Trồng răng hàm là gì, nên chọn phương pháp nào phù hợp nhất?
Răng hàm có vai trò quan trọng trong việc giúp thức ăn được nghiền nhỏ, khi đi vào dạ dày thức ăn sẽ được tiêu hóa dễ dàng hơn. Nhưng vì một vài nguyên nhân khác nhau mà khá nhiều người rơi vào tình trạng mất răng hàm. Để khôi phục việc ăn nhai thì trồng răng hàm được coi là việc làm cần thiết.
Thế nào là trồng răng hàm?
Trồng răng hàm được hiểu là phương pháp thực hiện khôi phục răng hàm tại vị trí số 6 hoặc số 7. Từ đó giúp việc nghiền nát thức ăn diễn ra hiệu quả hơn. Mất răng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các hậu quả vô cùng nặng nề. Vì thế thực hiện trồng răng chính là cách đơn giản, an toàn nhất để bảo vệ răng miệng và sức khỏe.
Không trồng răng hàm có sao không?
Nhiệm vụ chính của răng hàm đó là thực hiện chức năng nghiền nhỏ thức ăn. Nếu trong trường hợp mất răng nhưng không trồng răng sẽ dẫn tới khó khăn trong quá trình ăn uống. Lúc này lực để nghiền nát thức ăn hầu như không có. Nếu nó kéo dài sẽ gây ra các bệnh lý về dạ dày do ruột không hấp thụ được chất dinh dưỡng.
Chưa dừng lại ở đó, mất răng hàm lâu ngày khiến cho xương sẽ tiêu giảm dần đi. Các răng ở xung quanh sẽ bị mọc xô lệch vào khu vực răng bị mất. Răng ở vị trí đối diện sẽ trồi lên phía trên do lực nâng đỡ đa bị mất gây ảnh hưởng trực tiếp tới khớp cắn ở răng, các răng quanh đó đề bị hư tổn.
Rất nhiều trường hợp, răng hàm dưới mất gây tác động trực tiếp đến dây thần kinh làm nhiệm vụ kết nối xương hàm dẫn tới chứng đau đầu. Ngoài ra, người bệnh có thể bị nói ngọng, phát âm khó, giọng nói thay đổi.
Răng hàm mất đi gây ảnh hưởng nhiều tới vấn đề thẩm mỹ. Không ít trường hợp mất răng lâu năm khiến cho 2 má bị hóp lại, da mặt chảy xệ, nhăn nheo, quanh miệng có nhiều nếp nhăn. Vì thế, nếu nhìn người bị mất răng thường già hơn nhiều so với tuổi thật.
Trường hợp nào nên trồng răng hàm giả?
Những trường hợp sau đây sẽ được chỉ định trồng răng hàm:
- Răng hàm đang bị lung lay, nhai yếu và chậm.
- Răng không thể ăn được các loại thức ăn to.
- Răng hàm bị sâu cần phải nhổ bỏ do tủy răng đã bị chết.
- Răng hàm mọc vẹo gây ra ảnh hưởng tới những răng khác. Nó khiến việc ăn nhai gặp phải khó khăn, cản trở.
Các phương pháp trồng răng tốt nhất hiện nay
Hiện nay có khá nhiều phương pháp trồng răng hàm giả cố định:
Trồng răng bằng hàm giả tháo lắp
Phương pháp này thường có chi phí rẻ nhất hiện nay. Bác sĩ sẽ sử dụng chất liệu bằng nhựa để trồng răng. Bệnh nhân sẽ được đặt nền hàm giả vào khoảng trống răng đã bị mất. Nó có thể được dùng cho trường hợp mất răng hàm dưới và hàm trên. Quá trình thực hiện thường khá nhanh, người bệnh không cần phải mài răng hay thực hiện các thủ thuật phức tạp.
Tuy nhiên, hàm giả tháo lắp thường có nhược điểm lớn đó là chỉ giúp bệnh nhân khôi phục khả năng ăn nhai khoảng 30 đến 40%. Quá trình vệ sinh thường tốn khá nhiều thời gian, công sức. Hơn nữa tuổi thọ của răng giả tháo lắp thường chỉ được vài năm là phải thay mới.
Xem thêm: Trồng răng giả cố định là thế nào? Các hình thức, ưu nhược điểm
Trồng răng bằng cầu răng sứ
Đây là phương pháp trồng răng hàm trên được khá nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, người bệnh sẽ phải mài đi 2 răng ở xung quanh răng hàm đã bị nhổ đi để làm cầu răng sứ nâng đỡ và tăng khả năng chịu lực khi ăn uống. Nó sẽ giúp khả năng ăn nhai được khôi phục từ 65 cho tới 75%. Thời gian thực hiện khoảng 2 đến 4 ngày và phù hợp điều kiện kinh tế nhiều bệnh nhân.
Tuy nhiên, phương pháp trồng răng giả cầu răng sứ cũng tồn tại một số nhược điểm như mất răng vẫn có thể khiến xương hàm tiêu giảm. Các răng ở kề cận sẽ bị suy yếu, khoảng 3-5 năm sẽ phải thay mới. Không ít trường hợp có thể gặp phải hiện tượng cấu trúc răng bị thay đổi.
Trồng răng hàm dưới bằng cấy ghép Implant
So với 2 phương pháp trên, cấy ghép implant được coi là phương pháp trồng răng hàm trong cùng tối ưu nhất. Nó có thể giúp điều trị mất răng ở nhiều vị trí khác nhau. Sau khi thực hiện xong, người bệnh sẽ có răng mới đầy đủ với thân răng và chân răng. Nó sẽ giúp tránh tình trạng xương hàm tiêu giảm, tăng cường khả năng chịu lực và ăn nhai ở răng. Tuổi thọ của răng sẽ từ 20 đến 50 năm tùy thuộc vào việc chăm sóc của từng người.
Khi trồng răng bằng cách cắm implant thời gian thực hiện thường khá dài khoảng 3 cho tới 6 tháng. Hơn nữa, chi phí cũng khá cao nên nhiều bệnh nhân phải suy nghĩ. Phương pháp này chỉ áp dụng đối với những bệnh nhân có sức khỏe tốt.
Giá trồng răng hàm phụ thuộc vào yếu tố nào?
Hiện nay, giá trồng răng hàm sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
- Phương pháp trồng răng: Mỗi phương pháp lại có cho mình mức giá khác nhau. Nếu chọn cách cắm implant thì giá sẽ cao nhất, giá rẻ nhất là lắp hàm giả tháo lắp, mỗi loại đều có cho mình ưu điểm và nhược điểm nhất định.
- Số lượng răng cần trồng: Mất 1 răng hay 2 răng hàm cũng ảnh hưởng tới giá tiền. Khi trồng số lượng càng nhiều thì mức giá lại càng cao.
- Tình trạng sức khỏe: Với trường hợp bệnh nhân mắc phải bệnh lý về hôi miệng, viêm nha chu, viêm nướu thì sẽ phải điều trị dứt điểm tình trạng này trước rồi mới trồng răng. Chi phí sẽ phải chi trả cho nhiều hạng mục điều trị khác nhau. Nếu người bệnh bị mất răng quá lâu sẽ phải cấy thép thêm xương hàm nhằm giúp trị implant có thêm độ bám.
Trên đây là một vài thông tin liên quan tới trồng răng hàm là gì, các phương pháp thực hiện chi tiết. Nếu bạn đang bị mất răng hàm hãy nghiên cứu thật chi tiết và nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được trồng răng kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Đừng bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!