĩ nó sẽ tự khỏi nên không chữa trị kịp thời. Tới khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng lợi chảy máu, hoặc thậm chí rụng răng sẽ rất khó để điều trị triệt để.

Các giai đoạn phát triển của bệnh viêm lợi

Thông thường, viêm lợi răng sẽ trải qua 2 giai đoạn cơ bản sau đây:

Viêm cục bộ

Người bệnh ở giai đoạn này thường không gặp phải bất cứ đau đớn gì. Lúc này lợi sẽ bị phồng to, sưng đỏ hoặc chảy máu nếu gặp phải tác động, đặc biệt khu đánh răng. Với giai đoạn này chân răng và những tổ chức quanh răng sẽ chưa bị ảnh hưởng. Khả năng chữa trị dứt điểm cũng sẽ cao hơn.

Viêm cận răng

Tại các khoảng trống giữa lợi và răng thường tích tụ nhiều mảng vụn thức ăn
Tại các khoảng trống giữa lợi và răng thường tích tụ nhiều mảng vụn thức ăn

Khi viêm lợi sưng chân răng không được chăm sóc, điều trị đúng cách sẽ khiến cho xương hàm và lớp lợi ở phía trong cùng bị đẩy lùi ra phía sau. Từ đó tạo thành lỗ hổng ở khu vực quanh răng. Tại các khoảng trống giữa lợi và răng thường tích tụ nhiều mảng vụn thức ăn và dễ gây nhiễm khuẩn.

Khi tích tụ của ở dưới vòm lợi có nhiều bựa răng sẽ khiến cho cơ thể phải tốn công sức chiến đấu. Những chất enzyme trong cơ thể, độc tố tích tụ sẽ khiến cho mô liên kết, hàm bị phá hủy. Lợi lúc này sẽ sưng đỏ, viêm nhiễm, đau nhức, chảy máu, hơi thở có mùi hôi, sưng má…

Nguyên nhân dẫn đến viêm lợi

Nguyên nhân bị viêm lợi sẽ bao gồm những yếu tố sau đây:

  • Mảng bám tích tụ lâu ngày: Những mảng bám này tích tụ trên răng lâu ngày, nhất là thức ăn từ đường hoặc tinh bột sẽ khiến cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn. Đây là điều kiện để vi khuẩn phát triển, tấn công răng miệng.
  • Cao răng: Mảng bám không được loại bỏ, lâu ngày sẽ hình thành nên cao răng. Khi đó việc loại bỏ sẽ trở nên khó khăn hơn, chúng sẽ khiến cho đường viền nướu bị kích ứng, tạo ra lá chắn bảo vệ vi khuẩn.
  • Nướu bị viêm: Sưng lợi nguyên nhân do viêm nướu thường khá phổ biến. Nướu bị tổn thương sẽ bị sưng, dễ chảy máu. Nếu không chữa trị kịp thời nó sẽ gây ra viêm lợi, thậm chí là diễn biến phức tạp sang viêm nha chu.

Các dấu hiệu viêm lợi dễ nhận biết

Với giai đoạn viêm lợi cục bộ, lợi khi đó sẽ sưng lên, màu đỏ tấy, dễ bị chảy máu và đau khi có tác động nhẹ. Tuy đây là giai đoạn đầu nhưng nó cũng sẽ khiến cho việc ăn uống gặp khá nhiều khó khăn. Người bệnh sẽ thấy khó chịu, đau buốt, thậm chí là chán ăn.

Với giai đoạn viêm cận răng, cơn đau nhức tại lợi thường bất chợt, lợi lúc này sưng to và tấy. Đặc biệt mỗi khi xỉa răng hoặc đánh răng hay bị chảy máu. Nếu bạn thường xuyên gặp phải hiện tượng này, tốt nhất hãy tới bệnh viện để kiểm tra và có phương án điều trị phù hợp.

Với giai đoạn viêm lợi cục bộ, lợi khi đó sẽ sưng lên, màu đỏ tấy
Với giai đoạn viêm lợi cục bộ, lợi khi đó sẽ sưng lên, màu đỏ tấy

Với trường hợp viêm lợi răng hàm lâu ngày có thể gây ra hiện tượng tụt lợi, chân răng lộ ra ngoài. Khi tình trạng càng nghiêm trọng, lỗ hổng đó sẽ ngày càng sâu, xương hàm và lợi bị phá hủy nặng nề, răng không còn nơi bám nên lỏng lẻo và dẫn tới rụng răng.

Theo nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hôi miệng thường hay gặp ở những người bị viêm lợi. Mức độ cũng có thể từ nhẹ tới nặng tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Nó khiến cho người bệnh rơi vào tình trạng ngại giao tiếp, mất tự tin.

Các biện pháp chẩn đoán lợi sưng viêm

Để chẩn đoán viêm lợi chân răng thường chủ yếu thông qua triệu chứng như có mảng bám, nướu sưng đỏ, dễ chảy máu. Ngoài ra, hình ảnh viêm lợi thường được thể hiện rõ thông qua chụp Xquang hoặc kiểm tra cả phần nướu răng, răng và lưỡi tổng quan. Nha sĩ sẽ tìm thấy những cao răng, mảng bám tích tự và đưa ra nguyên nhân chính gây bệnh.

Nếu trong trường hợp các triệu chứng, biểu hiện bệnh không rõ ràng thì người bệnh sẽ được thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe. Từ đó phát hiện ra một số bệnh lý toàn thân tiềm ẩn.

Cách điều trị bệnh viêm lợi viêm lợi

Để điều trị bệnh viêm lợi, bạn có thể áp dụng một số các cách đơn giản sau đây:

Mẹo điều trị lợi sưng viêm tại nhà

Tại nhà, hãy tận dụng những nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền như sau:

Nước muối

Đây là nguyên liệu vô cùng rẻ tiền. Nó có tác dụng trong việc giảm đau, làm dịu chỗ viêm, loại bỏ thức ăn thừa, giảm tình trạng nhiễm khuẩn, cải thiện mùi hôi miệng hiệu quả.

Sử dụng 1 muỗng muối pha với 1 cốc nước ấm, khuấy đều hỗn hợp rồi súc miệng trong thời gian 30 giây. Mỗi ngày thực hiện từ 2 đến 3 lần để hiệu quả đạt được tốt nhất.

Sử dụng dầu dừa

Sử dụng khoảng 10ml dầu dừa ngậm trong miệng khoảng 20 phút.
Sử dụng khoảng 10ml dầu dừa ngậm trong miệng khoảng 20 phút.

Cách giảm hiện tượng viêm lợi với dầu dừa được đánh giá vô cùng an toàn. Trong thành phần của nguyên liệu này có chứa hàm lượng axit lauric giúp kháng khuẩn, chống viêm tốt. Ngoài ra, theo nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng việc súc miệng với dầu dừa giúp mảng bám được loại bỏ đáng kể, ngăn chặn dấu hiệu viêm lợi.

Sử dụng khoảng 10ml dầu dừa ngậm trong miệng khoảng 20 phút. Tuyệt đối không để dầu dừa chạm vào khu vực cổ họng, sau khi nhổ bỏ cần súc miệng lại thật sạch bằng nước ấm. Mỗi ngày cần thực hiện 1 lần để hiệu quả đạt được tốt nhất.

Sử dụng tinh dầu sả

Tinh dầu sả giúp điều trị viêm lợi nhiệt miệng rất tốt. Ngoài ra, nó còn loại bỏ mảng bám nhờ có chứa hàm lượng chlorhexidine. Mỗi ngày bạn sử dụng 3 giọt tinh dầu dừa pha với khoảng 250ml nước. Sử dụng nước này súc miệng trong vòng 30 giây. Nhổ  ra rồi súc lại miệng với nước ấm.

Sử dụng lô hội

Trong thành phần của lô hội cũng có chứa hàm lượng chlorhexidine dồi dào giúp giảm sự khó chịu, đau nhức và loại bỏ mảng bám. Với cách này, bạn sử dụng nước lô hội nguyên chất ngậm khoảng 30 giây rồi nhổ ra và súc lại miệng với nước ấm, mỗi ngày nên thực hiện vài lần.

Bài thuốc đông y giúp điều trị lợi viêm

Việc sử dụng các thảo dược tự nhiên để điều trị viêm lợi hở chân răng cũng được đánh giá cao về hiệu quả:

Bài thuốc uống

  • Bài thuốc số 1: Sử dụng 4g cam thảo, 5g chỉ xác, 5g nhót tây, quan tùng, sinh địa, ô cửu, hoàng cầm, huỳnh thảo, nhân trần, thục địa mỗi loại 6g. Toàn bộ nguyên liệu đem rửa sạch rồi sau đó sắc lấy nước để uống trong ngày.
  • Bài thuốc số 2: Sử quân tử và cúc hoa mỗi loại 40g, 80g giải lễ, 12g cốc tinh thảo, 20g dây ruột gà, 8g thạch can. Đối với sử quân tử bạn cần phải ngâm cùng với nước nóng, sau đó bóc phần màng bên ngoài và 2 đầu nhọn, bỏ cuống đối với cốc tinh thảo. Toàn bộ nguyên liệu đem sao vàng rồi tán thành bột mịn. Chia ra thành những túi nhỏ với trọng lượng 4g. Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi sử dụng ½ gói/ lần, trẻ em từ 2 đến 5 tuổi sử dụng từ 1 đến 1,5 gói, trẻ em từ 5 đến 10 tuổi sử dụng 2 gói/ lần.

Bài thuốc bôi

  • Bài thuốc số 1: Sử dụng 4g bàng sa, 4g đồng thanh, 10g sơn tiêu đem tán nhỏ thành bột mịn. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sau đó bôi thuốc tại khu vực chân răng.
  • Bài thuốc số 2: Sử dụng 2g yêu hoàng, 2g bột chàm, 2g băng phiến, 4g lô hội, 4g bàng sa, 4g phèn chua, đem tán nhỏ tất cả nguyên liệu thành bột mịn. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ rồi bôi lên vị trí lợi bị sưng đau, viêm nhiễm.

Điều trị viêm lợi bằng phương pháp tây y

Đối với tây y, việc điều trị bệnh sẽ cần áp dụng một số phương pháp sau:

Việc loại bỏ cao răng sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn và tác nhân gây ra bệnh
Việc loại bỏ cao răng sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn và tác nhân gây ra bệnh
  • Lấy cao răng: Đây là phương pháp đầu tiên mà nha sĩ chỉ định, việc loại bỏ cao răng sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn và tác nhân gây ra bệnh. Nguyên nhân chính của viêm lợi quanh chân răng chính là do mảng bám tích tụ lâu ngày hình thành cao răng.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Với trường hợp viêm lợi mức độ nhẹ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Loại thuốc này có tác dụng trong việc diệt khuẩn, giảm bớt sưng đỏ hiệu quả. Một số loại thuốc được chỉ định gồm có Azithromycin, Metronidazol, Amoxicillin, Tetracycline… Tùy vào từng triệu chứng mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp cho bệnh nhân.
  • Thuốc giảm đau: Với tình trạng đã tiến triển nặng, việc dùng thuốc giảm đau là không thể thiếu. Nó sẽ giúp bạn loại bỏ cơn đau, ngủ ngon và ăn ngon hơn trong những bữa ăn.
  • Thuốc kháng viêm: Đóng vai trò là một enzyme vô cùng đặc biệt. Thuốc kháng viêm sẽ giúp tốc độ phản ứng hóa học được đẩy nhanh hơn. Do đó, việc giảm triệu chứng phù nề, sưng đỏ dưới lợi cũng diễn ra tốt hơn.
  • Sử dụng nước súc miệng: Trong thành phần của nước súc miệng thường có chứa thành phần hóa học, có tác dụng trong việc loại bỏ vi khuẩn, làm sạch mảng bám, thức ăn thừa. Điều này giúp cho triệu chứng viêm lợi được giảm đi đáng kể, hơi thở thơm mát, dễ chịu hơn.

Lợi sưng viêm và các biến chứng có thể xảy ra

Bệnh viêm lợi nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời sẽ phát triển và lan rộng tới các xương bên dưới và nhiều mô khác. Tình trạng diễn biến nghiêm trọng sẽ gây ra hiện tượng viêm nha chu, thậm chí là mất răng.

Các chuyên gia cũng đã nhận định, với tình trạng viêm lợi ở thể mãn tính thường có liên quan nhiều tới nhiều bệnh lý như đột quỵ, động mạch vành, tiểu đường, hô hấp, viêm khớp dạng thấp. Vi khuẩn do viêm lợi gây ra có thể tác động vào trong máu thông qua những mô nướu từ đó khiến cho phổi, tim và một số bộ phận khác bị ảnh hưởng.

Với trường hợp bị hoại tử thường đã ở giai đoạn rất nặng, bệnh gây ra nhiễm trùng, đau nhức, lở loét, chảy máu lợi. Lúc này người bệnh cần phải tới gặp bác sĩ để được điều trị ngay lập tức.

Khám và điều trị viêm lợi ở đâu tốt?

Khi thấy xuất hiện triệu chứng lợi sưng đỏ, chảy máu, hôi miệng bạn có thể tới một số địa chỉ sau đây để thăm khăm:

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương

Tiền thân của bệnh viện đó là ban nha khoa bệnh viện Phủ Doãn Hà Nội. Đây là nơi chuyên thực hiện thăm khám, điều trị các bệnh lý về răng hàm mặt. Hiện tại bệnh viện đang ứng dụng những kỹ thuật mới trong việc điều trị bệnh rất thành công với đội ngũ bác sĩ giỏi quy tụ.

Khoa răng bệnh viện Quân Đội 108

Khoa răng bệnh viện Quân Đội 108
Khoa răng bệnh viện Quân Đội 108

Đây là khoa chuyên thực hiện chẩn đoán, làm răng giả, điều trị các bệnh lý về răng miệng cho phần lớn bộ đội, bảo hiểm y tế và người dân. Các kỹ thuật thực hiện khá tiên tiến nổi bật gồm có nắn chỉnh nha cố định, điều trị nội nha bằng trâm xoay, cấy ghép implant…

Khoa răng miệng bệnh viện Quân Y 103

Lượt thăm khám và điều trị về răng miệng tại bệnh viện có số lượng vô cùng đông. Hiện tại khoa răng hàm mặt cũng đã triển khai và tiếp cận khá nhiều kỹ thuật điều trị mới giúp nắn chỉnh răng cố định, phục hồi thẩm mỹ, điều trị tủy, cấy ghép implant được đánh giá cao.

Lưu ý cơ bản giúp bạn phòng ngừa viêm lợi

Bệnh viêm lợi hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu bạn thực hiện theo các cách sau đây:

Tới gặp nha sĩ theo định kỳ
Tới gặp nha sĩ theo định kỳ
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Hãy áp dụng mỗi ngày đánh răng ít nhất 2 lần, mỗi lần thực hiện trong vòng 2 phút. Sau mỗi bữa ăn nhẹ hoặc bữa ăn chính cần phải chải răng luôn để mảng bám không tích tụ trên răng.
  • Tới gặp nha sĩ theo định kỳ: Khoảng 6 đến 12 tháng/ lần bạn cần phải tới gặp nha sĩ để được kiểm tra sức khỏe răng miệng. Nếu thấy xuất hiện yếu tố nguy cơ thì sẽ được can thiệp sớm để loại bỏ triệu chứng.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh: Bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng thật hợp lý, kiểm soát lượng đường trong máu, tránh những thói quen xấu như hút thuốc lá, sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích để duy trì sức khỏe răng miệng thật tốt.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan tới bệnh viêm lợi chi tiết nhất. Nếu bạn đang có triệu chứng của bệnh thì hãy tới gặp bác sĩ để được kiểm tra và có phương án điều trị thích hợp càng sớm càng tốt.

The post Viêm lợi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị appeared first on Nha khoa 247.

]]>
https://nhakhoa247.com/viem-loi-43.html/feed 0
Bệnh viêm tủy răng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị chi tiết nhất https://nhakhoa247.com/viem-tuy-rang-101.html https://nhakhoa247.com/viem-tuy-rang-101.html#respond Wed, 12 Apr 2023 05:06:00 +0000 https://nhakhoa247.com/?p=101 Viêm tủy răng là căn bệnh gây ra khó chịu, đau nhức cho người bệnh. Nếu không có phương án điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng. Trong bài viết sau, chúng ta hãy cùng bàn luận một số vấn […]

The post Bệnh viêm tủy răng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị chi tiết nhất appeared first on Nha khoa 247.

]]>

Viêm tủy răng là căn bệnh gây ra khó chịu, đau nhức cho người bệnh. Nếu không có phương án điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng. Trong bài viết sau, chúng ta hãy cùng bàn luận một số vấn đề liên quan tới bệnh học viêm tủy răng.

Viêm tủy răng là gì?

Tủy răng được biết tới là tổ chức gồm có thần kinh, mạch máu… nằm tại vị trí hốc giữa của ngà răng. Những tổ chức này sẽ liên kết với cơ thể thông qua lỗ nhỏ tại cuống răng. Viêm tủy răng là hiện tượng khu vực mô quanh chân răng, tủy răng bị viêm nhiễm. Đây là một dạng bệnh lý khá phổ biến, nhưng đa phần đều khó phát hiện ở giai đoạn đầu.

Viêm tủy răng là hiện tượng khu vực mô quanh chân răng, tủy răng bị viêm nhiễm
Viêm tủy răng là hiện tượng khu vực mô quanh chân răng, tủy răng bị viêm nhiễm

Căn bệnh này thường diễn biến âm thầm, không có biểu hiện cụ thể. Tuy nhiên, nếu để bệnh diễn biến lâu dần sẽ khá khó lường, việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân khi phát hiện đã chết tủy, khó có thể cứu chữa.

Nguyên nhân gây ra răng bị viêm tủy

Răng bị viêm tủy thường do một số nguyên nhân sau đây:

Một số chấn thương ở bên ngoài khiến cho răng bị tổn thương
Một số chấn thương ở bên ngoài khiến cho răng bị tổn thương
  • Sâu răng: Khi răng sâu, những vết sâu này lâu ngày không được trám kịp thời sẽ gây ra hiện tượng viêm nhiễm. Từ đó xâm lấn vào bên trong tủy răng khiến cho khu vực này bị viêm.
  • Viêm quanh răng: Những khu vực tổ chức xung quanh răng bị viêm sẽ khiến cho vi khuẩn phát triển, tồn tại. Chẳng hạn viêm lợi nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ ăn sâu và dẫn tới viêm tủy chân răng.
  • Răng bị chấn thương: Một số chấn thương ở bên ngoài khiến cho răng bị tổn thương chẳng hạn như mẻ răng, gãy răng. Điều đó làm cho tủy răng lúc này lộ ra bên ngoài.
  • Chế độ dinh dưỡng: Việc ăn những thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng sẽ khiến cho răng bị sưng huyết, tạo điều kiện thuận lợi để viêm tủy ở răng phát triển.
  • Răng bị tổn thương: Việc sử dụng bàn chải quá cứng, đánh răng sai cách, quá mạnh khiến cho cổ răng ngày càng bị khuyết dần. Lúc này phần tủy răng bị lộ ra ngoài gây ra tình trạng viêm nhiễm.
  • Răng mài mòn: Đối với những người cao tuổi, theo thời gian răng sẽ bị mài mòn gây ra hiện tượng tủy răng hở ra ngoài. Bên cạnh đó, thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng là tác nhân gây ra răng bị viêm tủy.

Dấu hiệu viêm tủy răng thông qua các giai đoạn

Bệnh sẽ diễn biến gồm nhiều giai đoạn, với các tổn thương khác nhau. Khi có dấu hiệu của viêm, bạn cần phải tới ngay bác sĩ để được tư vấn, đưa ra phương án điều trị hợp lý.

Răng bị viêm tủy có khả năng phục hồi

Đây là tình trạng răng bị viêm tủy không có triệu chứng cụ thể. Đôi khi người bệnh sẽ thấy cơn buốt, cơn đau nhẹ kéo dài khoảng vài giây. Khi ăn thức ăn quá lạnh, quá nóng hoặc vào ban đêm tình trạng này thường hay gặp nhất. Giai đoạn này thường khó phát hiện, triệu chứng diễn ra khá ngắn.

Viêm tủy răng cấp

Lúc này, triệu chứng bệnh đã khá rõ rệt. Các triệu chứng xuất hiện với tần suất cao, ổn định. Tại khu vực khu trú, cơn đau thường âm ỉ và lan sang các khu vực khác.

Tủy răng bị viêm gây ra các cơn đau thường dai dẳng, khá nặng và kéo dài trong vài giờ
Tủy răng bị viêm gây ra các cơn đau thường dai dẳng, khá nặng và kéo dài trong vài giờ

Các cơn đau thường dai dẳng, khá nặng và kéo dài trong vài giờ liên hoặc răng bên cạnh, nướu cũng khó chịu kèm theo đau nửa đầu. Trong răng xuất hiện mủ, nướu răng sưng tấy, khoang miệng có mùi khó chịu, tê buốt mỗi khi ăn phải thức ăn kích thích.

Răng viêm tủy mãn tính

Đây là giai đoạn viêm đã vô cùng nặng. Các cơn đau không còn nữa vì tủy đã chết. Lúc này, dịch tủy bị hoại tử sẽ theo lỗ chóp răng đi ra ngoài khiến cho miệng có mùi hôi, cảm giác khó chịu. Nhất là dịch sẽ kèm theo viêm nhiễm, vi khuẩn đi tới những khu vực mô quanh răng. Từ đó làm cho viêm xương, chân răng bị tổn thương hoặc ổ răng tiêu biến gây ra mất răng.

Viêm tủy răng có nguy hiểm không?

Răng bị viêm tủy sẽ dẫn tới tình trạng sung huyết. Tủy răng chết không được điều trị kịp thời khiến cho quanh chóp chân răng bị viêm, áp xe quanh chóp răng và gây ra các biến chứng liên quan tới rụng răng, viêm quanh cuống răng, viêm hạch, viêm xương… ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.

Răng bị viêm tủy sẽ dẫn tới tình trạng sung huyết
Răng bị viêm tủy sẽ dẫn tới tình trạng sung huyết

Nếu răng có các triệu chứng như răng bị sang chấn, lỗ sâu lớn kèm theo cơn đau nhức tự nhiên tăng dần về đêm, răng chuyển màu bất thường lúc này bạn cần phải tới gặp ngay bác sĩ để kiểm tra. Từ đó đưa ra phương án điều trị cụ thể vì rất có thể tủy răng đã bị hoại tử hoặc viêm nhiễm nặng.

Cách điều trị răng bị viêm tủy hiệu quả

Để điều trị răng bị viêm tủy, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:

Sử dụng nguyên liệu tự nhiên

Để giảm triệu chứng đau nhức, khó chịu hãy sử dụng các nguyên liệu sau:

Nước cốt lá chuối

Lá chuối được biết tới là nguyên liệu được sử dụng rộng rãi giúp điều trị nhiều chứng bệnh. Trong thành phần lá chuối có chứa chất chống viêm nhiễm, giảm đau tự nhiên giúp giảm đau khi bị viêm tủy răng.

Bạn sử dụng lá chuối non đem rửa sạch, sau đó xay nhuyễn lấy nước cốt. Sử dụng nước này thoa lên khu vực răng bị đau. Để nguyên trong vòng 3 phút rồi súc miệng với nước ấm.

Sử dụng hành tây

Trong hành tây thường có chứa chất giúp giảm đau, sát khuẩn rất tốt
Trong hành tây thường có chứa chất giúp giảm đau, sát khuẩn rất tốt

Trong hành tây thường có chứa chất giúp giảm đau, sát khuẩn rất tốt. Để giảm triệu chứng ê buốt, bạn sử dụng hành tây đem thái thành lát mỏng, sau đó đắp trực tiếp vào khu vực răng đâu. Giữ nguyên như vậy trong vòng 5 đến 6 phút rồi súc miệng lại với nước ấm, bạn sẽ thấy cơn đau nhức biến mất, sự khó chịu không còn nữa.

Sử dụng nước cốt tỏi

Tỏi có công dụng trong việc kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Tuy rằng nguyên liệu này có mùi khá nồng, nhưng sẽ giúp giảm bớt ê nhức rất tốt.

Bạn có thể sử dụng tỏi đem ép lấy nước, sau đó súc miệng trong vòng 1-2 phút hoặc thái lát tỏi đắp trực tiếp vào khu vực chân răng bị đau để khoảng 5-7 phút rồi súc miệng lại với nước ấm.

Sử dụng nước trà xanh

Trà xanh là loại nước có tính sát khuẩn và vô cùng lành tính. Bạn sử dụng nước trà xanh súc miệng mỗi ngày từ 2-3 lần sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn. Hơn nữa, trà xanh còn có tác dụng tốt trong việc giảm bớt đau nhức răng.

Tuy nhiên cũng cần chú ý những cách điều trị tại nhà ở trên chỉ phù hợp ở giai đoạn bệnh ở mức độ nhẹ, chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời chứ không giúp chữa dứt điểm bệnh.

Rượu trắng và vỏ xoài

Trong y học cổ truyền, xoài là loại quả lành tính giúp điều trị nhiều chứng bệnh. Hơn nữa, vỏ xoài có tính hàn giúp lợi tiểu, cầm máu, chữa đau nhức răng hiệu quả.

Mỗi lần sử dụng 1 chén nhỏ ngậm trong miệng khoảng 10 phút
Mỗi lần sử dụng 1 chén nhỏ ngậm trong miệng khoảng 10 phút

Sử dụng vỏ xoài thái thành miếng mỏng, sau đó cho vào nồi sắc cùng với 3 bát nước. Sắc nhỏ lửa cho tới khi còn 2 bát nước thì dừng lại. Phần nước này cho vào chai thủy tinh, pha theo tỉ lệ 3 nước vỏ xoài và 1 phần rượu trắng. Đậy nắp lại rồi dùng dần.

Mỗi lần sử dụng 1 chén nhỏ ngậm trong miệng khoảng 10 phút rồi nhổ ra, súc miệng lại với nước ấm. Mỗi ngày thực hiện khoảng 4 lần để hiệu quả đạt được cao nhất.

Đinh hương

Đây là loại gia vị phổ biến tại Việt Nam được sử dụng phổ biến trong việc điều trị bệnh về răng miệng. Trong thành phần của đinh hương có tác dụng trong việc diệt khuẩn, chống viêm giúp giảm đau đớn cho bệnh nhân bị viêm tủy răng.

Bạn sử dụng một chút đinh hương đặt tại vị trí răng bị đau, để nguyên khoản 5-7 phút cho phần nước này chảy vào vị trí răng bị viêm giúp giảm cơn đau hiệu quả.

Điều trị bằng bài thuốc đông y

Từ xa xưa, các bài thuốc từ đông y đã được đánh giá cao trong việc loại bỏ triệu chứng của bệnh.

  • Bài thuốc số 1: Sử dụng 8g bạc hà, 12g ngưu bàng tử, 16g kim ngân hoa, 16h hạt khô thỏa, 8g gai bồ kết, 20g bồ công anh. Toàn bộ nguyên liệu đem sắc để uống trong ngày.
  • Bài thuốc số 2: Sử dụng 6g bạc hà, 12g ngưu bàng tử, 12g chi tử, 20g kim ngân hoa, 20g liên kiều, 20g tạo thích giác, 6g xuyên sơn giáp. Toàn bộ nguyên liệu đem sắc với nước để uống.
  • Bài thuốc số 3: Sử dụng 12g huyền sâm, 12g sinh địa, 12g sa sâm, 12g kỷ tử, 8g bạch thược, 12g quy bản, 16g kim ngân hoa, 12g ngọc trúc. Toàn bộ nguyên liệu đem sắc lấy nước để uống. Bài thuốc này áp dụng đối với trường hợp viêm tủy răng mãn tính có triệu chứng răng lung lay, mủ chân răng, lợi mềm.

Điều trị với tây y

Với giai đoạn đầu, cơn đau chỉ thoáng qua, cơn ê buốt xuất hiện khi ăn đồ lạnh, đồ nóng. Khi đó nha sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thêm thuốc kháng sinh để giảm triệu chứng. Thời điểm này chưa cần phải chữa tủy.

Tới gặp nha sĩ để điều trị viêm tủy răng hiệu quả
Tới gặp nha sĩ để điều trị viêm tủy răng hiệu quả

Khi bị viêm tủy chân răng xuất hiện vết gãy, lỗ sâu lớn hoặc vi khuẩn xâm nhập thì người bệnh sẽ thấy đau buốt lên tận óc, đau nhiều và dai dẳng, thậm chí sử dụng thuốc giảm đau cũng không thấy đỡ. Lúc này nha sĩ sẽ phải thực hiện điều trị tủy bằng việc lấy tủy răng chứa vi khuẩn, người bệnh sẽ thấy cơn đau được giảm dần.

Xin lưu ý, răng bị viêm tủy sẽ không thể tự lành. Nếu không có phương án điều trị kịp thời thì nhiễm khuẩn sẽ lan rộng hơn và phát triển thành ổ viêm tại chân răng. Khi đó việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và không đạt được kết quả như mong muốn. Do đó bệnh nhân cần phải tới gặp bác sĩ để điều trị càng sớm càng tốt.

Hướng dẫn cách phòng ngừa hiệu quả

Để có thể phòng ngừa răng bị viêm tủy, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau đây:

Hạn chế ăn quá thường xuyên thức ăn quá lạnh
Hạn chế ăn quá thường xuyên thức ăn quá lạnh
  • Luôn đảm bảo vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Chải răng 2 lần/ ngày với bàn chải mềm và súc miệng với nước muối hoặc hoặc nước súc miệng chuyên dụng để răng miệng được loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.
  • Thực hiện thăm khám nha sĩ đều đặn 6 tháng/ lần. Chú ý lấy cao răng thường xuyên để tránh vi khuẩn có cơ hội tích tụ, xâm nhập gây ra những bệnh về răng miệng.
  • Sau khi ăn xong, cần phải vệ sinh kẽ răng bằng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm xỉa răng.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý bằng việc bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho răng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều đường, uống nước có gas, đồ ăn nhanh.
  • Hạn chế ăn quá thường xuyên thức ăn quá lạnh, quá nóng. Vì khi nhiệt độ thay đổi đột ngột cũng khiến cho tủy răng bị tác động xấu.
  • Với những trường hợp thường xuyên nghiến răng, cần tham khảo ý kiến của nha sĩ để sử dụng dụng cụ bảo vệ răng hợp lý.

Địa chỉ khám và điều trị răng bị viêm tủy ở đâu?

Để khám và điều trị răng bị viêm tủy, bạn có thể lựa chọn các địa chỉ sau đây:

  • Bệnh viện răng hàm mặt Trung ương – Hà Nội: Đây là bệnh viện của nhà nước có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành được đánh giá cao về trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất cũng được đầu tư tiên tiến, hiện đại mang tới trải nghiệm tốt cho người bệnh mỗi khi tới thăm khám, điều trị.
  • Khoa răng – hàm – mặt, bệnh viện Quân y 103: Đây là bệnh viện lớn được khá nhiều bệnh nhân tin tưởng, lựa chọn khi muốn khám và điều trị các bệnh về răng miệng. Tại đây có đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản về chuyên môn. Các công nghệ xử lý và điều trị bệnh thường được đánh giá cao như điều trị bảo tồn nha khoa, làm răng sứ, phục hình răng…
  • Nha khoa Thúy Đức: Đây là nha khoa được thành lập vào năm 2006 do tiến sĩ Phạm Văn Việt – nguyên là trưởng khoa răng hàm mặt của bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô thực hiện. Cùng với việc sở hữu cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giỏi và công nghệ tiên tiến đây là địa chỉ khám chữa viêm tủy răng bạn có thể lựa chọn.
Khoa răng – hàm – mặt, bệnh viện Quân y 103
Khoa răng – hàm – mặt, bệnh viện Quân y 103

Trên đây là một số thông tin liên quan tới viêm tủy răng là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, người bệnh cần được phát hiện, điều trị kịp thời để tránh những biến chứng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Ngay từ bây giờ hãy áp dụng các phương pháp phòng ngừa hợp lý để tránh bệnh diễn biến phức tạp.

The post Bệnh viêm tủy răng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị chi tiết nhất appeared first on Nha khoa 247.

]]>
https://nhakhoa247.com/viem-tuy-rang-101.html/feed 0
Sún răng ở trẻ: Truy tìm nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả https://nhakhoa247.com/sun-rang-130.html https://nhakhoa247.com/sun-rang-130.html#respond Wed, 12 Apr 2023 05:06:00 +0000 https://nhakhoa247.com/?p=130 Đối với trẻ nhỏ, sún răng là hiện tượng khá thường gặp. Tuy nhiên khá nhiều bậc phụ huynh thường không quan tâm. Nhưng thực tế, nếu sún răng không được điều trị kịp thời có thể gây ra rất nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe răng miệng. Vậy nguyên nhân gây sún […]

The post Sún răng ở trẻ: Truy tìm nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả appeared first on Nha khoa 247.

]]>

Đối với trẻ nhỏ, sún răng là hiện tượng khá thường gặp. Tuy nhiên khá nhiều bậc phụ huynh thường không quan tâm. Nhưng thực tế, nếu sún răng không được điều trị kịp thời có thể gây ra rất nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe răng miệng. Vậy nguyên nhân gây sún răng ở trẻ và cách điều trị như thế nào là hợp lý?

Sún răng là gì?

Sún răng tiếng anh là sweet tooth. Đây là một dạng bệnh lý liên quan tới răng miệng khiến cho cấu trúc của răng đang bị tàn phá nặng nề. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh bị nhiễm trùng hoặc mất răng.

Trẻ bị sún răng sữa thường không có triệu chứng đau nhức
Trẻ bị sún răng sữa thường không có triệu chứng đau nhức

Thân răng sữa được cấu tạo gồm phần vỏ cứng ở phía ngoài, men, ngà và phần buồng tủy. Nhưng ngà răng và men răng có cấu tạo khá mỏng nên dễ bị vi khuẩn tấn công hoặc tổn thương. Khi men răng bị ảnh hưởng thì răng của trẻ cũng sẽ bị tiêu hoặc mủn dần theo thời gian. Thân răng giảm thể tích được gọi là hiện tượng sún răng.

Trẻ bị sún răng sữa thường không có triệu chứng đau nhức giống như sâu răng. Nhưng vị trí bị sún này sẽ có màu đen, nâu và diện tích sẽ ngày càng rộng hơn. Đây là bệnh lý về răng miệng có khả năng lây lan với tốc độ nhanh. Nếu không có phương án điều trị, chỉ trong thời gian ngắn răng lành ở bên cạnh cũng sẽ bị ảnh hưởng. Thông thường, độ tuổi bị răng sún phổ biến sẽ từ 1 đến 3 tuổi.

Nguyên nhân trẻ bị sún răng là gì?

Thực tế, nguyên nhân nguyên nhân trẻ bị sún răng thường có gồm những yếu tố sau đây:

Bé có thói quen sử dụng quá nhiều thực phẩm nhiều đường
Bé có thói quen sử dụng quá nhiều thực phẩm nhiều đường
  • Thiếu sản men răng ở trẻ dạng bẩm sinh hoặc do chế độ dinh dưỡng không hợp lý thiếu fluor, canxi làm cho răng dễ bị tổn thương, không cứng chắc.
  • Quá trình chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho bé không được đảm bảo. Lúc này mảng bám thức ăn sẽ ngày một dính chặt, tạo ra nơi trú ngụ cho vi khuẩn tấn công.
  • Bé có thói quen sử dụng quá nhiều thực phẩm có tính axit, hàm lượng đường, ban đêm uống sữa nhưng không vệ sinh răng miệng mà ngủ ngay.
  • Bên cạnh đó, răng sữa của trẻ đã khá yếu, nhất là ngà răng và men răng mỏng nên dễ tổn thương và nhạy cảm.
  • Với những bà mẹ trong quá trình mang thai sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, chẳng hạn như doxycycline, tetracycline cũng có nguy cơ khiến cho răng phát triển không được tốt. Ngoài ra, da trẻ bị vàng cũng có tác động tới men răng.

Sún răng trẻ em gây ra những tác hại gì?

Rất nhiều bậc phụ huynh thường có suy nghĩ rằng răng sữa rồi cũng sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Do đó, khi thấy hiện tượng sún răng ở trẻ thường cho rằng đây là điều bình thường, không cần quan tâm. Nhưng các bác sĩ cho biết, các bệnh lý về răng miệng dù là gì đi nữa cũng sẽ đều gây ra những tác hại sau đây:

Ăn nhai khó khăn

Khi trẻ bị sún răng viêm lợi, lúc này phần chân răng sẽ nằm sát vào phần lợi. Điều đó khiến cho việc ăn nhai trở nên khó khăn hơn. Nhất là với những trường hợp lộ ngà răng ra bên ngoài, tủy răng bị ảnh hưởng sẽ khiến việc ăn nhai trở nên vô cùng đau đớn. Bé 1 tuổi bị sún răng thường có xu hướng quấy khóc, biếng ăn.

Phát âm không tròn vành rõ tiếng

Trẻ bị sún răng gây ảnh hưởng tới phát âm
Trẻ bị sún răng gây ảnh hưởng tới phát âm

Trẻ sún răng, nhất là khu vực răng cửa nó không chỉ gây ra vấn đề mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng tới việc phát âm. Theo như số liệu thống kê mới đây đã chỉ ra rằng, với những bé răng sún thường có nguy cơ nói ngọng cao hơn so với những bé có hàm răng đều và khỏe mạnh.

Tác động tới răng vĩnh viễn

Các nha sĩ cho biết, răng sữa sẽ có tác động lớn tới răng vĩnh viễn. Bình thường, răng sữa đầu tiên của trẻ sẽ được thay khi bắt đầu ở giai đoạn từ 5 đến 6 tuổi. Chiếc răng sữa cuối cùng rụng sẽ vào thời điểm khi được 12 đến 13 tuổi. Tại từng vị trí răng sữa mất đi sẽ hình thành nên răng vĩnh viễn.

Với trường hợp răng bị sún sớm, răng bên cạnh sẽ có thể bị tác động bằng việc chuyển dần lên vị trí răng bị mất. Điều đó làm cho nhiều bé gặp phải hiện tượng răng chen lấn, mọc ngầm, mọc kẹt. Một số khác răng sữa tới tuổi thay rồi nhưng vẫn không rụng, lúc này răng vĩnh viễn sẽ trồi lên và mọc lệch tại vị trí khác.

Trẻ 9 tháng bị sún răng đều đó cho thấy tại khu vực này thường có vi khuẩn có hại tập trung. Nó sẽ khiến cho răng bị phá hủy và tác động tới nướu. Nó sẽ gây ra hiện tượng viêm nhiễm, làm ảnh hưởng tới quá trình răng vĩnh viễn phát triển.

Có thể thấy, trẻ nhỏ bị sún răng là một vấn đề không thể không chú ý. Tuy rằng răng sữa rồi sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn song nó cũng sẽ có tác động to lớn tới răng vĩnh viễn sau này. Các bậc cha mẹ cần phải giúp con mình hình thành, tập luyện thói quen vệ sinh, chăm sóc răng miệng cho thật đúng cách.

Hướng dẫn cách chữa sún răng hiệu quả

Khi thấy em bé bị sún răng, phụ huynh có thể áp dụng các phương pháp điều trị sau đây:

Mẹo chữa sún răng tại nhà đơn giản

Nếu phát hiện tình trạng răng của bị có dấu hiệu bị sún, các bố mẹ có thể tham khảo các phương pháp:

Nước muối

Đây là nguyên liệu có sẵn trong gian bếp vô cùng tiện lợi. Hơn nữa, trong thành phần của muối cũng có chứa chất khoáng khuẩn giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ mảng bám và những tác nhân gây hại.

Bạn chỉ cần sử dụng 1 muỗng cà phê muối, hòa cùng với 1 cốc nước ấm. Sử dụng nước này súc miệng đều đặn vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.

Lá trầu không

Đây là bài thuốc dân gian được sử dụng để trị nhiều bệnh về răng miệng rất hiệu quả. Trong thành phần của lá trầu không có chứa hàm lượng kháng khuẩn giúp quá trình sún răng được chậm lại.

Trong thành phần của lá trầu không có chứa hàm lượng kháng khuẩn
Trong thành phần của lá trầu không có chứa hàm lượng kháng khuẩn

Mỗi lần, bạn sử dụng khoảng 5 lá trầu không đem rửa sạch với nước, sau đó xay nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên khu vực răng bé bị sún. Để như vậy trong vòng 5 phút rồi cho bé súc miệng lại với nước ấm. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy nguyên liệu này đun với nước sôi, sử dụng để ngậm súc miệng mỗi ngày cũng có tác dụng tương tự

Lá lốt

Trong thành phần của lá lốt cũng có chứa tinh dầu, có tác dụng tốt trong việc kháng khuẩn. Sử dụng rễ của lá lốt rửa sạch, sau đó giã nát cùng với muối tinh. Vắt lấy phần nước cốt rồi dùng tăm bông thấm nước này lên khu vực răng bị sún. Mỗi ngày thực hiện từ 2-3 lần để hiệu quả đạt được tốt nhất.

Cách chữa sún răng bằng tây y

Các mẹo và bài thuốc chữa răng bị sún ở trên chỉ mang tính chất tạm thời không thể khắc phục được tình trạng bệnh hoàn toàn. Nhất là đối với trường hợp trẻ bị sún răng đã làm cho cấu trúc răng bị tiêu giảm, ăn sâu vào phần lợi, tủy lộ ra ngoài thì không thể áp dụng cách trên được.

Đưa trẻ tới bác sĩ nha khoa để được thăm khám, điều trị
Đưa trẻ tới bác sĩ nha khoa để được thăm khám, điều trị

Lúc này, bạn cần đưa trẻ tới bác sĩ nha khoa để được thăm khám, điều trị. Tùy vào từng trường hợp răng sún còn nông, diện tích nhỏ thì sẽ được thực hiện phương pháp trám răng để ngăn chặn việc lây lan có thể xảy ra.

Trường hợp bé bị sún mức độ nặng, khu vực sún đã lan rộng và khiến răng bị bào mòn toàn bộ thì bác sĩ sẽ cân nhắc tới độ tuổi thay răng của trẻ để quyết định loại bỏ hay giữ lại răng sữa. Nhưng thực tế việc nhổ răng quá sớm cũng sẽ làm tác động tới răng vĩnh viễn, tăng nguy cơ mọc chìa, mọc lệch hoặc quặp vào trong.

Hướng dẫn cách phòng ngừa sún răng ở trẻ

Để phòng ngừa trẻ 2 tuổi bị sún răng thì phụ huynh cần phải chú ý tới những điều sau đây:

Vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách

Kể cả khi trẻ chưa mọc răng thì việc chú ý tới vấn đề vệ sinh răng miệng cũng cần phải được quan tâm. Mỗi tuần bạn cần phải sử dụng gạc sạch rồi thấm nước để vệ sinh khoang miệng, lưỡi cho bé.

  • Trẻ mọc răng sữa đầu tiên, bạn phải tạo thói quen vệ sinh răng miệng cho bé mỗi ngày bằng việc súc miệng với nước ấm.
  • Từ 1 đến 2 tuổi, hãy choc ho bé súc miệng với nước muối pha loãng hoặc đánh răng bằng bàn chải lông mềm kết hợp với nước lọc.
  • Từ 3 đến 6 tuổi, lúc này răng sữa đã mọc đầy đủ. Phụ huynh nên cho bé đánh răng với kem đánh răng chuyên dụng mỗi ngày. Quá trình chải răng thực hiện theo chiều dọc, hãy chia ra làm các nhóm răng để việc làm sạch diễn ra tốt nhất.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng

Một số thực phẩm như bánh ngọt, nước có ga, socola, kẹo ngọt.. là những món ăn vặt khoái khẩu của trẻ nhỏ. Nhưng nó lại khiến sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng. Do đó, phụ huynh cần hạn chế để bé dùng các thực phẩm này.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cần phải bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều vitamin, canxi, chất xơ, magie, sắt… giúp răng thêm phần chắc khỏe. Trong sữa tươi, gan động vật, trứng, cá biển, cà rốt… thường có chứa nhiều thành phần này.

Lưu ý khi cho bé dùng thuốc

Một số loại thuốc kháng sinh có thể khiến cho men răng bị ảnh hưởng, làm vàng răng. Vì thế, nếu không được bác sĩ chỉ định phụ huynh tuyệt đối không cho con em mình sử dụng thuốc tùy tiện hoặc bừa bãi.

Loại bỏ thói quen xấu

Những thói quen như ngậm cơm, bú đêm, khi ngủ ngậm sữa, bú mình… thường làm ảnh hưởng trực tiếp tới răng miệng và dẫn tới hiện tượng răng bị sún. Ngoài ra, chúng còn khiến cho quá trình phát triển răng vĩnh viễn bị tác động, ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm.

Cho bé khám răng định kỳ

Sau khoảng 6 tháng, bạn cần đưa bé tới gặp nha sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng. nó có tác dụng trong việc kiểm soát hiện tượng răng sún và ngăn chặn những tác động tới răng vĩnh viễn mọc chen chúc, mọc lệch.

Vừa rồi là toàn bộ những thông tin chi tiết liên quan tới sún răng. Xin nhấn mạnh đây là bệnh lý về răng miệng cần phải được chú ý và quan tâm ở trẻ nhỏ. Nếu không có phương án điều trị kịp thời có thể gây ra những tác động rất lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn về sau.

The post Sún răng ở trẻ: Truy tìm nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả appeared first on Nha khoa 247.

]]>
https://nhakhoa247.com/sun-rang-130.html/feed 0
Tưa miệng là gì, nhận biết nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả https://nhakhoa247.com/tua-mieng-138.html https://nhakhoa247.com/tua-mieng-138.html#respond Wed, 12 Apr 2023 05:06:00 +0000 https://nhakhoa247.com/?p=138 Đối với trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch thời điểm này còn chưa hoàn thiện. Không ít trẻ trong giai đoạn này thường mắc phải bệnh tưa miệng, nó gây ra triệu chứng khó chịu ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân và cách điều trị bệnh tưa miệng như thế […]

The post Tưa miệng là gì, nhận biết nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả appeared first on Nha khoa 247.

]]>

Đối với trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch thời điểm này còn chưa hoàn thiện. Không ít trẻ trong giai đoạn này thường mắc phải bệnh tưa miệng, nó gây ra triệu chứng khó chịu ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân và cách điều trị bệnh tưa miệng như thế nào mới hiệu quả?

Tưa miệng là bệnh gì?

Bị tưa miệng là sao? Tưa miệng được hiểu là sự phát triển của vi khuẩn nấm Candida Albicans bên trong khoang miệng đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát của phần niêm mạc miệng. Lúc này, nồng độ pH trong khoang miệng của trẻ thường thấp, niêm mạc miệng ở môi trường toan và bài tiết ra ít nước bọt.

Tưa miệng được hiểu là sự phát triển của vi khuẩn nấm Candida Albicans gây nên
Tưa miệng được hiểu là sự phát triển của vi khuẩn nấm Candida Albicans gây nên

Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây lan tới khu vực nướu, vòng miệng, sau cổ họng, amidan. Đây là căn bệnh có thể gặp phải ở bất cứ ai, tuy nhiên phổ biến nhất là người lớn tuổi, trẻ sơ sinh, người bị ức chế miễn dịch hoặc đang gặp vấn đề về sức khỏe.

Nguyên nhân gây ra bệnh tưa miệng

Tưa miệng là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sinh hoạt thường ngày của trẻ nhỏ. Nó thường do một số nguyên nhân sau đây:

Virus hoặc nấm

Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh tưa miệng. Toàn bộ bề mặt lưỡi, niêm mạc miệng có mảng trắng. Không ít phụ huynh thường lầm tưởng đây là cặn sữa đọng lại nên khá chủ quan. Nhưng cặn sữa thường dễ bong và trôi khi trẻ nuốt nước bọt hoặc uống nước. Nhưng tưa miệng thì không như vậy, nó khó có thể biến mất.

Ngoài mảng trắng trên lưỡi, bé sẽ thấy khó nuốt, bị đau nên thường xuyên bỏ bú và quấy khóc. Nếu nguyên nhân do virus thì bên trong khoang miệng của bé sẽ có vết loét. Một số trường hợp khác sẽ có triệu chứng hơi thở có mùi hôi, sốt cao.

Do chăm sóc bé chưa đúng cách

Việc vệ sinh răng miệng không cẩn thận sau khi ăn dặm hoặc bú
Việc vệ sinh răng miệng không cẩn thận sau khi ăn dặm hoặc bú

Trẻ nhỏ thường không thể vệ sinh cá nhân, tự chăm sóc bản than nên cha mẹ phải chủ động làm việc nay. Việc vệ sinh răng miệng không cẩn thận sau khi ăn dặm hoặc bú cũng là nguyên nhân chính khiến cho nấm tưa miệng phát triển. Bên cạnh đó, với giai đoạn ăn dặm phụ huynh cần tìm hiểu các thực phẩm phù hợp với bé yêu của mình, tránh cho ăn đồ khô, quá cứng hoặc không phù hợp.

Lây bệnh từ mẹ

Với trường hợp mẹ mắc bệnh tưa miệng có thể lây nhiễm sang cho con thông qua con đường bú sữa mẹ. Lúc này nếu như phát hiện bị tưa miệng ở người lớn thì phụ huynh cần phải hạn chế để bé không bị lây nhiễm.

Dấu hiệu nhận biết tưa miệng là gì?

Để việc điều trị tưa miệng đạt hiệu quả, bạn cần xem xét các dấu hiệu cụ thể như sau:

Khi tưa miệng mới hình thành

Ở giai đoạn khởi phát, trên đầu lưỡi của trẻ nhỏ thường xuất hiện các chấm trắng khá nhiều. Kích thước thường khá nhỏ với hình tròn, sau một thời gian chấm trắng này sẽ phát triển nhiều hơn. Mặt trên của lưỡi sẽ có lớp trắng phủ lên tạo thành các mảng màu trắng rõ rệt.

Ngoài các triệu chứng ở bề mặt lưỡi và đầu lưỡi thì bé sẽ có một số các dấu hiệu khác lạ chẳng hạn như thường xuyên khóc, quấy nhiều, bỏ bú, ăn uống kém. Nguyên nhân là vì lớp màng trắng này đã bao phủ bề mặt của lưỡi và gắn vào niêm mạc. Nó khiến cho bé bị mất vị giác, gây đau và khó nuốt hơn.

Trên đầu lưỡi của trẻ nhỏ thường xuất hiện các chấm trắng khá nhiều
Trên đầu lưỡi của trẻ nhỏ thường xuất hiện các chấm trắng khá nhiều

Hơn nữa, lớp màng này thường khá chặt và dai. Do đó, bạn không thể nào loại bỏ bằng việc cạo hoặc cậy đi được. Mặt khác, nó chỉ khiến cho bé gặp phải những nguy hiểm tiềm ẩn như viêm nhiễm, chảy máu. Các bậc phụ huynh cần phải tìm hiểu các cách điều trị phù hợp để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ.

Tưa miệng ở giai đoạn nghiêm trọng

Nếu tưa lưỡi nấm miệng không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ chuyển biến nghiêm trọng hơn. Lúc này vi khuẩn nấm sẽ xâm nhập vào nhiều cơ quan trong cơ thể như hệ tiêu hóa, hệ hô hấp. Nếu bệnh lan tới khu vực thực quản, cổ họng, khí quản trẻ có thể mắc phải các bệnh như viêm phế quản, viêm phổi hoặc nấm phổi. Chưa dừng lại ở đó, nấm di chuyển vào hệ tiêu hóa qua đường dạ dày sẽ khiến bé bị tiêu chảy và mất nước.

Cách điều trị tưa miệng hiệu quả

Để điều trị tưa miệng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:

Mẹo chữa tưa miệng tại nhà

Để chữa tưa miệng giai đoạn đầu tại nhà, bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu sau đây:

Nước muối pha loãng

Sử dụng nước muối sinh lý 0,1% hoặc hòa muối cùng với nước sôi để nguội. Vệ sinh tay sạch sẽ, sau đó sử dụng gạc sạch quấn vào ngón tay út rồi thấm dung dịch nước muối lau miệng cho bé thật nhẹ nhàng. Thực hiện từ bên trong ra ngoài và khu vực lưỡi để đảm bảo bé không bị đau.

Nước trà xanh

Trà xanh đem rửa sạch, sau đó đun sôi với nước cùng chút muối
Trà xanh đem rửa sạch, sau đó đun sôi với nước cùng chút muối

Đây là phương pháp điều trị tại nhà hiệu quả mà nhiều người áp dụng. Trà xanh đem rửa sạch, sau đó đun sôi với nước cùng chút muối. Đợi nước trà xanh nguội, sau đó dùng khăn thấm dung dịch này lau lên lưỡi của trẻ. Trong thành phần của lá trà xanh có chứa thành phần kháng khuẩn nên chỉ áp dụng đối với trẻ trên 6 tháng tuổi.

Nước muối dạ dày Natri Bicarbonat

Sử dụng 50g thuốc Natri Bicarbonat cho vào cốc nước, sau đó khuấy cho đều. Sử dụng tăm bông chấm thuốc này bôi nhẹ lên khu vực bé bị tưa miệng. Do thuốc này an toàn cho dù uống cũng không sao nên mỗi ngày phụ huynh cần thực hiện cho bé nhiều lần. Với trường hợp người lớn bị bệnh có thể sử dụng nước này để súc miệng cũng có tác dụng giúp điều trị bệnh hiệu quả.

Bài thuốc với rau ngót

Sử dụng từ 5 đến 10g rau ngót tươi, đem rửa sạch với nước rồi xay nhuyễn. Vắt lấy phần nước cốt rồi dùng vải sạch thật mềm thấm dung dịch cọ sát lên lợi, lưỡi và vòng họng của trẻ nhỏ. Thực hiện động tác thật khéo léo và nhẹ nhàng. Thực hiện 2-3 lần/ ngày để hiệu quả đạt được cao nhất.

Sử dụng cỏ nhọ nồi, mật ong

Bài thuốc này chỉ áp dụng đối với bé khoảng 1 tuổi trở lên
Bài thuốc này chỉ áp dụng đối với bé khoảng 1 tuổi trở lên

Sử dụng 1 nắm lá nhọ nồi đem rửa sạch, sau đó xay nhuyễn và vắt lấy nước cốt. Sử dụng khoảng 10ml nước này trộn cùng với 1ml mật ong. Tiếp đến dùng vải mềm thật sạch thấm nước thuốc này bôi lên khu vực vòng miệng, lưỡi và lợi của bé. Mỗi ngày cần áp dụng từ 2 đến 3 lần.

Chú ý: Bài thuốc này chỉ áp dụng đối với bé khoảng 1 tuổi trở lên, không sử dụng với bé nhỏ hơn vì mật ong có chứa thành phần có thể khiến trẻ bị ngộ độc nếu dùng sai cách.

Bài thuốc từ hàn the và lá rau ngót

Sử dụng khoảng 15g lá rau ngót tươi, rửa thật sạch rồi giã nát. Vắt lấy phần nước cốt hòa cùng với 1g hàn the rồi đem đi hấp trong nồi cơm. Cho thuốc ra ngoài, đợi cho nguội rồi dùng tăm bông thấm thuốc bôi lên khu vực tưa lưỡi của trẻ.

Điều trị bệnh tưa miệng bằng tây y

Để điều trị tưa lưỡi thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc như Nystatin, Clotrimazole, Fluconazole, Itraconazole hoặc Amphotericin B. Tùy vào từng tình trạng của bệnh nhân mà việc sử dụng loại thuốc nào cũng có sự khác nhau.

Cho bé tới gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng bệnh
Cho bé tới gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng bệnh

Với trường hợp phát hiện sớm, điều trị kịp thời sau vài tuần bệnh sẽ khỏi. Nhưng với một số bệnh nhân có thể bị tái phát. Ở người lớn việc tái phát nấm miệng thường không rõ nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm để xem xét vấn đề sức khỏe gây ra hiện tượng này.

Biến chứng của bệnh tưa miệng là gì?

Thực tế, tưa lưỡi ở người lớn, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thường không quá nguy hiểm. Nhưng với những trường hợp bệnh nhân bị hệ miễn dịch yếu chẳng hạn như bị HIV/ AIDS hoặc ung thư thì bệnh có thể kéo theo rất nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nếu không có phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh có thể bị nhiễm nấm toàn thân. Lúc này tình trạng sức khỏe đã cực kỳ nguy hiểm. Khi miễn dịch bị suy yếu, nấm Candida sẽ lan tới thực quản, hệ tiêu hóa và nhiều bộ phận khác trong cơ thể.

Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh tưa miệng

Để giảm nguy cơ nấm tưa lưỡi phát triển, bạn cần áp dụng các biện pháp sau đây:

Cho bé vệ sinh răng miệng mỗi ngày đều đặn
Cho bé vệ sinh răng miệng mỗi ngày đều đặn
  • Đánh răng, súc miệng với nước súc miệng chuyên dụng sau khi ăn xong hoặc sử dụng thuốc.
  • Với người lớn, mỗi ngày phải thực hiện đánh răng tối thiểu 2 lần kết hợp sử dụng chỉ nha khoa. Còn với trẻ sơ sinh phải lau sạch khoang miệng, tráng miệng với nước ấm sau khi ăn dặm hoặc bú sữa xong.
  • Khi đi ngủ không nên đeo răng giả, khi đeo răng giả cần phải đảm bảo nó không gây kích ứng, vừa vặn. Mỗi ngày làm sạch răng giả một lần.
  • Tới gặp nha sĩ khám răng theo định kỳ, nhất là với người người đang đeo răng giả hoặc mắc bệnh đái tháo đường.
  • Hạn chế thực ăn có chứa đồ ngọt vì sẽ khiến nấm Candida phát triển.
  • Người bị tiểu đường cần duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định.
  • Nếu có triệu chứng khô miệng cần phải điều trị nhanh chóng.

Khám và điều trị nấm miệng ở đâu?

Bạn có thể tới các địa chỉ sau đây để khám và điều trị nấm miệng:

Bệnh viện nhi Trung Ương

Đây là bệnh viện đầu ngành về lĩnh vực nha khoa được đông đảo các bậc phụ huynh lựa chọn khi bé có triệu chứng tưa lưỡi. Tại đây sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, chăm sóc trẻ nhỏ chu đáo, ân cần. Ngoài ra, trang thiết bị cũng được đầu tư vô cùng hiện đại.

Khoa tai mũi họng – bệnh viện quân y 103

Khoa tai mũi họng – bệnh viện quân y 103
Khoa tai mũi họng – bệnh viện quân y 103

Tại khoa tai mũi họng bệnh viện quân y 103 sở hữu đội ngũ giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám chữa các bệnh về tai, mũi họng. Quá trình thực hiện điều trị với công nghệ, thiết bị hiện đại. Hơn nữa, dịch vụ thăm khám cũng đa dạng đáp ứng yêu cầu của nhiều bệnh nhân.

Bệnh viện tai mũi họng thành phố Hồ Chí Minh

Bên cạnh 2 địa chỉ tại Hà Nội, đối với những bệnh nhân ở khu vực miền nam hoặc TPHCM có thể tới bệnh viện tai mũi họng thành phố Hồ Chí Minh để được thăm khám. Đây là bệnh viện sở hữu đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị và cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại. Phụ huynh có thể yên tâm vào chất lượng khám chữa bệnh tại đây.

Vừa rồi là một số thông tin quan trọng liên quan tới bệnh tưa miệng. Khi thấy con em mình có triệu chứng, phụ huynh không nên chủ quan mà phải chú ý chăm sóc và vệ sinh khoang miệng cho bé để bệnh không phát triển. Hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ nếu thấy tình trạng nặng hơn, để có phương án điều trị phù hợp.

The post Tưa miệng là gì, nhận biết nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả appeared first on Nha khoa 247.

]]>
https://nhakhoa247.com/tua-mieng-138.html/feed 0
Viêm nha chu là gì, tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả https://nhakhoa247.com/viem-nha-chu-53.html https://nhakhoa247.com/viem-nha-chu-53.html#respond Wed, 12 Apr 2023 03:00:00 +0000 https://nhakhoa247.com/?p=53 Trong số các bệnh liên quan tới răng miệng, viêm nha chu đang ngày càng trở nên phổ biến và tăng cao số lượt người mắc phải. Bệnh có thể gặp phải ở nhiều đối tượng, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ bệnh nha chu là gì. Điều đó khiến cho việc điều trị, […]

The post Viêm nha chu là gì, tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả appeared first on Nha khoa 247.

]]>

Trong số các bệnh liên quan tới răng miệng, viêm nha chu đang ngày càng trở nên phổ biến và tăng cao số lượt người mắc phải. Bệnh có thể gặp phải ở nhiều đối tượng, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ bệnh nha chu là gì. Điều đó khiến cho việc điều trị, phòng ngừa trở nên không hiệu quả, gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng.

Viêm nha chu là bệnh gì?

Bệnh viêm nha chu là hiện tượng nhiễm trùng khiến cho xương quanh răng và nướu bị viêm. Với giai đoạn đầu, khu vực nướu bị sưng đỏ, rất dễ chảy máu nhất là khi đánh răng. Với tình trạng nặng, sẽ diễn tiến chuyển thành viêm nha chu mãn tính khiến người bệnh có nguy cơ bị tụt nướu răng hoặc rụng răng.

Bệnh viêm nha chu là hiện tượng nhiễm trùng khiến cho xương quanh răng và nướu bị viêm
Bệnh viêm nha chu là hiện tượng nhiễm trùng khiến cho xương quanh răng và nướu bị viêm

Căn bệnh này có thể gặp phải ở nhiều đối tượng khác nhau, nhưng đa phần là người trưởng thành. Theo như số liệu thống kê mới đây cho thấy, bệnh nha chu và sâu răng luôn nằm trong top đầu các bệnh lý răng miệng thường gặp và nguy hiểm.

Nguyên nhân bị viêm nha chu là gì?

Nguyên nhân viêm nha chu hiện nay thường có:

Không khám răng thường xuyên khó phát hiện ra bệnh
Không khám răng thường xuyên khó phát hiện ra bệnh
  • Quá trình vệ sinh răng miệng không đúng cách: Điều này khiến cho mảng bám thừa tích tụ trên răng ngày càng nhiều, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển. Lâu ngày sẽ hình thành cao răng làm nướu sưng đỏ, viêm nướu và chảy máu chân răng.
  • Không khám răng thường xuyên: Đây cũng là nguyên nhân bệnh nha chu mà nhiều người mắc phải. Những tổn thương ở các tổ chức quanh răng nếu không được xử lý sớm sẽ gây nên viêm nhiễm, viêm nhiễm lan rộng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh nha chu.
  • Thường xuyên hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm cho khu vực quanh răng chịu nhiều ảnh hưởng, nguy cơ gây ra viêm lợi, mảng bám lâu ngày dẫn tới bệnh về nha chu.
  • Sử dụng tăm nhọn xỉa răng: Đây là thói quen mà phần lớn mọi người đang mắc phải. Tuy nhiên, hành động này khiến chân kẽ răng dễ chảy máu, viêm nhiễm, tích tụ vi khuẩn và gây hở răng.
  • Rối loạn nội tiết tố: Chủ yếu gặp ở người giai đoạn dậy thì và phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai.
  • Hệ miễn dịch yếu: Người đang bị béo phì, viêm nhiễm khuẩn, bạch cầu, tiểu đường… có nguy cơ bị bệnh cao hơn.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ khiến cho nướu răng bị nhiễm trùng như thuốc giãn mạch, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc ức chế miễn dịch…

Triệu chứng và dấu hiệu bị bệnh nha chu

Đối với nướu khỏe mạnh thường rất chắc và có màu hồng nhạt. Tuy nhiên, nếu như nướu chuyển sang màu đỏ, bị sưng, dễ chảy máu, bị mềm thì điều đó cảnh báo bệnh viêm nha chu. Bên cạnh đó, với một số trường hợp, người bệnh cũng có thể xuất hiện các triệu chứng như sau:

Giữa răng và nướu hình thành nên mủ
Giữa răng và nướu hình thành nên mủ
  • Nướu chuyển sang màu bầm tím
  • Khi chạm tay vào nướu cảm thấy khó chịu, đau nhức
  • Phần thân răng thường dài hơn so với bình thường do nướu bị tụt xuống
  • Các răng có khoảng cách bị gia tăng
  • Giữa răng và nướu hình thành nên mủ
  • Hơi thở có mùi khó chịu
  • Khi xỉa răng, đánh răng bị chảy máu, ngay cả khi sử dụng chỉ nha khoa
  • Răng bị lung lay, việc ăn nhai bị cản trở
  • Bên trong miệng có mùi kim loại

Bệnh nha chu thường sẽ phát triển từ giai đoạn nhẹ cho tới giai đoạn nặng. Vì thế, nếu thấy mình có dấu hiệu viêm nha chu thì tới nha sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh để biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Hậu quả khi bị viêm nha chu là gì?

Hậu quả của bệnh nha chu là như thế nào? Căn bệnh này có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng như sau:

Bệnh nha chu có thể gây ra hiện tượng mất răng
Bệnh nha chu có thể gây ra hiện tượng mất răng
  • Phá hủy mô nâng đỡ và cố định răng khiến cho răng bị lung lay
  • Với tình trạng nặng, việc ăn nhai trở nên vô cùng khó khăn, một số trường hợp còn bị mất răng.
  • Khi bị mô bị tổn thương dễ xuất hiện mùi hôi khó chịu, vi khuẩn tích tụ lâu ngày.
  • Bệnh nha chu có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể
  • Nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường do có ảnh hưởng tới tuần hoàn máu đi tới tế bào dẫn tới hiện tượng kháng insulin.
  • Viêm nha chu có thể di chuyển theo đường máu tác động trực tiếp tới tim. Ngoài ra, những độc tố sẽ tác động đến gan, hình thành bệnh lý liên quan tới tim mạch.
  • Với phụ nữ đang mang thai, bệnh lý này có thể dẫn tới tình trạng sinh con, em bé sinh ra thiếu cân.

Viêm nha chu và cách điều trị hiệu quả

Để điều trị bệnh viêm nha chu, bạn có thể lựa chọn một số phương pháp điều trị sau đây:

Cách điều trị bệnh viêm nha chu tại nhà

Viêm nha chu phải làm sao? Bạn có thể sử dụng các nguyên liệu sau đây để giảm bớt sự khó chịu của bệnh:

Súc miệng với nước muối

Trong muối thường có thành phần giúp chống viêm, sát khuẩn. Sử dụng nước muối sẽ có tác dụng trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây ra bệnh nha chu.

Bạn sử dụng 1 muỗng cà phê muối với với nước ấm rồi dùng nước này để súc miệng mỗi ngày từ 3 đến 5 lần. Hãy thực hiện khi cảm thấy đau hoặc sau khi ăn.

Sử dụng nước cốt chanh và muối

Chanh cùng với muối sẽ tạo ra được hỗn hợp giúp diệt khuẩn
Chanh cùng với muối sẽ tạo ra được hỗn hợp giúp diệt khuẩn

Khi kết hợp chanh cùng với muối sẽ tạo ra được hỗn hợp giúp diệt khuẩn, giảm đau tốt.

Bạn chỉ cần sử dụng nước cốt chanh, trộn cùng nước muối. Sử dụng hỗn hợp này thoa lên khu vực bị nha chu, hãy chậm khoảng 2 phút rồi súc lại miệng với nước ấm mỗi tuần 2 lần, không nên nhiều quá vì sẽ làm ảnh hưởng tới men răng.

Sử dụng gừng tươi

Gừng là nguyên liệu có tác dụng sát khuẩn giúp ngăn ngừa cảm lạnh. Bên cạnh đó, còn giúp chống sưng, viêm, giải độc, tiêu đờm.

Bạn sử dụng 50g gừng tươi đem gọt sạch vỏ, sau đó thái thành từng lát mỏng đem đun với nước sôi. Đợi cho tới cho nước nguội thì dùng để uống, nên thực hiện vào buổi sáng.

Sử dụng cây lược vàng

Cây lược vàng có tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh lý về răng miệng giúp giảm đau nhức, khó chịu hiệu quả.

Sử dụng lá cây lược vàng đem rửa sạch, sau đó thái thành sợi nhỏ đem phơi cho héo. Ngâm nguyên liệu này với rượu trắng trong thời gian 2 ngày. Sử dụng mỗi lần khoảng 1 chén nhỏ súc miệng trong vòng 1-2 phút rồi súc miệng lại với nước ấm, thực hiện vài ngày để hiệu quả đạt được tốt nhất.

Sử dụng baking soda

Hãy sử dụng baking soda để giảm sự khó chịu. Đây là nguyên liệu có tác dụng trong việc ngăn chặn vi khuẩn, trung hòa axit trong miệng. Ngoài ra, baking soda còn giúp ngăn ngừa sâu răng, làm trắng răng và chống viêm nướu.

Bạn có thể trộn baking soda kết hợp cùng với kem đánh răng để sử dụng mỗi ngày. Hãy thực hiện 2 lần/ ngày để sức khỏe răng miệng được bảo vệ tốt nhất nhé!

Cách chữa viêm nha chu hiệu quả từ bài thuốc đông y

Việc sử dụng các thảo dược tự nhiên luôn được đánh giá cao. Bạn có thể áp dụng một số bài thuốc sau để loại bỏ vi khuẩn gây viêm nha chu:

Bài thuốc đông y giúp điều trị bệnh viêm nha chu hiệu quả
Bài thuốc đông y giúp điều trị bệnh viêm nha chu hiệu quả
  • Bài thuốc 1: Sử dụng 6g bạc hà, 12g đại đao tử, 12g mạch hạ khô, 12g sơn chi, 8g thược dược, 6g vảy tê tê, 20g tạo giác thích, 20g liên kiều, 20g kim ngân. Toàn bộ nguyên liệu đem sắc để uống trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Sử dụng 8g bạc hà, 8g tạo giác thích, 12g ngưu bàng tử, 20g bồ công anh, 16g kim ngân hoa, 16g hạ khô thảo. Toàn bộ nguyên liệu đem rửa sạch, sắc với nước để uống.
  • Bài thuốc 3: Sử dụng 0,1g ngũ bội tử, 0,39g thanh đại, 0,6g băng phiến, 0,1g bạch phàn. Toàn bộ nguyên liệu này đem nghiền thành bột mịn. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sau đó sử dụng 0,1g thuốc này chấm lên khu vực nha chu bị đau nhức. Để uống càng lâu càng tốt, có thể bôi vào thời điểm trước khi đi ngủ hoặc sau bữa ăn để hiệu quả đạt được tốt nhất.
  • Bài thuốc 4: Sử dụng hoàng bá, tri mẫu, đan bì, trạch tả, phục linh, sơn thù mỗi loại 8g, kỷ tử, bạch thược, thăng ma, ngọc trúc, hoài sơn, thục địa mỗi loại 12g. Sắc thuốc này để uống trong ngày. Bài thuốc này thường dùng điều trị cho những bệnh nhân ở thể mãn tính chân răng có mủ, răng lung lay, họng khô, hôi miệng, rêu lưỡi ít, đầu lưỡi đỏ.

Viêm nha chu cách điều trị từ tây y

Tùy theo từng mức độ của bệnh viêm nha chu, sẽ có các phương pháp điều trị sau đây:

Điều trị viêm nha chu không phẫu thuật

Với trường hợp bệnh nha chu ở giai đoạn nhẹ, bệnh nhân sẽ được chỉ định áp dụng một số các thủ thuật điều trị không xâm lấn gồm có:

  • Cạo vôi răng: Phương pháp này có tác dụng trong việc loại bỏ các mảng bám, vi khuẩn tích tụ ở dưới nướu và chân răng bằng việc dùng song laser, sóng âm hoặc dụng cụ nha khoa thực hiện.
  • Chà chân răng: Đây là thủ thuật có tác dụng trong việc làm nhẵn bề mặt của chân răng, giúp ngăn chặn vi khuẩn bám trên răng.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Nguyên nhân gây ra bệnh thường do vi khuẩn. Vì thế sử dụng thuốc kháng sinh sẽ có tác dụng trong việc kiểm soát hiện tượng nhiễm trùng.

Điều trị viêm nha chu xâm lấn

Trong điều trị viêm nha chu bệnh học, các nha sĩ cho biết với những tình trạng bệnh diễn biến ở mức độ nghiêm trọng sẽ được chỉ định điều trị các phương pháp phẫu thuật:

  • Phẫu thuật Flap: Đây là phương pháp nha sĩ sẽ phải rạch trên nướu một hoặc nhiều đường nhỏ. Lúc này chân răng sẽ lộ ra ngoài giúp việc chà chân răng và cạo vôi răng trở nên hiệu quả hơn.
  • Ghép men răng: Viêm nha chu tiêu xương thường sẽ được chỉ định thường hiện phương pháp này. Nha sĩ sẽ phải ghép phần men răng hiến tặng hoặc từ xương tổng hợp vào vị trí men răng bị hư hỏng.
  • Ghép mô mềm: Phương pháp này sẽ dùng mô ở vòng miệng để thực hiện lấp tại khu vực nướu đang bị tổn thương.
Thực hiện ghép men răng cho bệnh nhân
Thực hiện ghép men răng cho bệnh nhân

Hướng dẫn cách phòng bệnh viêm nha chu hiệu quả

Để phòng ngừa và kiểm soát bệnh, bạn cần thực hiện theo các hướng dẫn sau đây:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Mỗi ngày cần thực hiện đánh răng 2 lần, kết hợp súc miệng với nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng. Bên cạnh đó, thay vì dùng tăm bạn cần sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch khoang miệng an toàn, triệt để.
  • Khám răng định kỳ đều đặn: Việc thực hiện khám răng và cạo vôi răng theo định kỳ 6 tháng/ lần là vô cùng cần thiết, giúp phát hiện và điều trị kịp thời tình trạng bệnh. Hãy tới các nha khoa uy tín để được nha sĩ tư vấn, thực hiện vệ sinh răng miệng hiệu quả.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Trong chế độ dinh dưỡng bạn cần phải bổ sung nhiều vitamin, ăn uống khoa học, bổ sung khoáng chất có lợi cho răng. Bên cạnh đó, hãy hạn chế những thực phẩm chứa nhiều tinh bột, chất ngọt vì sẽ khiến mảng bám trên răng hình thành.
  • Từ bỏ những thói quen xấu: Chẳng hạn như sử dụng chất kích thích như rượu bia, hút thuốc lá sẽ khiến tình trạng viêm nha chu hôi miệng, viêm nướu, đen chân răng… tăng cao.

Khám và điều trị bệnh viêm nha chu ở đâu tốt?

Một số địa chỉ chuyên thăm khám, điều trị bệnh nha chu bạn có thể tham khảo gồm có:

Khoa nha chu – bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội

Đây là chuyên khoa được thành lập vào năm 1990. Cho tới thời điểm hiện tại, lãnh đạo khoa đang là tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh. Cùng với hơn 30 năm hình thành, phát triển hiện tại đây là chuyên khoa mũi nhọn tại bệnh viện răng hàm mặt Trung Ương Hà Nội.

Tại đây, chuyên nhận thăm khá, tư vấn và điều trị các bệnh lý về nha chu, khu vực quanh chân răng với phương pháp hiện đại nhất. Các trang thiết bị, máy móc, công nghệ điều trị đều hiện đại, tiên tiến bậc nhất kết hợp với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

Nha khoa Kim

Đây là nha khoa được đánh giá cao trong việc điều trị các bệnh lý về răng miệng. Việc điều trị bệnh nha chu được cho là thế mạnh tại nha khoa Kim với việc thực hiện quy trình, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ hiện đại kết hợp với ê kíp bác sĩ vô cùng tài năng.

Cùng với 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong nghề, kết hợp với những lợi thế của mình nha khoa Kim hiện đang nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của đông đảo bệnh nhân trong và ngoài nước. Quy trình điều trị được áp dụng tuân thủ nghiêm ngặt của sở y tế nhằm đem tới hiệu quả cao nhất.

Nha khoa quốc tế Việt Đức

Nha khoa quốc tế Việt Đức được thành lập vào năm 2005. Cùng với việc sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết với nghề hiện tại đây là địa chỉ được khá nhiều bệnh nhân đánh giá cao trong việc điều trị bệnh nha chu và các bệnh răng miệng khác.

Vào năm 2017, tại nha khoa đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại kết hợp quy trình chăm sóc bệnh nhân mới. Từ đó mang tới chất lượng dịch vụ tốt, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của đông đảo bệnh nhân.

Trên đây là tất cả thông tin liên quan tới bệnh viêm nha chu. Đây là bệnh lý có nguy cơ gây mất răng cao nếu không được điều trị đúng cách. Bạn nên tìm hiểu kỹ các triệu chứng và có phương án điều trị hợp lý giúp tình trạng bệnh được cải thiện.

The post Viêm nha chu là gì, tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả appeared first on Nha khoa 247.

]]>
https://nhakhoa247.com/viem-nha-chu-53.html/feed 0